Một số điều nên biết về hệ thống chống bó cứng phanh

0
Có thể nói, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) hiện nay đã trở thành một trang bị tiêu chuẩn và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra khi xe vận hành. Tuy nhiên, ít ai lại có thể nắm rõ nguyên lý hoạt động và cấu tạo của hệ thống này.

Cấu tạo hệ thống ABS

Hệ thống ABS sử dụng bộ điều khiển gồm một bộ vi xử lý chính. Bộ phận này tiếp nhận thông tin từ các cảm biến tốc độ ở bánh xe và bộ điều khiển thuỷ lực, từ đó sẽ liên tục xử lý thông tin tốc độ của từng bánh xe. Nếu nhận thấy bánh xe nào đó tốc độ gần bằng không (bị bó cứng) thì hệ thống ABS sẽ lập tức ngắt van dầu tại bánh đó (giảm lực phanh) giúp bánh xe lấy lại tốc độ để điều hướng cho xe. Hệ thống chống bó cứng giúp xe không bị trượt khi phanh, cũng như kiểm soát độ ổn định và chống trượt ngay cả khi không sử dụng phanh.


abs-1024x842.jpg

Nhận biết sự hoạt động

Đèn báo ABS thông thường sẽ phát sáng trong vài giây khi xe khởi động, nhưng nếu nó phát sáng trong suốt quá trình bạn lái xe thì đó là dấu hiệu bộ điều khiển có vấn đề và hoạt động không ổn định. Nhiều loại xe có hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường khi đèn báo sáng nhưng chức năng ABS lại không. Một số xe thì hệ thống phanh cũng bị ảnh hưởng nếu như hệ thống chống bó cứng không hoạt động và chức năng chống trượt cũng có thể bị vô hiệu hóa.

Sự bất thường ở đèn báo


he-thong-chong-bo-cung-phanh-2.jpg

Phần lớn các sự cố trong hệ thống phanh ABS đều thể hiện qua đèn báo ABS. Đèn báo ABS chỉ phát sáng tức thời khi bạn khởi động xe, nếu như nó vẫn sáng khi xe đang di chuyển thì điều đó có nghĩa là hệ thống đã dừng hoạt động do sự cố về điện hoặc cơ khí. Trong trường hợp này, hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường nhưng chức năng chống bó cứng sẽ không hoạt động, hệ thống kiểm soát ổn định chuyển động và chống trượt cũng bị vô hiệu hoá.

Bộ điều khiển là một phần quan trọng của cả hệ thống khi nó tiếp nhận thông tin từ bộ cảm biến tốc độ và xử lý chúng để điều chỉnh lực phanh phù hợp với từng bánh xe. Vì vậy, nếu như bất kỳ cảm biến tốc độ nào bị lỗi thì hệ thống điều khiển sẽ không thể nhận biết thông tin để xử lý, nguyên nhân cũng có thể do vấn đề trên đường dây điện. Lúc này hệ thống ABS sẽ bị vô hiệu hoá, đèn báo sáng và bạn nên đưa xe đi kiểm tra để thay mới bộ điều khiển ABS.


Nhung-dieu-ban-can-biet-ve-he-thong-phanh-ABS-4.jpg

Tuy nhiên, trước khi thay thế bộ điều khiển bạn cũng nên kiểm tra lại một lần nữa các giắc cắm có bị lỏng hoặc bị ăn mòn hay không và cả những cảm biến tốc độ tại bánh xe, và dây cảm biến bị đứt để tránh tốn kém chi phí.

Nguồn Tổng hợp

VNB
Author: VNB

Bài trướcNhững bộ phận dễ hư hỏng nếu để xe hơi lâu ngày không sử dụng
Bài tiếp theoBắt gặp “siêu ngựa” Ferrari 488 GTB khoác áo đen mờ cá tính dạo phố Sài Gòn