Điểm qua những kiểu cửa xe ấn tượng từng xuất hiện trên những chiếc xe dùng hàng ngày

0
Bạn không cần một chiếc siêu xe để có một bộ cửa độc đáo. Nhưng để được xem như là siêu xe thì một chiếc xe phải có nhiều hơn là một cặp cửa đẹp. Khi một bộ khung gầm chắc chắn kết hợp với một động cơ mạnh mẽ và kiểu dáng bắt mắt, thì một bộ cửa tốt sẽ tăng thêm điểm nhấn cho một chiếc xe khủng – mang lại một yếu tố đáng kinh ngạc cần có.

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải bỏ ra hàng triệu đô la để có được một bộ cửa tuyệt vời cho những chuyến đi hàng ngày của mình, hay chỉ đơn giản là làm cho bạn phải thốt lên “wow” khi thấy nó. Dưới đây là một vài kiểu cửa nổi bật xuất hiện trên những mẫu xe “hợp túi tiền”.

Cửa cánh chim (Gullwing)


480633-1024x576.jpg

Ban đầu, cửa cánh chim là biểu tượng nổi tiếng xuất hiện trên Mercedes-Benz 300SL, nhưng một thời gian sau là DeLorean DMC 12 từ bộ phim Back to the Future. Trong suốt chiều dài lịch sử, đã có những chiếc xe tuyệt vời khác có bộ cửa gullwing, chẳng hạn như chiếc coupe tí hon của người Nhật Autozam AZ-1 hay chiếc xe thể thao nhỏ gọn Melkus RS1000. Còn trong những năm gần đây, Mercedes-Benz SLS AMG, Pagani Huayra và Tesla Model X là những chiếc xe mang bộ cửa gullwing nổi tiếng nhất.

Cửa cánh bướm


480635-1024x683.jpg

Bạn có biết rằng thiết kế cửa cánh bướm trên chiếc McLaren F1 được lấy cảm hứng từ Toyota Sera của Nhật Bản không? – Đó là những gì Gordon Murray, nhà thiết kế McLaren F1 đề cập. Và đây cũng là kiểu cửa tô điểm cho những chiếc xe thể thao và siêu xe khác như BMW i8, LaFerrari, McLaren 720S và Mercedes-AMG Project One.

Tuy nhiên, nhà sản xuất đến từ Đức đã chế tạo một chiếc xe phổ thông hiện đại với cặp cửa cánh bướm. Volkswagen XL1 là một chiếc xe hybrid diesel cắm điện 2 chỗ nhỏ gọn, được thiết kế và sản xuất với số lượng hạn chế để cực kỳ hiệu quả.

Cửa cắt kéo


480632-1024x768.jpg

Được biết đến nhiều nhất khi đi kèm với cái tên “cửa Lamborghini”, sau khi nổi tiếng với việc được sử dụng lặp đi lặp lại cho nhiều mẫu siêu Bò nước Ý. Rất ít xe chạy trên đường sử dụng cửa cắt kéo, và nếu có thì cũng gần như chỉ là siêu xe cao cấp. Tuy nhiên, vẫn có hai chiếc xe thương mại giá rẻ tồn tại với cửa cắt kéo. Renault Twizy là một, mặc dù cửa cắt kéo chỉ là một tùy chọn thêm. Nhưng Tata Pixel thì lại có bộ cửa cắt kéo tiêu chuẩn, trong số nhiều cải tiến khác của xe.

Nhà sản xuất Ấn Độ đã chế tạo Pixel cho tính di động của những con phố châu Âu. Pixel được trang bị động cơ turbo-diesel 3 xi-lanh 66 mã lực, tiết kiệm nhiên liệu được đánh giá ở mức 69 mpg. Nhưng điểm đặc biệt là nó có khả năng xoay 105 độ để giúp chủ xe có thể ra vào dễ dàng trong điều kiện đô thị đông đúc.

Cửa tán


480624-1024x756.jpg

Cửa tán gỗ là một thuật ngữ phổ rộng được áp dụng cho một loạt các loại cửa mà không có một cái tên cố định hoặc cách thức hoạt động. Cửa tán có thể được bản lề ở phía trước, phía sau hoặc hai bên và đã được sử dụng trên nhiều chiếc xe trong suốt những năm qua, chẳng hạn như Lamborghini Egoista. Nhưng trong khi nhiều cửa tán mở ra phía trên như máy bay chiến đấu, BMW Isetta có cửa tán với bản lề phía trước. Đây là kiểu cửa khá phổ biến trên các mẫu xe bong bóng khác trong thời kì đó, nhưng Isetta là chiếc xe nổi tiếng nhất và có sức ảnh hưởng nhất khi nó là chiếc xe cứu được tình hình kh1o khăn của BMW lúc bấy giờ.

Cửa “tự tử” (Suicide Door)


480622.jpg

Được gọi là biểu tượng của Rolls-Royce, cửa tự tử là những cánh cửa mở ra theo cách truyền thống nhưng có bản lề ở phía sau chứ không phải phía trước. Cách đặt tên xuất phát từ thực tế là nếu mở trong khi lái xe, cánh cửa sẽ bị gió thổi tung, khiến người lái có khả năng rơi tự do khỏi phương tiện và tử vong. Đây là lý do tại sao có lẽ các nhà sản xuất hiện đại không thích cách thiết kế này. Nhiều người đã sản xuất những chiếc xe có loại cửa tự tử, với một mẫu xe đáng chú ý đó là Mazda RX-8.

Tuy nhiên, mẫu xe gần đây nhất chính là BMW i3, chiếc xe điện thành phố nhỏ gọn được chế tạo với việc sử dụng rộng rãi các chi tiết bằng sợi carbon và vật liệu tái chế. Cửa sau ở cột B của i3 hoạt động một cách hiệu quả khi cho phép hành khách phía sau có thể tự leo lên và xuống mà không cần tài xế phải gập ghế và mở cửa.

Cửa trượt


480626-1024x689.jpg

Cửa trượt thường được sử dụng cho xe tải nhỏ và xe buýt mini, giúp hành khách dễ dàng bước vào xe và giảm nguy cơ va vào những chiếc xe khác trong bãi đậu xe. Nhưng các biến thể của loại cửa trượt đã được sử dụng ở trong hoàn cảnh khác, trong đó thú vị nhất là chiếc xe thể thao BMW Z1 năm 1990. Z1 đã sử dụng những cánh cửa được trượt thẳng xuống bệ cửa và dường như biến mất hoàn toàn. Nó được cho là tính năng đáng nhớ nhất của Z1, và đây có thể là một trong những kiểu cửa tuyệt vời nhất trong danh sách này.

Theo Carbuzz

VNB
Author: VNB

Bài trướcNissan thay đổi nhà phân phối tại Việt Nam vào năm 2019
Bài tiếp theoJaguar XF 2019 có giá từ 50.000 USD, bổ sung cấu hình 300 Sport