Kỷ niệm 30 năm dòng xe mui trần bốn chỗ Mercedes-Benz W 124 Cabriolet

0

Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-4.jpg

Tháng 9 năm 1991, bảy năm sau khi Mercedes-Benz ra mắt dòng xe W 124 bốn cửa, hãng xe Đức đã giới thiệu đến thế giới dòng sản phẩm W 124 Cabriolet, một chiếc xe tinh thế, sang trọng và đầy cuốn hút ở phân khúc xe mui trần tầm trung vào thời điểm đó. Đến nay, mẫu xe này đã bước sang tuổi thứ 30.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-5.jpg

Mercedes-Benz W 124 Cabriolet là mẫu xe mui trần đầu tiên của Mercedes-Benz sau hơn 20 năm kể từ lần cuối là vào năm 1971 với dòng xe mui trần thuộc đời W 111 và W 112. Hai năm sau khi ra mắt, năm 1993, thương hiệu xe hơi nổi tiếng đến từ Đức đã đổi tên W 124 Cabriolet thành một cái tên dễ nhớ và phù hợp hơn với cách đặt tên của hãng – E-Class Cabriolet. Từ đó đến nay, nhiều mẫu xe mui trần với bốn chỗ ngồi rộng rãi đã được ra mắt, bao gồm CLK Cabriolet (A 208/A 209) ra mắt 1998, E-Class Cabriolet (A 207/A 238) ra mắt 2003 hay mới hơn là S-Class Cabriolet (A 217) ra mắt năm 2015 và C-Class Cabriolet (A 205) ra mắt một năm sau đó.

Một dự án "tầm cỡ" cho một mẫu xe tầm trung


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-2-2.jpg

E-Class Cabriolet đời này được phát triển dựa trên nền tảng của mẫu xe W 124 Coupe. Sau mẫu sedan E 500 hiệu năng cao ra mắt vào năm 1991, mẫu xe mui xếp bốn chỗ này tiếp tục cho thấy được sự chuyên tâm mà Mercedes-Benz đặt vào dòng sản phẩm W 124 của mình. Để có thể tạo nên một chiếc xe mui trần vượt qua các tiêu chuẩn an toàn vào thời điểm đó và tạo cho hành khách sự thoải mái, các kỹ sư của Mercedes-Benz đã phải tinh chỉnh hoặc phát triển khoảng hơn 1.000 bộ phận riêng lẻ.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-12.jpg

Dựa vào các dữ liệu phân tích và mô phỏng bởi máy tính, các kỹ sư đã biết được đâu là nơi chịu lực cao và sử dụng những tấm kim loại dày, cứng hơn. Ở một số chỗ như cột A, cột B hay khung ngang hai bên, những miếng thép này được gia cường đến nhiều hơn hai lớp kim loại dày. Cùng với đó, các khung mui xe và thanh giằng cũng được xác định vị trí một cách rõ ràng để đạt được độ cứng cần thiết nhất. Khung xe được gia cường độ cứng xoắn, tất cả có được là nhờ vào kinh nghiệm đúc kết được từ quá trình phát triển mẫu Mercedes-Benz SL đời R 129.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-3.jpg

Các chi tiết được gia cường của xe

Ngoài ra, hệ thống giảm rung cũng được phát triển và tích hợp vào mẫu xe này. Trên xe, có tổng cộng bốn bộ lò xo với trọng lượng 26 kg được đặt vào những vị trí quan trọng như vòm bánh xe trước bên trái, khung mui cũng như cốp sau. Tạp chí “auto motor und sport” đã thử nghiệm chiếc xe và đưa ra nhận xét rằng trên thị trường không thể có chiếc xe mui trần bốn chỗ nào vững chãi hơn mẫu xe này. Trong khi đó, tạp chí Road & Track lại đánh giá chiếc E 320 Cabriolet là “một trong những chiếc xe yên tĩnh bậc nhất khi mở mui. Những rung động trên mặt được được hệ thống treo ghi nghệ và báo cho người lái mà không làm bất kỳ ai trên xe cảm thấy khó chịu. Trên cao tốc, mẫu xe này yên tĩnh gần như tương tương đồng với phiên bản coupe và sedan của nó, nhờ vào thân xe chắc chắn và sự kết hợp tuyệt vời của bộ mui xếp”.

Tích hợp khung chống lật


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-7.jpg

Khung chống lật được thiết kế tinh tế dưới dạng miến tựa đầu

Về mặt an toàn bị động, chiếc W 124 Cabriolet đạt các tiêu chuẩn cao cấp không thua gì các biến thể coupe, sedan và wagon của nó. Trụ A được hàn vào khung tạo hình để tạo nên một khối vững chắc, bảo vệ người ngồi bên trong khi xe lật vòng. Phía sau, một khung chống lật riêng lẻ được “ngụy trang” dưới dạng tựa đầu cho hàng ghế thứ hai. Hai khung chống lật này sẽ được kích hoạt và di chuyển tuyến tính để đạt vị trí cần thiết trong chỉ 0,3 giây kể từ khi cảm biến phát hiện khả năng lật vòng. Nó cũng có thể được điều chỉnh bằng tay để phù hợp cho chiều cao của người ngồi sau.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-9.jpg

Bộ mui xe xếp bằng vải

Chưa dừng lại ở đó, bộ mui xe xếp được làm bằng vải cũng được thiết kế một cách khắt khe. Toàn bộ cơ cấu mui xe được tạo thành từ 27 liên kế và 34 khớp nối, nặng 43 kg. Khi xếp lại, nó chiếm thể tích chỉ 80 lít ở phía sau khoang lái. Hai mảnh mui xe bên ngoài và trần xe bên trong được cách nhiệt bởi lớp lông cừu dày 20 mm, phần vải bên ngoài cũng được gắn chặt vào khung kim loại để tránh hiện tượng bong tróc. Kết quả mà mui xe này mang lại cho W 124 Cabriolet là một cảm giác yên tĩnh không thua gì một chiếc coupe khi di chuyển. Cơ cấu mui xe xếp điện thủy lực được bán ra dưới dạng tùy chọn cho đến khi mẫu xe này được đổi tên thành E-Class vào năm 1993, sau thời điểm đó, nó là trang bị tiêu chuẩn.

Hợp tác phát triển cùng Porsche


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-11.jpg

Công tác phát triển mẫu xe mui trần bốn chỗ được bắt đầu vào năm 1988 tại Karrmann, Osnabruck. Đến tháng 1/1989, Porsche tiếp quản việc phát triển mẫu xe này. Đến thời điểm bàn giao, Mercedes-Benz khi đó đang phát triển mẫu Cabriolet đầy triển vọng dành cho C-Class 202 Series sắp ra mắt trong khi Porsche đã nhận được yêu cầu phát triển phiên bản mui xếp dành cho mẫu xe cỡ nhỏ 201. Cả hai hãng trong thời điểm đó cũng hợp tác để phát triển Mercedes-Benz 500 E hiệu năng cao. Dòng W 124 được phát triển chính bởi Porsche tại trung tâm thử nghiệm Weissach, phiên bản mui trần được thử nghiệm độ tin cậy và độ “mỏi” của các kết cấu bởi Mercedes-Benz, Porsche góp phần thử nghiệm độ bền của xe.

Bốn biến thể khác nhau


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-10.jpg

Ban đầu, Mercedes-Benz chỉ ra mắt duy nhất phiên bản 300 CE-24 Cabriolet tại IAA năm 1991 trước khi bắt đầu sản xuất nó vào tháng 2/1992. Chiếc xe khi đó được trang bị động cơ I6 dung tích 3.0 lít, tạo công suất cực đại 220 mã lực. Đến năm 1993, khi đổi tên dòng xe thành E-Class Convertible, hãng xe Đức đồng thời tung ra phiên bản nâng cấp giữa vòng đời với nhiều cải tiến. Những cải tiến đó bao gồm bộ tản nhiệt tích hợp giống S-Class W 140, đèn xi-nhan với chụp đèn trong suốt và bộ bảo vệ cản xe được sơn đồng màu thân xe. Túi khí người lái và gương gập, chỉnh điện được trang bị tiêu chuẩn từ đời 1993.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-2.jpg

Cũng ở thời điểm nhận bản nâng cấp, E-Class Convertible khi đó có đến bốn biến thể khác, hai dùng động cơ I4 và hai dùng động cơ I6. Mercedes-Benz E 200 Cabriolet là phiên bản dành riêng cho thị trường Hy Lạp, Ý và Bồ Đào Nha, sử dụng động cơ bốn xi-lanh với công suất cực đại 136 mã lực. Tại Đức, mẫu xe rẻ nhất là E 220 Cabriolet với công suất 150 mã lực. Chiếc 300 CE-24 được thay thế bởi E 320 Cabriolet khi hãng bắt đầu đổi tên dòng xe và biến thể hiệu năng cao E 36 AMG Cabriolet với công suất 272 mã lực đến từ động cơ I6 là mẫu xe đầu bảng ở thời điểm đó.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-1.jpg

Khi kết thúc vòng đời vào tháng 7/1997, có tổng cộng 33.952 chiếc W124 Cabriolet được sản xuất. Trong suốt vòng đời, khách hàng mua những chiếc xe này đã lựa chọn phiên bản dùng động cơ sáu xi-lanh nhiều nhất 18.572 chiếc được bán ra.


Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-6.jpg

Mercedes-Benz-124-Series-Cabriolet-8.jpg

Tham khảo Mercedes-Benz

VNB
Author: VNB

Bài trướcTechArt “biến hình” Porsche Panamera hoàn toàn với gói nâng cấp hầm hố
Bài tiếp theoNhững cái tên giàu nhất giải đua Công thức 1