Những “triệu chứng” báo hiệu tổng phanh có vấn đề

0
Tổng phanh (xy-lanh chính) là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống phanh khi nó biến đổi lực phanh từ bàn đạp thành lực thủy lực giúp đẩy các piston phanh áp chặt lên đĩa phanh hoặc đùm phanh, giúp xe chậm lại. Khi xy-lanh chính của hệ thống này bắt đầu trở nên cũ và chuẩn bị hỏng, một số các triệu chứng dễ thấy sẽ bắt đầu xuất hiện. Bạn nên kiểm tra hệ thống phanh lập tức khi các dấu hiệu dưới đây bắt đầu xuất hiện vì sẽ rất nguy hiểm nếu hệ thống phanh trên xe bạn không hoạt động đúng hiệu suất của nó.

Đèn cảnh báo


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-4.jpg

Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi hệ thống phanh hay tổng phanh gặp vấn đề là đèn báo hệ thống phanh bật sáng trên bảng táp-lô. Tuy nhiên, đèn báo này không nhất thiết phải là đèn báo hư hỏng ở phanh tổng mà báo chung tất cả các vấn đề xảy ra ở hệ thống này. Tuy nhiên, nếu hệ thống các cảm biến phát hiện áp suất phanh bị giảm so với thông thường, đó có thể là do tổng phanh gây nên. Mặt khác, nếu đèn ABS sáng, nguyên nhân có thể là do chính bộ phận này gây nên.

Chảy dầu phanh


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-5.jpg

Tổng phanh cần một lượng dầu thắng nhất định để phân bổ đủ áp suất đến các phanh nhằm giúp xe chậm lại. Nếu chi tiết này bắt đầu có dấu hiệu rò dầu hoặc bình chứa phía trên báo mức dầu thấp, đó là lúc bạn nên kiểm tra xung quanh chi tiết và châm lại dầu. Nếu không, sự cố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giảm tốc của xe. Đôi lúc, triệu chứng này nghiêm trọng hơn và cần phải thay cả bộ xy-lanh chính.

Chân phanh “mềm”


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-6.jpg

Khi chân phanh có cảm giá mềm hơn bình thường khi bạn đạp nó, điều này chắc hẳn là dấu hiệu báo bạn biết rằng bộ tổng phanh đã gặp vấn đề. Triệu chứng này của bộ tổng phanh có thể được gây ra bởi áp suất dầu phanh không đủ. Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên kiểm tra các gioăng cao su giữa trợ lực phanh và tổng phanh cũng như một số vị trí khác nối liền với bộ phận này. Chúng có thể cũ, rơ hoặc bị mòn khiến dầu phanh bị rò rỉ.

Dầu thắng chứa cặn


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-7.jpg

Một vấn đề khác đến từ việc cao su bị rơ mòn là làm cho dầu phanh trở nên bẩn hơn. Các gioăng cao su này không chỉ ngăn dầu bên trong tràn ra ngoài mỗi khi tác động lực mà còn ngăn chặn bụi bẩn bên ngoài lọt vào bên trong hệ thống. Không những thế, vụn cao su sinh ra từ các chi tiết này cũng góp phần làm dầu phanh bị dơ.

Nếu điều này xảy ra, áp suất phanh sẽ không đủ như trước và dẫn đến việc phanh không hiệu quả, khiến việc giảm tốc độ xe trở nên khó khăn hơn. Để khắc phục, bạn cần phải thay dầu thắng mới và đảm bảo bụi bẩn bên trong được loại bỏ hoàn toàn trước khi đổ dầu mới vào.

Chân phanh không phản hồi vè vị trí cũ


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-8.jpg

Một hiện tượng khác giúp bạn nhận biết tổng phanh gặp vấn đề là khi bàn đạp phanh không phản hồi về vị trí cũ sau khi sử dụng hoặc trở về rất chậm. Khi gặp triệu chứng này của chân phanh, bạn nên lập tức kiểm tra toàn bộ hệ thống phanh, đặc biệt là bộ trợ lực cũng như tổng phanh và thay thế chúng để đảm bảo sự an toàn khi xe vận hành.

Lực phanh không đều


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-9.jpg

Tổng phanh sở hữu hai đường dầu riêng để phân bổ lực phanh đến một cặp bánh xe nhất định. Điều này giúp khi mất phanh, xe sẽ không mất hoàn toàn phanh ở bốn bánh xe. Thông thường, hệ thống ống dẫn dầu phanh được bố trí theo hai mạch là mạnh thẳng với hai bánh trước và hai bánh sau sẽ là một cặp trong khi mạch dầu chéo sẽ là một bánh trước bên này đi cặp với bánh sau bên còn lại.

Nếu một mạch dầu hỏng, bạn sẽ vẫn có được mạch dầu còn lại hoạt động khi phanh và sẽ nhanh chóng nhận ra xe phanh không đều và có cảm giác chệch lái. Khi gặp trường hợp này, bạn nên gọi cứu hộ chở xe của mình về gara để thay thế đường dầu mới cũng như kiểm tra bộ chia dầu của tổng phanh.

Má phanh không đều


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-10.jpg

Một điểm nữa bị gây ra do tổng phanh bị hư là má phanh mòn không đều. Nguyên nhân gây ra điều này cũng chính là vì hệ thống chia dầu và mạch dầu làm việc không đúng, làm cho áp lực phanh ở mỗi bánh xe khác nhau. Má phanh mòn không đều cũng làm cho xe không ổn định khi phanh. Khi kiểm tra và sửa chữa chi tiết này, bạn cũng nên kiểm tra một số bộ phận khác như tổng phanh, đường dầu, gioăng cao su,…

Thay thế và chi phí


nhung_dau_hieu_nhan_biet_tong_phanh_co_van_de-1.jpg

Việc tự mình thay thế tổng phanh cũng không phải là một việc dễ dàng nhưng nó cũng không quá khó khăn. Nếu bạn nắm chắc vị trí và hiểu rõ về nó, bạn có thể dễ dàng tự tay thay thế chi tiết này tại gia khi chỉ tốn vài bước đơn giản, bắt đầu từ lấy hết dầu phanh ra, tháo ống dầu và tháo nó ra trước khi lắp chúng vào theo thứ tự ngược lại. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được “kha khá” tiền công khi mang xe ra gara.

Về giá bán, hiện tại tổng phanh có nhiều loại, đang được bán trên thị trường với giá giao động từ gần một triệu đồng đến vài triệu đồng tùy loại và tùy vào mẫu xe.

Tổng hợp

VNB
Author: VNB

Bài trướcNhững mẫu xe đáng chờ đợi nhất năm 2021
Bài tiếp theoChiêm ngưỡng Bugatti Chiron Pur Sport thương mại đầu tiên được bàn giao