5 dấu hiệu cho biết hệ thống phanh gặp vấn đề

0
Phanh là một trong những bộ phận quan trọng và cần thiết nhất trên xe. Chúng không chỉ giúp xe giảm tốc độ mà còn giúp chiếc xe trở nên an toàn hơn. Chính vì thế, hệ thống phanh cần được bảo dưỡng một cách thường xuyên để đảm bảo luôn hoạt động ở hiệu suất tối ưu.

Dĩ nhiên, sau một thời gian sử dụng thì một số các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc cần thay thế, sử chữa hệ thống này và bạn dễ dàng có thể nhận thấy thông qua đèn báo hoặc tự mình cảm nhận. Sau đây, hãy cùng xem qua năm dấu hiệu để có thể nhận biết dễ dàng việc phanh đã gặp hoặc chuẩn bị gắp các sự cố nhằm có hướng giải quyết tối ưu và nhanh nhất, tránh các trường hợp xấu xảy ra.

5. Má phanh mòn


5-dau-hieu-bat-thuong-cua-he-thong-phanh-3.jpg

Sau một thời gian sử dụng, má phanh và đĩa phanh hiển nhiên sẽ bị mòn và sẽ khiến việc dừng chiếc xe diễn ra lâu và khó khăn hơn trước. Đĩa phanh là một trong những bộ phận bền nhất trên xe trong khi má phanh lại mòn nhanh hơn rất nhiều. Việc kiểm tra bộ phận này cũng khá dễ dàng khi chỉ cần đánh lái và nhìn vào phía trong, giữa cùm phanh và đĩa phanh, nơi má phanh được đặt. Thông thường, má phanh đạt chuẩn sẽ dày khoảng một phần tư inch và nếu mỏng hơn, chúng nên được thay thế.

Nếu bánh xe của bạn không cho phép nhìn thấy hệ thống phanh, tốt hơn nên tháo chúng ra để kiểm tra. Bằng cách này, bạn không chỉ kiểm tra được má phanh mà còn kiểm tra thêm được bề mặt của đĩa phanh.

4. Âm thanh khác lạ


5-dau-hieu-bat-thuong-cua-he-thong-phanh-2.jpg

Ở má phanh, các nhà sản xuất đã thiết kế chúng với một độ dày có thể sử dụng nhất định. Sau khi dùng hết phần này, má phanh sẽ đi vào phần kim loại khác tạo ra âm thanh khác thường mỗi khi phanh xe. Đây được các hãng gọi là âm thanh cảnh báo hết má phanh để giúp người lái biết và thay thế chúng.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến những âm thanh “nghiến” khác thường. Đó có thể là do khi má phanh đã hết, phần cùm phanh kim loại sẽ bị tiếp xúc trực tiếp lên trên đĩa phanh, tạo nên thứ âm thanh này. Khi nghe thấy âm thanh này, tốt nhất nên dừng xe và gọi cứu hộ vì nếu sử dụng thêm, đĩa phanh và cả cùm phanh sẽ hư.

3. Xỉa lái

Xỉa lái thường là do hệ thống lái không cân bằng gây nên nhưng ở một số trường hợp, hệ thống phanh cũng góp phần không nhỏ tạo nên hiện tượng này. Đó có thể là do má phanh bị kẹt, má phanh không đều hoặc lực phanh được phân bổ không đều đến các bánh xe. Khi đó, vô-lăng sẽ bị kéo về phía bên bị kẹt khi bạn đạp phanh, gây nên hiện tượng xỉa lái.


5-dau-hieu-bat-thuong-cua-he-thong-phanh-1.jpeg

Khi gặp trường hợp này, bạn tốt nhất nên ghé vào một gara gần nhất để cân chỉnh lại hệ thống lái, bánh xe cũng như kiểm tra và làm sạch hệ thống phanh.

2. Rung

Thông thường, khi điều khiển xe có hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và phanh gấp, bạn sẽ cảm nhận được độ rung ở chân phanh. Đó là do hệ thống ABS hoạt động với việc bơm, giữ và hồi dầu phanh một cách liên tục để chống tình trạng đĩa phanh bị bó cứng. Tuy nhiên, nếu phanh không quá gấp nhưng điều này xảy ra, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh trên xe bạn đã gặp trục trặc.

Thông thường, điều này xảy ra do đĩa phanh cong, vênh. Bề mặt không bằng phẳng của đĩa phanh tạo ra sự va đạp với má phanh và từ đó bạn có thể cảm nhận chúng qua chân phanh. Vấn đề này được sinh ra do phanh phải hoạt động ở môi trường khắc nghiệt, liên tục, gây biến dạng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng phanh quá nhiều nhưng vẫn gặp hiện tượng này, có thể lí do sẽ đến từ bánh xe và hệ thống treo.

1. Chân phanh hoạt động bất thường


5-dau-hieu-bat-thuong-cua-he-thong-phanh-6-1024x576.jpeg

Bên cạnh những rung động, chân phanh còn có thể cho bạn biết được một số các vấn đề khác của hệ thống phanh. Đầu tiên là chân phanh quá nhẹ, chỉ cần đạp nhẹ là nó đã đi hết hành trình nhưng lực phanh lại không đạt được tối ưu. Điều này có thể được gây ra do đĩa phanh mòn hoặc một số các vấn đề ở hệ thống thủy lực như ống dẫn khí nén hoặc dầu phanh bị rò rỉ. Để kiểm tra, bạn chỉ cần một chiếc khăn trắng và đặt chúng dưới gầm xe, qua đêm. Đến sáng, bạn chỉ cần lấy khăn ra và kiểm tra lượng dầu trên đó.

Trái ngược, đôi lúc hệ thống phanh sẽ cực kì nhạy, chỉ cần chạm nhẹ là xe dừng hoặc giảm tốc độ đột ngột. Điều này có thể được lý giải được nhờ vào các vấn đề như đĩa phanh mòn, dầu phanh đóng cặn, dầu phanh bẩn,… Xử lý vấn đề này cũng không khó, chỉ cần thay dầu phanh hoặc đĩa phanh mới hoặc cân chỉnh lại độ bó của má phanh. Khuyến cáo, bạn nên mang xe đến gara để làm vì đây là một hệ thống quan trọng trên xe.

Cuối cùng, nếu chân phanh quá cứng và cực kỳ khó để vận hành, có lẽ đường ống dầu đã bị nghẽn hoặc do buồng chân không của trợ lực bị hư. Kiểu hư hỏng này cần được chuẩn đoán và thay thế ở các gara vì chúng đều là những như tiết nằm sau phía trong xe.

Nguồn tổng hợp

VNB
Author: VNB

Bài trướcVô-lăng khi phanh bị rung lắc là do đâu và chúng có nguy hiểm?
Bài tiếp theoMercedes-Maybach S-Class thế hệ mới chính thức ra mắt