Nhìn lại truyền thống Coachbuild lâu đời của Rolls-Royce (Phần 1): Từng tạo ra những tác phẩm độc đáo

0

CoachBuild Rolls-Royce (12).JPG

Xe hơi được tạo ra với mục đích ban đầu để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa cho con người. Tuy nhiên, thời gian trôi qua cũng như nhu cầu của con người ngày một tăng lên, những thương hiệu chế tạo xe hơi dần buộc phải phát triển để có thể thích ứng trên thị trường cũng như đáp ứng được nhu cầu của những người dùng. Cũng theo đó, nhu cầu về những chiếc xe sang của giới thượng lưu cũng dần vì thế mà tăng cao với những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe. Những chiếc xe sang cũng dần từ đây mà trở thành một “món trang sức” cỡ lớn để thể hiện đẳng cấp của người sử dụng cũng như được ví như một tác phẩm nghệ thuật cơ khí đắt giá.


CoachBuild Rolls-Royce (16).JPG

Với yêu cầu về tính thẩm mỹ, độ độc đáo ngày một tăng cao, Rolls-Royce được biết đến là một thương hiệu luôn thành công trong việc “chiều lòng” những vị khách thuộc giới thượng lưu của mình. Thương hiệu không chỉ thường xuyên đáp ứng những vị khách các yêu cầu để tạo ra những phiên bản Bespoke (cá nhân hóa) mà còn đem tới cho họ một sản phẩm độc quyền hơn, ấn tượng hơn với chỉ một hoặc một vài chiếc được sản xuất thông qua hình thức Coachbuild – Mức độ cao hơn của hoạt động cá nhân hóa Bespoke.


CoachBuild Rolls-Royce (13).JPG

Với sự ra mắt của chiếc xe mới được sản xuất đắt nhất thế giới trong tuần qua – Rolls-Royce Boat Tail, giới mê xe toàn cầu lại một lần nữa thấy được khả năng gần như vô hạn của Rolls-Royce trong việc chế tạo ra những chiếc xe độc đáo, đáp ứng được những nhu cầu khác lạ của khác hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là một minh chứng cho những gì mà thương hiệu có thể làm được bởi vì trong quá khứ, Rolls-Royce đã từng mang đến cho khách hàng những phiên bản độc đáo như vậy.


CoachBuild Rolls-Royce (5).JPG

Trong lịch sử cá nhân hóa của hãng, thương hiệu đã chế tạo tổng cộng khoảng 6 mẫu xe Coachbuild ấn tượng trải dài qua nhiều năm phát triển của thương hiệu. Cùng điểm lại các phiên bản Coachbuild khác biệt mà Rolls-Royce đã từng sản xuất mà bàn giao tới tay khách hàng:

40/50HP Phantom I Brougham De Ville (1926)


CoachBuild Rolls-Royce (15).JPG

Những người thợ thủ công lành nghề của Rolls-Royce đã tạo ra một chiếc xe với những chi tiết được trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất từ ngoại thất cho tới khoang nội thất của xe. Họ đã tạo ra chiếc xe với thiết kế khác biệt, từng chi tiết của xe được hoàn thiện ấn tượng về cả mặt kỹ thuật và những chi tiết mang tính thẩm mỹ, có giá trị nghệ thuật cực cao.


CoachBuild Rolls-Royce (14).JPG

Vào năm 1926, chiếc Phantom I B Rouham De Ville 40/50HP, được gọi là ‘Bóng ma tình yêu’ đã được chế tạo bởi Charles Clark & Son Ltd của Wolverhampton dành cho Clarence Warren Gasque – một doanh nhân người Mỹ gốc Pháp sống ở London. Ông đã đặt hàng chiếc xe này để làm quà tặng cho người vợ Maude của mình. Gasque đã đặt hàng với yêu cầu làm sao để khoang nội thất có thể tái tạo lại bầu không khí mang hơi hướng Rococo ở Cung điện Versailles. Chính vì thế, chiếc xe đã được trang hoàng với các tấm ván veneer gỗ sa tanh đánh bóng, thảm trang trí Aubusson và trần xe sơn màu lấy cảm hứng từ chiếc ghế của Marie Antoinette. Xe còn được trang bị chi tiết đắt giá như đồng hồ Ormolu của Pháp được gắn trên vách ngăn giữa cabin trước và sau. Đây chính là chi tiết đặc biệt nhất trên phiên bản này.

17EX (1928)


CoachBuild Rolls-Royce (11).JPG

Cho tới năm 1925, Royce từng lo ngại rằng trọng lượng và kích thước của một số bộ phận trên xe được trang bị cho khung gầm của những chiếc xe đang ảnh hưởng đến hiệu suất của các mẫu xe này và điều này đang dần trở thành điểm yếu của thương hiệu. Chính vì thế, Henry Royce đã chế tạo một chiếc Phantom thử nghiệm với kiểu dáng mui trần, trọng lượng nhẹ và được sắp xếp hợp lý. Phiên bản thử nghiệm này từng được đặt tên là 10EX và được coi là nền tảng cho một loạt mẫu xe về sau này và đã giúp cung cấp những hiểu biết mới quan trọng về việc khắc phục sức cản của không khí và trở thành một bước tiến nhảy vọt trong thiết kế ô tô.


CoachBuild Rolls-Royce (9).JPG

Phiên bản 17EX – Phiên bản thứ 5 đã được hoàn thành vào tháng 1 năm 1928. Mẫu xe này từng có khả năng đạt tốc độ lên tới 145 km/h và được sơn màu xanh lam quen thuộc của thương hiệu theo mong muốn của Henry Royce. Trong tâm lý học màu sắc hiện đại, màu xanh lam biểu trưng cho sự đáng tin cậy, đáng tin cậy, ổn định và bình tĩnh cũng như thể hiện cho sự chinh phục những cột mốc vĩ đại như những chiếc du thuyền đạt kỷ lục trên đại dương hay những chiếc xe đua khác.


CoachBuild Rolls-Royce (8).JPG

Phantom II Continental Drophead Coupé (1934)


CoachBuild Rolls-Royce (7).JPG

Chiếc Phantom II Continental Drophead Coupé năm 1934 này, được thiết kế bởi A F McNeil và được chế tạo tại London bởi Gurney Nutting & Co. Chiếc xe này được coi là một trong những chiếc xe kỳ lạ và đẹp nhất với kiểu dáng đuôi xe theo dáng đuôi thuyền từng được tạo ra. Các đường cong lõm sâu ở phía sau được thiết kế liền mạch với phần khoang hành lý sau và được đánh véc ni ấn tượng. Qua thời gian dài của lịch sử, chiếc xe vẫn là một ví dụ điển hình về sự sang trọng trong thể thao. Sau nhiều năm, người được coi là “hậu duệ” của McNeil, John Blatchley đã chịu trách nhiệm thiết kế hai mẫu Rolls-Royce thành công nhất trong những năm 1950, 60 và 70: Chính là hai mẫu xe huyền thoại Silver Cloud và Silver Shadow.


CoachBuild Rolls-Royce (6).JPG

Nhìn lại truyền thống Coachbuild lâu đời của Rolls-Royce (Phần 2)
Tham khảo: Rolls-Royce

Minh Huy
Author: Minh Huy

Bài trước“Lamborghini DNA” đã được Countach truyền cảm hứng như thế nào?
Bài tiếp theoNhìn lại truyền thống Coachbuild lâu đời của Rolls-Royce (Phần 2): Lịch sử được viết tiếp