Phát triển xe điện gắn với việc loại bỏ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nhưng có chắc rằng cứ sử dụng xe điện là môi trường sẽ sạch hơn? Sau đây là câu trả lời.
Có phải hễ năng lượng điện tức là năng lượng sạch?
Năng lượng điện được coi là một loại năng lượng sạch chỉ khi cả quá trình sản xuất và sử dụng đều không hoặc chí ít là ít gây hại tới môi trường.
Để sản xuất điện, con người có: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, điện mặt trời, điện gió… Nếu như khâu sản xuất điện gây hại tới môi trường (ô nhiễm không khí, nguồn nước, làm thủy điện không bất chấp tác động môi trường, chất thải nguyên liệu làm điện v.v.) thì dù sử dụng điện hiệu quả mấy cũng vẫn không phải "sạch".
Nhiệt điện không phải là năng lượng sạch
Có phải cứ gắn mác xe điện thì là "xanh"?
Hiện tại có 3 loại xe điện trên thị trường:
Non Plug-in Hybrid Electric Vehicles (Non PHEV)
Plug-in Hybrid Electric Vehicles (PHEV)
Electric Vehicles (EV).
Đối với Non PHEV thì đây có lẽ là một dòng xe "không xanh". Trên dòng xe này vẫn xuất hiện động cơ đốt trong để vận hành và phát điện cho động cơ điện. Tức là, đốt nhiên liệu để tạo ra điện, trực tiếp phát thải CO2 và gây hại tới môi trường. Ví dụ: Toyota Prius.
Mẫu xe điện Vinfast VF e34 có khả năng vận hành hoàn toàn bằng điện mà không cần tới động cơ đốt trong, là thuộc nhóm EV. Như vậy, có thể kết luận rằng mẫu xe này "xanh".
Sử dụng nhiều xe điện có làm môi trường sạch hơn?
Đối với một chiếc xe điện, bộ phận đáng lưu tâm nhất chính là pin, bởi trong pin chứa nhiều chất hóa học độc hại, cần phải được xử lý cẩn thận. Xe điện phổ biến hơn thì pin cũng sẽ được sử dụng và loại bỏ nhiều hơn – đó là tất yếu.
Với thành phần hơn 90% có thể tái sử dụng, thu gom và tái sử dụng, pin là phương án tối ưu nhất, giúp không chỉ giảm khai thác tài nguyên mà còn hạn chế rác thải.
Như vậy, sử dụng xe điện có làm sạch môi trường hay không còn phụ thuộc vào cách nó kết thúc vòng đời thế nào!