Những điều cần lưu ý khi lái xe trên đường băng, tuyết trơn trượt

0
Việc lái xe trên đường băng, tuyết đòi hỏi người lái xe phải có kinh nghiệm và thật bình tĩnh để giải quyết sự việc khi xảy ra.


laixe_duongtrontruot_05-1024x683.jpg

Hình ảnh tuyết phủ dầy tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam vào những ngày đầu năm 2021

Ở Việt Nam, một đất nước vùng nhiệt đới, những tưởng sẽ chẳng bao giờ các tài xế phải lo lắng đến chuyện lái xe trên đường có băng, tuyết như ở những nước khác. Tuy nhiên gần đây nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn… đã xuất hiện lớp băng khá dày trên mặt đường, khiến không ít phương tiện giao thông gặp khó khăn khi di chuyển. Vậy nên có rất nhiều điều cần lưu ý để phòng tránh tai nạn.

Kiểm tra xe trước khi di chuyển

Trước khi khởi hành, bạn cần phải kiểm tra mọi bộ phận trên xe để chắc chắn rằng chiếc xe hoạt động tốt. Kiểm tra ắc quy trên xe bởi năng lượng trong ắc quy có thể bị tiêu hao mà bạn không nhận ra.

Ngoài ra, mọi bộ phận khác cũng cần ở trạng thái tốt nhất để có thể di chuyển trên đường một cách an toàn.

Di chuyển chậm


laixe_duongtrontruot_04-1024x683.jpg

Khi bắt buộc phải di chuyển trong tình trạng mặt đường đóng băng, lái xe cần phải giảm tốc độ xuống thấp. Theo lời khuyên, hãy lái xe càng chậm càng tốt để có thể làm chủ tốc độ và kiểm soát tình huống.

Lái xe cần có thói quen quan sát đồng hồ công-tơ-mét để nắm được tốc độ của xe và điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Luôn lắng nghe âm thanh của xe cộ lưu thông trên đường và nắm bắt những gì đang diễn ra bên ngoài chiếc xe.

Giữ khoảng cách an toàn

Theo kinh nghiệm, đi trên đường có phủ lớp nước, quãng đường phanh của bất kỳ xe nào cũng dài hơn so với đường khô. Do vậy, người lái xe nên vận hành ở tốc độ an toàn theo khả năng của từng người và giữ khoảng cách với xe phía trước.


laixe_duongtrontruot_00-1024x709.jpg

Khoảng cách an toàn với xe phía trước được tính bằng 2 thân xe để trong trường hợp bất ngờ, tài xế có thời gian xử lý tình huống, giữ vững an toàn cho người và xe.

Theo lời khuyên, khi di chuyển trong tình trạng đường trơn do băng, cần phải giữ khoảng cách an toàn khoảng 3 thân xe hoặc hơn gấp đôi so với thông thường để có thể làm chủ tốc độ và xử lý được các tình huống nguy hiểm. Tránh tuyệt đối tình trạng bám đuôi xe khác

Sử dụng các loại đèn chiếu sáng

Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, nên bật tất cả các loại đèn chiếu sáng (chiếu sáng, sương mù) được trang bị trên xe.


laixe_duongtrontruot_03-1024x666.jpg

Thời tiết có băng/tuyết hay đi kèm với mù cũng thường khiến cho tầm quan sát kém đi. Lúc này, đèn ánh sáng trắng sẽ khó quan sát được đường sá xung quanh. Bạn cần chuẩn bị trước một đôi đèn chiếu gần sử dụng bóng đèn vàng (ít bị cản lại trong không khí và hơi ẩm). Kinh nghiệm của nhiều tài xế đường dài là khi di chuyển trên các đoạn đường núi hãy chuẩn bị thêm giấy bóng kính màu vàng.

Người lái cũng có thể đèn cảnh báo nguy hiểm (đèn hình tam giác trên bảng điều khiển) ở trạng thái nháy liên tục, nhằm báo hiệu cho các xe khác đang cùng lưu thông.

Hiểu chiếc xe bạn lái


laixe_duongtrontruot_02-1000x1024.jpg

Xe có trang bị hệ dẫn động 4 bánh (AWD và 4WD) sẽ là một phương tiện tuyệt vời khi di chuyển trên đường băng/tuyết. Hệ dẫn động này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp xe duy trì độ bám đường và vượt qua những bãi tuyết; nhưng sẽ không thể giúp gì nếu mặt đường quá trơn và xe đang bị trượt mạnh.

Để có thể làm chủ mọi tình huống, người lái cần hiểu được các tính năng mà xe mình trang bị để sử dụng ở các tình huống khác nhau. Chẳng hạn hệ thống ổn định thân xe điện tử (ESP, VSC…), hệ thống kiểm soát lực kéo (TCS), hệ thống kiểm soát chống trượt (ASR); Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS); kiểm soát độ bám đường (ESC)…là những tính năng hữu dụng khi di chuyển trên đường trơn.

Tránh tăng tốc và phanh gấp

Khi lái xe, tài xế cần tránh thực hiện những động tác đột ngột như đạp phanh, rồ ga, hay đánh lái đột ngột. Để có được điều này, bạn luôn phải tập trung lái xe, phán đoán tình huống.

Khi cần dừng xe hoặc chuyển hướng, tài xế phải có đèn báo hiệu từ xa, tốc độ chậm lại, từ từ dừng sát bên đường hoặc từ từ rẽ hướng, không được đột ngột thay đổi vận tốc hay hướng đi trong tình huống này.


laixe_duongtrontruot_01-1024x684.jpg

Chú ý không nên phanh gấp, vì nếu làm như vậy, xe chạy phía sau không làm chủ tốc độ có thể lao tới đâm sầm vào xe phía trước gây tai nạn đáng tiếc.

Biết cách xử lý khi xe bị trượt

Khi xe gặp phải tình huống trơn trượt, điều quan trọng nhất là người lái phải giữ bình tĩnh để xử lý tình huống. Hoảng sợ sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Các tài xế kinh nghiệm cho biết, trong trường hợp trơn trượt, tuyệt đối không hãm phanh, bởi nó sẽ khiến xe bị trượt và mất lái.

Hãy nhẹ nhàng nhả ga và cẩn thận lái theo hướng bạn muốn để từ từ lấy lại cân bằng. Di chuyển chậm thêm khoảng 2 phút sau khi bị trượt bánh xe để bánh xe lấy lại lực bám thích hợp.

Nguồn tổng hợp

NguyenNam
Author: NguyenNam

Bài trướcBentley Bentayga V8 đạt danh hiệu “SUV hạng sang của năm”
Bài tiếp theoBáo nước ngoài: VinFast là điểm sáng của Việt Nam trong 2020