Những điều cần tránh khi lái xe đường dài

0
Những chuyến lái xe đường dài luôn hứa hẹn nhiều điều thú vị và sẽ an toàn hơn nếu người lái tuân thủ những lưu ý sau đây.

Sử dụng đèn pha-cốt không đúng cách

Nhiều người sử dụng đèn không đúng cách khi chỉ để ở pha hoặc cốt mà không tùy tình huống. Trong điều kiện đường tối, không có đèn đường cần giữ khoảng cách hợp lý với xe trước và sau. Để ở pha khi khoảng cách lớn, chuyển về cốt, nháy đèn nếu gặp xe ngược chiều…


pha-cot.jpg

Tuyệt đối không sử dụng đèn pha trong khu vực đô thị, dân cư. Nên hạn chế sử dụng đèn pha trên đường cao tốc, chỉ bật khi thực sự cần thiết.

Chạy song song với xe tải, xe khách, xe container

Đi song song với những chiếc xe có kích thước khổng lồ, tốc độ di chuyển chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ là điều tối kỵ nếu không ở trong tình thế bắt buộc.


luuy_laixe_duongdai_08.jpg

Để tránh gặp tình huống này, nếu đi cùng làn bạn cần cố gắng vượt chúng ngay khi có cơ hội, không chần chừ làm ảnh hưởng thời gian cả cuộc hành trình, nhưng cũng không vội vã vì chỉ một sai lầm nhỏ sẽ trả giá lớn.

Vượt qua rồi giảm tốc


luuy_laixe_duongdai_04.jpg

Nhiều người có thói quen lái xe nhấn mạnh ga vượt qua xe trước mặt rồi bất ngờ thả ga giảm tốc vì cho rằng đã vượt được là an toàn. Điều này là sai lầm, ít nhất tài xế cần duy trì tốc độ bằng với xe đã vượt để đảm bảo khoảng cách an toàn.

Đổi làn tùy hứng không quan sát

Đường cao tốc, đường quốc lộ có nhiều xe di chuyển nên việc tùy tiện chuyển làn đường có thể khiến lái xe gặp phải những tai nạn không đáng có. Muốn chuyển làn thành công trước hết cần tuân thủ luật giao thông, chỉ chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn.


doilantuyhung.jpg

Quan sát các xe di chuyển trước sau và bật xi nhan trước khi thực hiện chuyển làn. Nếu đường cao tốc có 3 làn đường trở lên, nên đi ở làn 2, để làn ngoài cùng cho các xe muốn vượt. Điều quan trọng là giữ tốc độ hợp lý, không đi vào điểm mù của xe trước.

Bám đuôi xe trước trong lúc trời mưa

Bám đuôi là điều không nên làm với một lái xe trên đường cao tốc, đặc biệt trong điều kiện trời mưa. Những tác động kéo theo như tầm nhìn giảm, đường trơn, vội vàng khiến việc điều khiển xe trở nên khó khăn hơn bình thường. Sẽ dễ dàng đâm đuôi xe trước nếu có sự cố bất ngờ phải phanh gấp.


bamduoi_troimua.jpg

Để tránh tình trạng này, cần giữ khoảng cách đủ để phanh trong cơn mưa, từ từ giảm tốc nếu gặp chướng ngại vật phía trước chứ không đạp phanh gấp, dễ bị trượt bánh. Ngoài ra sử dụng cần gạt nước để tạo điều kiện quan sát tốt nhất.

Đột ngột dừng nghỉ


landungnghi.jpg

Trên đường cao tốc thường có những đoạn dừng nghỉ cho xe gặp sự cố hoặc người mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Không đột ngột tạt đầu loạt xe ở làn sát lề đường để đến nơi dừng chân. Cần định hình vị trí từ trước, sau đó quan sát tình hình giao thông xung quanh, bật xi-nhan và dần dần chuyển vào làn thích hợp nhất gần với nơi dừng chân.

Nhập làn không quan sát

Rất nhiều người sau khi dừng nghỉ trên đường là leo lên xe và nhấn ga nhập làn giao thông mà không cần biết phía sau có những gì. Thông thường khi từ đường nhánh rẽ ra, bao giờ cũng phải nhập vào làn trong cùng trước tiên.


luuy_laixe_duongdai_06.jpg

Người lái cần bình tĩnh quan sát trước sau, bật tín hiệu xin nhập làn đến khi các xe đi tới nhận biết và có dấu hiệu nhường đường thì mới từ từ vào làn.

Đi quá chậm

Quan niệm đi chậm an toàn hơn đi nhanh không phải lúc nào cũng đúng, nhất là trên đường cao tốc. Chẳng hạn, trên đoạn đường các xe đang chạy với tốc độ trung bình khoảng 80 km/h mà bạn chỉ đi đều đều khoảng 40 – 50 km/h sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt nếu có xe phía sau không nhận biết chính xác tốc độ và không hãm tốc đúng lúc.


luuy_laixe_duongdai_07.jpg

Chậm, nhanh chỉ là khái niệm tương đối, mỗi tài xế cần di chuyển với tốc độ phù hợp mạch giao thông chung và đúng giới hạn tốc độ (cả tối đa cũng như tối thiểu) của đoạn đường đang đi. Nếu bạn không tự tin chạy ở mức tốc độ cao, hãy đi ở làn trong cùng và nhường những làn ngoài cho các xe khác.

Nguồn tổng hợp

NguyenNam
Author: NguyenNam

Bài trướcNhững cách thức kiểm tra xe hơi vận hành ổn định
Bài tiếp theoSự khác biệt giữa động cơ OHV, OHC, SOHC và DOHC