Hoa Kỳ có gần 50 thương hiệu sản xuất ô tô đã ra đời kể từ khi phát minh ra ô tô. Vương quốc Anh đã từng có tổng cộng chỉ khoảng 60 nhà sản xuất ô tô, Ý cũng chỉ có tổng cộng 12 thương hiệu xe hơi đến và đi, Đức có khoảng 20 thương hiệu và Pháp có khoảng 26 hãng xe ô tô. Những con số trên cho thấy khó khăn như thế nào để xây dựng và sau đó duy trì một thương hiệu ô tô theo thời gian, nhưng những câu chuyện về những cái tên quen thuộc trước đây như Pontiac, DeLorean, Saab hoặc MG đều có những sóng gió cũng như các thời khắc khó khăn để có thể tồn tại.
Một số thương hiệu đã có một thời gian khó khăn hơn những thương hiệu khác để duy trì được mức doanh số bán hàng hoặc tìm cách tăng trưởng, nhưng nhiều thương hiệu ô tô có bề dày lịch sử lâu đời lại chỉ cần đến một mẫu xe duy nhất để có thể thoát khỏi cảnh lụi tàn, thậm chí là còn lớn mạnh hơn nhiều lần so với trước kia.
1. Bentley Continental GT
Bentley là một thương hiệu xe hơi có lịch sử lâu đời cùng nhiều giai đoạn thăng trầm đầy phức tạp. Cho đến cuối những năm 1990, thương hiệu đã gặp phải rất nhiều vấn đề liên quan đến sự tách biệt với Rolls-Royce, điều này cho thấy Bentley được định hình là một thương hiệu kém hơn. Vào thời điểm Volkswagen mua Bentley vào năm 1998, thương hiệu Bentley đang ở trong tình thế éo le. Ở thời điểm bấy giờ, nhà máy Crewe có khoảng 1.500 công nhân và số liệu sản xuất và bán hàng mỗi năm là khoảng 1.000 chiếc.
Volkswagen đã đầu tư 2 tỷ Đô để hồi sinh Bentley, đồng thời ra mắt dòng xe Continental GT 2003 với trang bị tăng áp kép 6.0 lít W12. Đây là chiếc Bentley đầu tiên được chế tạo bằng kỹ thuật sản xuất hàng loạt, nhưng chất lượng thủ công ấn tượng vẫn không hề mất đi. Khách hàng trên khắp thế giới có nhu cầu đối với mẫu xe này quá cao khiến mức sản lượng 9.500 xe mỗi năm của nhà máy Crewe không thể đáp ứng đủ những mong muốn của khách hàng.
2. Volvo XC90
Mẫu SUV cỡ lớn XC90 đã hai lần cứu thương hiệu Volvo. Lần đầu tiên XC90 làm được điều này là khi hãng xe thuộc quyền sở hữu của Ford vào năm 2002. Tập đoàn ô tô của Volvo chỉ sản xuất sedan và xe wagon trong danh sách của mình, và Tập đoàn Volvo quyết định tập trung vào các loại xe thương mại của mình. Các dòng xe sedan và wagon không còn được ưa chuộng, chính vì thế mà Ford biết Volvo cần phải tăng hạng và sản xuất xe SUV. Ngay sau khi ra mắt, XC90 đã giành được giải thưởng Xe của năm ở Bắc Mỹ cùng các giải thưởng từ tạp chí Motor Trend và Jeremy Clarkson của Top Gear nổi tiếng.
Volvo đã không còn quyền sở hữu của Ford vào năm 2010 và được Geely mua lại. Thương hiệu này đã điều hành để Volvo chế tạo hệ thống truyền động Drive-E mới (bao gồm hybrid), khoang nội thất cao cấp và mới mẻ cùng hệ thống thông tin giải trí mới. Mẫu XC90 đã tiếp tục được bán chạy ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, mang lại lợi nhuận và củng cố Volvo như một thương hiệu cao cấp bên cạnh các đối thủ mạnh đến từ Đức.
3. Ford Taurus
Ngay cả những người khổng lồ như Ford cũng có thời điểm gặp phải những khó khăn. Khoảng thời gian nặng nề nhất đối với Ford là vào cuối những năm 1970 khi hãng phải đối mặt với thảm họa tài chính. Ford đã không thay đổi nhiều để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, kiểu dáng đã lỗi thời và độ tin cậy của xe. Để thoát khỏi tình trạng này, Ford đã rót khoảng 3 tỷ Đô vào năm 1980 trong một dự án chế tạo một chiếc xe kết hợp phương pháp tiếp cận mới giữa các bộ phận để nâng cấp công nghệ sản xuất của mình. Thương hiệu đã ra mắt Taurus bằng cách mời các nhà thiết kế và kỹ sư làm việc cùng nhau, sau đó hợp tác với dây chuyền sản xuất để đảm bảo rằng đây là chiếc xe tốt nhất mà họ có thể bán ra ở thời điểm bấy giờ. Mẫu xe là một sự đổi mới hoàn toàn từ thiết kế nội thất đến thiết kế mang tính khí động học và trở thành một chiếc xe đắt khách khi được đưa đến các showroom vào năm 1986.
4. Porsche Boxster
Cayenne thường được cho là “vị cứu tinh” đã đưa Porsche lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên, Porsche đã không thể tồn tại đến thời điểm đó và có đủ kinh phí để tạo ra một chiếc SUV mà không có Boxster. Vào đầu những năm 1990, hãng sản xuất xe thể thao của Đức thời bấy giờ đứng trước bờ vực phá sản. Năm 1993, Porsche chỉ bán được 14.000 xe và chỉ 3.000 xe trong số đó cho thị trường Mỹ. Một trong những vấn đề lớn nhất mà Porsche gặp phải là quy trình sản xuất cồng kềnh dẫn đến giá bán của xe trở nên cao hơn. Porsche sau đó đã xem xét mẫu Mazda MX-5 và có ý tưởng giới thiệu một mẫu xe nhập khẩu ít tốn kém hơn cùng với 911, đồng thời đưa các cựu kỹ sư của Toyota vào để giúp thực hiện quy trình sản xuất theo phong cách Nhật Bản.
Porsche đã tạo cho chiếc xe mui trần mới của mình với một bước ngoặt hoàn hảo và trang bị cho xe khối động cơ đặt giữa. Đồng thời, các quy trình sản xuất mới đã nhanh chóng giảm thời gian chế tạo mỗi chiếc từ 120 giờ xuống còn 72 giờ và giảm 50% số lỗi sản xuất trên mỗi chiếc xe. Boxster đã đem lại thành công vang dội cho Porsche cũng như đem về nhiều lợi nhuận, từ đây giúp hãng xe có nguồn vốn dồi dào để phát triển nhiều mẫu xe hơn về sau này.
5. Aston Martin DB7
Vào những năm 90, Aston Martin đã biến mất và không được xác định như một thương hiệu. Hãng xe hơi Anh Quốc từng có một lịch sử về thiết kế tuyệt đẹp và một danh sách dài các mẫu xe mang tính biểu tượng nhưng cần một cái mới để có thể trở nên hấp dẫn. Hai yếu tố đã cứu Aston Martin khỏi việc rơi vào dĩ vãng chính là Ford Motor Company và sự hợp tác thiết kế của Ian Callum và Keith Helfet. DB7 ban đầu được cho là người kế nhiệm mẫu XJS của Jaguar nhưng Ford không muốn chi phí phát triển cao và Walter Hayes, Giám đốc điều hành của Aston, đã xem thiết kế và tiếp cận dựa trên xe Jaguar.
Dựa trên nền tảng Jaguar XJS sử dụng động cơ sáu xi-lanh siêu nạp của Jaguar, Callum đã thiết kế lại chiếc xe để có diện mạo mang đậm phong cách Aston Martin và dự định trở thành mẫu xe mới dưới động cơ V8 Virage. Đây cũng là một tác phẩm thiên tài của Callum và nổi bật hơn hẳn. DB7 đã ngay lập tức đón nhận những thành công vang dội và khẳng định lại Aston Martin như một thương hiệu có phong cách riêng với dáng vẻ lịch thiệp.
6. Volkswagen Golf
Volkswagen đã từng trở nên phổ biến trong quá khứ, thậm chí phát triển rất mạnh mẽ vào những năm 1970 nhờ sự thành công của Beetle trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, mẫu xe này đã sớm trở nên lỗi thời và việc phá sản là một mối đe dọa hiện hữu, vì vậy Volkswagen đã đầu tư cùng với Audi và cho ra mắt Passat. Điều đó có thể đủ để duy trì sự nổi trong một thời gian, nhưng nền tảng dẫn động cầu trước mới được trang bị trên Golf MKI đã đem đến thành công cho thương hiệu xe hơi Đức.
7. Nissan Rogue Sport
Nissan đã từng bước vào giai đoạn khó khăn vào khoảng cuối năm 2000. Các nhà máy sản xuất chỉ được yêu cầu cắt giảm một nửa sản lượng. Thương hiệu xe hơi Nhật Bản cần phải tạo ra một chiếc xe mà mọi người mong muốn và cắt giảm chi phí sản xuất. Ông chủ mới của Nissan lúc bấy giờ, Carlos Ghosn đã đóng cửa 5 nhà máy và bán đấu giá các tài sản được đánh giá cao và sau đó tung Nissan Qashqai ra thị trường. Được biết đến với cái tên Rogue Sport ở Mỹ, mẫu xe đã đối đầu với Honda CR-V và Toyota RAV4 với thành công đặc biệt ở châu Âu. Đây chính là một thành công lớn và đưa Nissan trở lại thời hoàng kim và đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển của những mẫu SUV trong tương lai.
Tham khảo: Carbuzz