Châu Âu áp dụng mức thuế lên tới 38% đối với xe điện Trung Quốc, Tesla được đối xử đặc biệt

Le Hai

Phụ Xế
Bài viết
498
MG4-Leadimage.jpg


Phần lớn các hãng xe điện Trung Quốc khi đến châu Âu sẽ phải đối mặt với mức thuế bổ sung lên tới 38,1% so với mức 10% hiện có bắt đầu từ tháng 7/2024, tuy nhiên một số hãng xe lại được ưu ái áp dụng “mức thuế được tính riêng” như BYD và đặc biệt là Tesla.

Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố, xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu sẽ phải đối mặt với mức thuế cao tới 38,1% bắt đầu từ tháng 7/2024. Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng xe đều bị áp thuế ở mức cao nhất mà một số chỉ phải chịu mức thuế tương đối “nhẹ nhàng” hơn là 17%. Những mức thuế mới này đều được cộng thêm vào mức 10% cũ vốn đã được áp dụng cho toàn bộ các loại xe điện nhập khẩu vào thị trường châu Âu.

Thông báo chính thức của EC khá bất ngờ vì mâu thuẫn với một báo cáo trước đó từng hé lộ rằng mức đề xuất tăng thuế chỉ dừng lại ở tối đa 25%, khiến các hãng xe Trung Quốc trở tay không kịp. Các nhà phân tích cũng đã từng đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về mức tăng thuế, trong đó lạc quan nhất chỉ là 10% để khi cộng với mức cũ sẽ ra tổng 20%.

SAIC, chủ sở hữu của MG, phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất khi phải chịu mức thuế bổ sung tối đa 38,1%. Xe Geely phải đối mặt với mức thuế bổ sung 20% nhỏ hơn nhiều, còn BYD có vẻ như được ưu đãi khi chỉ phải chịu mức thuế bổ sung 17,4%. Đợt này EC cũng không đưa ra mức thuế suất dành cho Tesla mà chỉ nói rằng hãng xe có trụ sở tại Mỹ này “có thể nhận được mức thuế được tính riêng ở một thời điểm khác”.

Đối với những hãng xe không bị EC điều tra thì sẽ đều được áp chung mức thuế bổ sung là 21%. Tuy nhiên họ có quyền gửi thông tin về hoạt động của mình tới EC để nhận được cơ hội thương thảo mức thuế bổ sung thấp hơn nữa. Một số chuyên gia cho rằng SAIC đã từ chối hợp tác với cuộc điều tra của EC liên quan đến vấn đề các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nhận được bao nhiêu hỗ trợ tài chính từ chính phủ, nên bị áp mức thuế bổ sung 38,1% cao nhất.

BYD-Seal.jpg


Chính sách thuế quan mới sẽ chính thức được áp dụng kể từ ngày 4 tháng 7 năm 2024, đánh dấu sự kết thúc trong quá trình điều tra của EC vốn đã diễn ra từ cuối năm 2023. Hiện chưa rõ các biện pháp mới ảnh hưởng như thế nào đến các thương hiệu như Dacia, có gốc gác phương Tây nhưng lại sản xuất xe điện ở Trung Quốc và xuất khẩu sang châu Âu.

Các mức thuế mà EU đang áp dụng sẽ không nhất thiết khiến giá bán lẻ xe điện của Trung Quốc tăng lên tương ứng. Các hãng xe gần như chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để giảm bớt gánh nặng tài chính và một số chuyên gia dự đoán rằng mức thuế sẽ phải lên tới 50% mới có tác động, vì tỷ suất lợi nhuận của các thương hiệu xe Trung Quốc rất cao.

Mặc dù các thương hiệu phương Tây lo ngại về mối đe dọa từ việc ô tô Trung Quốc giá cao đến châu Âu , nhiều người không ủng hộ việc EU áp dụng thuế vì họ lo ngại Trung Quốc sẽ đáp trả tương tự, làm tổn hại đến doanh số xuất khẩu của họ. Trung Quốc trước đó cho biết họ sẽ chuẩn bị áp dụng mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu có động cơ lớn.

Tin tức về chính sách thuế quan mới của châu Âu xuất hiện chỉ vài tuần sau khi Mỹ công bố mức thuế thậm chí còn khắc nghiệt hơn đối với ô tô Trung Quốc cập cảng nước này. Chính quyền Biden đã tăng gấp 4 lần mức thuế đối với xe điện để lên tới ngưỡng 100%, đồng thời công bố các mức thuế mới đối với pin xe điện và nhiều mặt hàng khác không liên quan đến xe ô tô.

Tham khảo Ủy ban châu Âu
 

Thành viên trực tuyến

No members online now.

Tin trong nước

Công Ty Cổ Phần Car Passion

460/6/11 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM,
Điện thoại: 083-8039939
Email: contact@carpassion.vn

Giấy phép MXH số 256/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 17/06/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Phương Thảo

Kết nối với chúng tôi

Top