Minh Huy
Đam Mê Xe
- Bài viết
- 3,121
- Loại bài
- Bài dịch
Vào lần đầu đua trong màu áo của đội đua Scuderia, tay đua Nigel Mansell đã giành chiến thắng tại Grand Prix Brazil năm 1989. Một yếu tố đem lại chiến thắng vẻ vang này chính là những trang bị kỹ thuật sáng tạo trên chiếc Ferrari 640 của anh. Chiếc xe đua này đã và vẫn sẽ là một trong những chiếc xe đua thanh lịch nhất từng được sản xuất. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, chiếc xe này là chiếc xe đua đầu tiên có một trong những cải tiến tuyệt vời chính là hộp số bán tự động.
Việc trang bị hộp số với các lẫy chuyển số ngay sau vô lăng giúp người lái có thể tập trung vào việc cầm lái xe mà không cần thao tác nhiều như hộp số ly hợp thông thường hay được sử dụng trên những chiếc xe đua thời bấy giờ. Tuy nhiên, chiếc xe đua Ferrari 640 được báo cáo là thiếu tiếng kêu và thiết bị điện tử truyền tải của xe vẫn chưa thực sự đáng tin cậy do mới vừa được phát minh. Hệ thống này tiếp tục gặp trục trặc trong quá trình luyện tập và vòng loại, thậm chí tay đua Mansell còn nói đùa với phi công của British Airways rằng có thể anh sẽ phải “về nhà sớm” vì bị loại, tuy nhiên điều này đã không xảy ra khi anh đã đem về vinh quang cho đội đua Scuderia.
Không lâu sau, những hãng xe đua khác đã áp dụng một hệ thống bán tự động tương tự. Nhưng Ferrari đã đi trước nhiều hơn những gì mà hầu hết các thương hiệu khác phát triển. Công lao của Mauro Forghieri rất vĩ đại. Ông chính là người đã được Enzo Ferrari giao phó quản lý bộ phận kỹ thuật của Scuderia vào năm 1963 khi ông mới chỉ 26 tuổi. Forghieri đã sớm nhận thấy rằng hộp số bán tự động có thể là một cách để giải quyết vấn đề và đã lắp một nguyên mẫu hộp số bán tự động cho chiếc Ferrari 312 T với bộ lẫy trên vô lăng để kích hoạt chuyển số.
Ông Gilles Villeneuve sau đó đã tiến hành thử nghiệm chiếc xe này tại đường thử Fiorano của Ferrari và ông đã hoàn thành 100 vòng chạy thử mà không gặp bất cứ khó khăn gì. Tuy nhiên chỉ có một vấn đề là là ông Gilles không thích hộp số này. Gilles từng nói rằng cần số bằng thép sẽ luôn đáng tin cậy hơn thiết bị điện tử và dự án tạm thời bị gác lại vì ngài Enzo Ferrari luôn chấp nhận các yêu cầu từ ông Gilles.
Tuy vây, chính sự chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu turbo bắt đầu vào năm 1989 đã khơi mào lại dự án. Giám đốc kỹ thuật mới của Ferrari, John Barnard đã thuyết phục ban lãnh đạo thành lập một trung tâm kỹ thuật ở Anh. Hộp số bán tự động là một phần quan trọng trong suy nghĩ của ông. Điều này có thể lý giải bởi động cơ hút khí tự nhiên sẽ cần phải hoạt động trong dải công suất hẹp hơn động cơ tăng áp, đòi hỏi phải sang số nhiều hơn, chính vì thế mà hộp số bán tự động sẽ là một trang bị rất cần thiết và có tính ứng dụng cao.
Barnard và nhóm của ông ở thời điểm bấy giờ cũng tìm cách tối ưu hóa thế hệ khung gầm tiếp theo nhằm mục đích mang lại hiệu quả khí động học cao hơn và kiểu dáng đẹp hơn. Khi hệ thống này đã được chứng minh thành công vào cuối năm 1987, họ đã quyết định sẽ sử dụng toàn bộ hệ thống truyền dẫn mới. Hai nguyên mẫu được chế tạo bằng cách sử dụng chiếc xe 639 của năm 1988 nhưng chưa bao giờ được sử dụng để tham gia đua, thúc đẩy một phiên bản được làm lại nhanh chóng của F1-87.
Barnard vẫn kiên trì và phải giữ vững lập trường của mình, đặc biệt trong những tháng sau khi Enzo Ferrari qua đời vào tháng 8 năm 1988. Sau sự kiện này, ban lãnh đạo mới dần tiếp quản và phụ trách chỉ đạo kỹ thuật của đội. Một trong những yếu tố còn tồn tại cuối cùng của hộp số là do pin có kích thước nhỏ hơn và đối tác của Ferrari là Magneti Marelli đã có thể khắc phục được vấn đề này.
Không lâu sau, Ferrari đã lần đầu tiên chuyển đổi thành công công nghệ này sang một chiếc xe thương mại và mẫu xe này chính là mẫu xe F355 F1 ra mắt vào năm 1997. Mẫu xe này chính là biểu tượng nổi bật nhất về sự đổi mới trong môn đua xe và quá trình đưa những công nghệ từ lĩnh vực đua xe vào việc sản xuất những mẫu xe thương mại.
Tham khảo: Ferrari