NguyenNam
Đam Mê Xe
- Bài viết
- 4,245
- Loại bài
- Tư vấn
- Views
- 3335
Kính lái xe hơi rất hay bị mờ khi chạy xe lúc trời mưa gây hạn chế tầm nhìn, làm tăng nguy cơ tai nạn.
Theo các chuyên gia, khi đi xe trời mưa, sự mất cân bằng về nhiệt độ giữa trong và ngoài xe sẽ gây hiện tượng mờ dần toàn bộ kính. Cụ thể, khi trời mưa thì nhiệt độ không khí bên ngoài hạ thấp, nước mưa và gió làm kính xe bị lạnh. Trong cabin đồng thời bị nóng và ẩm: hơi nóng tỏa ra từ người ngồi trong xe và các thiết bị điện tử khiến nhiệt độ trong cabin cao hơn bên ngoài; đồng thời khi ngồi trong xe một thời gian, hơi nước từ trong xe, từ hơi thở của người khiến khoang lái có độ ẩm rất cao.
Chính vì lẽ đó, hơi nước trong cabin cao gặp lạnh ở kính xe gây ra hiện tượng ngưng tụ nước, xuất hiện các hạt nước rất nhỏ bám lên kính phía trong xe làm kính bị mờ.
Cách xử lý như sau:
Hạ kính: Một số lái xe có kinh nghiệm cho biết trong trường hợp điều hòa hỏng hoặc có vè chắn mưa và trời mưa không lớn, lái xe có thể hạ kính mỗi bên khoảng 5-10 cm, đồng thời bật quạt gió để lưu thông khí trong và ngoài xe. Tuy nhiên cách này sẽ không áp dụng được diện rộng do nước bên ngoài có thể gây bắn bẩn trong xe, hiện tượng không được giải quyết triệt để.
Bật quạt gió và lấy gió ngoài: Khi đó cần để luồng gió này tập trung thổi vào kính lái. Cách này cũng không hiệu quả cao nếu trong xe chở nhiều người.
Bật sấy kính: Đây là cách làm hiệu quả nhưng không triệt để. Việc sấy kính sẽ khiến kính hết mờ ngay nhưng thực tế các lái xe thường chỉ bật trong khoảng vài phút khi kính hết mờ, và kết hợp cách thứ 4 là bật điều hòa lạnh
Bật điều hòa lạnh: Một số người có suy nghĩ sai lầm là bật điều hòa nóng thì hơi nước sẽ hết nhưng thực tế thao tác đó sẽ khiến kính bị mờ thêm. Giải pháp chính xác là bật điều hòa lạnh để hút hơi ẩm, từ đó kính sẽ hết mờ trong vài phút. Có thể để nhiệt độ ở mức phù hợp với người ngồi trong xe nhưng nhất thiết phải là chiều lạnh.
Một hiện tượng không hiếm gặp là kính vẫn bị mờ khi bật điều hòa lạnh, tuy nhiên đây là hiện tượng kính mờ bên ngoài do bên trong kính lạnh mà thủ phạm chính là gió lạnh từ các cửa hướng gió điều hòa. Giải pháp đơn giản là không để các hướng gió lạnh hướng vào kính lái và kính hai bên.
Nguồn tổng hợp
Theo các chuyên gia, khi đi xe trời mưa, sự mất cân bằng về nhiệt độ giữa trong và ngoài xe sẽ gây hiện tượng mờ dần toàn bộ kính. Cụ thể, khi trời mưa thì nhiệt độ không khí bên ngoài hạ thấp, nước mưa và gió làm kính xe bị lạnh. Trong cabin đồng thời bị nóng và ẩm: hơi nóng tỏa ra từ người ngồi trong xe và các thiết bị điện tử khiến nhiệt độ trong cabin cao hơn bên ngoài; đồng thời khi ngồi trong xe một thời gian, hơi nước từ trong xe, từ hơi thở của người khiến khoang lái có độ ẩm rất cao.
Chính vì lẽ đó, hơi nước trong cabin cao gặp lạnh ở kính xe gây ra hiện tượng ngưng tụ nước, xuất hiện các hạt nước rất nhỏ bám lên kính phía trong xe làm kính bị mờ.
Cách xử lý như sau:
Hạ kính: Một số lái xe có kinh nghiệm cho biết trong trường hợp điều hòa hỏng hoặc có vè chắn mưa và trời mưa không lớn, lái xe có thể hạ kính mỗi bên khoảng 5-10 cm, đồng thời bật quạt gió để lưu thông khí trong và ngoài xe. Tuy nhiên cách này sẽ không áp dụng được diện rộng do nước bên ngoài có thể gây bắn bẩn trong xe, hiện tượng không được giải quyết triệt để.
Bật quạt gió và lấy gió ngoài: Khi đó cần để luồng gió này tập trung thổi vào kính lái. Cách này cũng không hiệu quả cao nếu trong xe chở nhiều người.
Bật sấy kính: Đây là cách làm hiệu quả nhưng không triệt để. Việc sấy kính sẽ khiến kính hết mờ ngay nhưng thực tế các lái xe thường chỉ bật trong khoảng vài phút khi kính hết mờ, và kết hợp cách thứ 4 là bật điều hòa lạnh
Bật điều hòa lạnh: Một số người có suy nghĩ sai lầm là bật điều hòa nóng thì hơi nước sẽ hết nhưng thực tế thao tác đó sẽ khiến kính bị mờ thêm. Giải pháp chính xác là bật điều hòa lạnh để hút hơi ẩm, từ đó kính sẽ hết mờ trong vài phút. Có thể để nhiệt độ ở mức phù hợp với người ngồi trong xe nhưng nhất thiết phải là chiều lạnh.
Một hiện tượng không hiếm gặp là kính vẫn bị mờ khi bật điều hòa lạnh, tuy nhiên đây là hiện tượng kính mờ bên ngoài do bên trong kính lạnh mà thủ phạm chính là gió lạnh từ các cửa hướng gió điều hòa. Giải pháp đơn giản là không để các hướng gió lạnh hướng vào kính lái và kính hai bên.
Nguồn tổng hợp