Romano Artioli – Người từng hồi sinh thương hiệu Bugatti

0

Bugatti (9).JPG

Đằng sau ánh hào quang của thương hiệu Hypercar hàng đầu thế giới Bugatti chính là câu chuyện về những giai đoạn thăng trầm của thương hiệu, thậm chí là đã có thời gian thương hiệu “rơi vào dĩ vãng”. Ông Romano Artioli – Một doanh nhân người Ý với niềm mơ ước cũng như hoài bão về việc chế tạo ra những chiếc siêu xe hiện tại, tân tiến đã quyết định “hồi sinh” thương hiệu lâu đời này.


Bugatti (11).JPG

Ông Stephan Winkelman, hiện đang nắm giữ chức vụ chủ tịch của Bugatii chia sẻ: ”Romano Artioli là một phần trong lịch sử thương hiệu của chúng tôi”. Với sự kiên trì và nhiệt tình cùng niềm đam mê bất tận của Romano dành cho Bugatti đã giúp ông hồi sinh thương hiệu Bugatti và “đưa” thương hiệu này đến với thế kỉ 21.


Bugatti (6).JPG

Tình yêu xe hơi của ông Artioli gắn liền với nơi ông sinh qua – Vùng Mantua, quê hương của tay đua Tazio Nuvolari. Chính bởi sự xuất hiện của những chiếc xe đua cùng các tay đua, ông đã được truyền cảm hứng và khi tuổi 12, ông đã có cơ hội được đọc một cuốn sách về giấy phép lái xe và sớm nhận ra được phương hướng phát triển tương lai gắn với những chiếc xe hơi. Romano Artioli từng theo học ngành Kỹ sư cơ khí ở Bolzano và sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, ông đã theo ngành nghề sửa chữa ô tô.


Bugatti (8).JPG

Vào năm 1952 khi ông 20 tuổi, Artioli đã rất bàng hoàng khi nghe tin Bugatti sẽ ngưng hoạt động và không sản xuất xe. Ở thời điểm bấy giờ, việc một thương hiệu xe hơi hàng đầu với chất lượng hoàn thiện vượt trôi, thiết kế tinh xảo cùng những ý tưởng, thành tựu kỹ thuật vượt bậc phải ngừng hoạt động được coi là một điều cực kỳ tiếc nuối với những người đam mê xe hơi. Ngay từ thời điểm bấy giờ, ông Artioli đã tự hứa với lòng mình rằng Nếu không có ai hồi sinh Bugatti, ông sẽ đích thân làm việc này ở một thời điểm nào đó và sau 39 năm, Romano Artioli đã làm được điều này.


Bugatti (5).JPG

Trong những năm đó, người Ý thường kiếm sống bằng nghề nhập khẩu xe, bao gồm cả các thương hiệu GM và Suzuki. Ông Romano Artioli đã trở thành nhà nhập khẩu ô tô Nhật Bản lớn nhất tại Ý và là đại lý Ferrari lớn nhất ở quốc gia. Bộ sưu tập xe hơi tư nhân của ông vào thời điểm đó có rất nhiều mẫu Bugatti có giá trị lịch sử.


Bugatti (10).JPG

Vào giữa những năm 1980, người Ý đã bắt đầu đàm phán việc bán thương hiệu Bugatti với chính phủ Pháp một cách kín đáo và bị che giấu trước công chúng trong vòng hai năm. Năm 1987, ông thành lập Bugatti Automobili S.p.A. và trở thành chủ tịch của thương hiệu này và Artioli ban đầu muốn hồi sinh công ty ở Molsheim. Ông cho biết: “Molsheim có thể so sánh với Maranello ở Ý hay Hethel ở Anh. Nơi đây được coi là thánh địa của Bugatti, tuy nhiên Molsheim không có trung tâm sản xuất và trung tâm kỹ thuật ở thời điểm bấy giờ nên ông đã từng quyết định huy động những người chung đam mê thương hiệu Bugatti và tạo ra thêm một nhánh nhà máy mới tọa lạc Campogalliano.


Bugatti (4).JPG

Trong những năm sau đó, nhà máy sản xuất xe hơi hiện đại nhất thế giới đã được xây dựng với quy hoạch chuyên sâu trên khu đất rộng 240.000 mét vuông ở vùng lân cận của các nhà máy như Ferrari, Maserati, De Tomaso và Lamborghini. Khuôn viên nhà máy bao gồm một tòa nhà hành chính, xưởng thiết kế, khu vực phát triển động cơ và thử nghiệm, các phòng sản xuất, đường đua chạy thử, căng tin phong cách và không gian triển lãm. Các sảnh của nhà máy đều thông thoáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và được lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ để nhân viên có cảm giác như đang ngồi ngoài trời.


Bugatti (3).JPG

Nhà thiết kế Giampaolo Benedini đã sửa đổi thiết kế ban đầu của chiếc EB 110, làm mịn các góc cạnh sắc nét hơn. Sự ra đời của EB 110 đã phá vỡ nhiều quy ước của phân khúc xe và đạt đến đỉnh cao của sự xuất sắc về ô tô. Mẫu xe đã trở thành siêu xe thể thao tốt nhất và nhanh nhất trên thế giới. EB 110 có khung gầm carbon được sản xuất thương mại đầu tiên cùng hệ dẫn động tất cả các bánh, bốn bộ tăng áp và động cơ V12 3,5 lít với năm van trên mỗi xi-lanh và công suất đầu ra là 550 mã lực.


Bugatti (1).JPG

Với tốc độ tối đa hơn 351 km/h, mẫu Bugatti EB 110 đã phá nhiều kỷ lục về tốc độ khác nhau. Gần 30 năm trước, vào ngày sinh nhật thứ 110 của Ettore Bugatti (15 tháng 9 năm 1991), Romano Artioli đã trình làng chiếc EB 110 tại Paris. Hơn 5.000 phóng viên và các nhân vật hàng đầu trong ngành xe hơi từ khắp nơi trên thế giới, chưa kể vô số khán giả háo hức đã tham dự buổi ra mắt tại Place de la Défense, thủ đô Paris, Pháp. Tất cả những người hâm mộ đã rất phấn khích khi Alain Delon lái xe xuống đại lộ Champs-Élysées cùng với vợ của Artioli là Renata.


Bugatti (2).JPG

Khách hàng nổi tiếng nhất của EB 110 từng là tay đua cực kỳ nổi tiếng Michael Schumacher – Người đã lái thử các siêu xe khác nhau nhưng ông vẫn có ấn tượng đặc biệt với chiếc Bugatti EB 110 này. Artioli kể lại: “Michael đến Campogalliano ngay sau đó và mua một chiếc Super Sport màu vàng với nội thất màu xanh độc đáo. Mỗi chủ sở hữu đều có thể định cấu hình riêng EB 110 của riêng họ giống như một bộ đồ được thiết kế riêng nhằm phù hợp nhất với bản thân họ.


Bugatti (13).JPG

Sau 39 năm mơ ước và 7 năm làm việc chăm chỉ, dự án Bugatti dưới thời Romano Artioli đã đi đến hồi kết. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1995, sau khi chế tạo được khoảng 128 chiếc xe, ông đã nộp đơn phá sản. Ông đã trả lương cho 220 nhân viên của mình cho đến ngày cuối cùng. Artioli giải thích: ”Các nhân viên hiểu rõ tinh thần của Bugatti. Họ là những gì đã làm cho EB 110 trở nên đặc biệt, mất đi tất cả những thành tựu đó là một điều rất đáng tiếc. Chiếc siêu saloon EB 112 gần như đã hoàn thành không thể ra mắt được nữa.” Sau đó đến năm 1998, Bugatti quay trở lại thị trấn Molsheim của Pháp- Nơi mà vào năm 1909, Ettore Bugatti đã chế tạo chiếc xe đầu tiên mang tên mình. Kể từ đó, Atelier ở Alsace đã sản xuất những chiếc siêu xe độc đáo cho tới tận thời điểm hiện tại.


Bugatti (12).JPG

Tham khảo: Bugatti

Minh Huy
Author: Minh Huy

Bài trướcChùm ảnh sự kiện họp mặt các thành viên VietRally – Ferrari Việt Nam tại bến du thuyền Novaland Bình Khánh
Bài tiếp theoTìm hiểu bộ lọc khí thải bằng chất xúc tác