NguyenNam
Đam Mê Xe
- Bài viết
- 4,245
- Views
- 468
Những ngày qua, trên mạng xã hội xôn xao về thông tin của một chủ xe Honda CR-V 2019 xin trợ giúp về việc “bị mất phanh” khi đang sử dụng tính năng cruise control (ga tự động – kiểm soát hành trình). Theo cách người này mô tả vấn đề, lúc đó xe anh đang kích hoạt cruise control ở ngưỡng vận tốc 90 km/h thì phát sinh tiếng động lạ, trên bảng đồng hồ lập tức hiển thị hàng loạt thông báo lỗi và chủ xe cảm thấy “chân phanh bị khóa cứng ở vị trí cao nhất.”
Sau khi vượt qua cơn hoảng loạn ban đầu, vị chủ xe này cũng đã đưa được chiếc CR-V của mình về trạng thái dừng hoàn toàn để tắt máy rồi khởi động lại. May mắn là xe không còn báo lỗi nữa, mọi thứ lại hoạt động bình thường, nhưng sự lo lắng vẫn còn đó nên chủ xe đã tìm đến một garage gần nhất nhằm kiểm tra cụ thể hơn. Dù vậy, việc kiểm tra này không thu được kết quả nào rõ ràng, thế nên chủ xe đã đem câu chuyện lên mạng xã hội nhằm tìm lời giải đáp chính xác nhất.
Trước thông tin này, Honda Việt Nam (HVN) đưa ra lời giải thích chính thức về vụ việc như sau: hiện tượng “cứng chân phanh” xảy ra trên xe CR-V thế hệ mới do cảm biến nhận ra vấn đề bất thường ở hệ thống trợ lực phanh – cụ thể ở đây là sự thay đổi chu trình của bàn đạp phanh, phát sinh khi khách hàng đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh trong một khoảng thời gian nhất định khi xe đang lăn bánh với tính năng cruise control. Khi ghi nhận vấn đề bất thường, trợ lực phanh sẽ chuyển đổi sang một hệ thống thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Dù việc đạp phanh trở nên “không thoải mái” nhưng tổng thể hệ thống phanh vẫn hoạt động đúng như yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của luật Việt Nam.
HVN cũng chia sẻ thêm rằng tính đến ngày 11/6/2019, họ đã ghi nhận 6 khách hàng sử dụng xe CR-V thế hệ mới phản hồi về hiện tượng này và đã tiến hành cài đặt lại phần mềm ECU cho toàn bộ các mẫu xe trên để tránh tái diễn. HVN cũng khẳng định “các khách hàng này đã hoàn toàn đồng ý với kết luận cũng như phương án giải quyết từ phía HVN”.
Như vậy, có thể tạm hiểu rằng trong trường hợp này thì xe Honda CR-V không bị lỗi và sự cố xảy ra là do cách khách hàng thao tác không đúng kỹ thuật. Thế nhưng tại sao HVN vẫn phải thực hiện “cài đặt lại phần mềm ECU”?
Để trả lời tường tận vấn đề này, trước hết cần phải nắm rõ một số điều như sau.
Thứ nhất, hệ thống cruise control trên các mẫu xe đời mới hiện nay đều đã trở thành Adaptive Cruise Control (ACC). So với cruise control cơ bản nhiều năm về trước, ACC “thông minh” hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ cảm biến, camera hay thậm chí radar giám sát khoảng cách với các phương tiện/vật thể phía trước… Chúng cùng phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, tạo nên một giải pháp công nghệ ưu việt. Tuy nhiên, ACC chỉ hoạt động đúng mục đích khi có đủ các thành phần kết cấu, thiếu một cái thôi là rất dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Thứ hai, Honda CR-V thế hệ mới nhất cũng được trang bị ACC như là một trong số nhiều công nghệ thuộc gói tổ hợp an toàn mang tên Honda Sensing. ACC hoàn toàn đủ khả năng hoạt động độc lập, nhưng các kỹ sư Honda luôn thiết kế để các công nghệ trong gói Honda Sensing có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau, chủ yếu qua thuật toán phần mềm. Bằng cách này, họ đã để cho ACC nhận thêm sự hỗ trợ từ tính năng Collision Mitigation Braking System (CMBS – hỗ trợ phanh để giữ khoảng cách và tránh va chạm xe phía trước).
Khi một chiếc Honda CR-V thế hệ mới được trang bị Honda Sensing, nó sở hữu đủ cả ACC và CMBS cùng các công nghệ khác, lúc đó mọi thứ sẽ vận hành đúng như những gì các kỹ sư Honda thiết kế cũng như thử nghiệm từ trước. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ CR-V bán ra tại Việt Nam không có đầy đủ gói Honda Sensing. Tính năng cruise control vẫn hiện hữu, nhưng do thiếu các hệ thống hỗ trợ còn lại nên cách thức vận hành sẽ không được trọn vẹn.
Nói cách khác, khi nhập CR-V thế hệ mới từ Thái Lan về Việt Nam để bán, nhà phân phối HVN đã chọn phương án “cắt bớt” rất nhiều tính năng nhằm giảm giá thành, trong đó có phần lớn các công nghệ thuộc gói Honda Sensing. Thuật toán phần mềm trong xe ở Việt Nam thì vẫn giống xe ở Thái Lan, nhưng các giải pháp phần cứng (cảm biến, radar…) thì không đầy đủ, nên tính năng cruise control trên CR-V tại Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể hoạt động giống như ACC trên xe Thái Lan được.
Về nguyên tắc, khi một hệ thống được điều khiển bởi máy tính (ở đây là ECU của xe) mà các tham số đầu vào không còn đầy đủ nữa thì khả năng rất cao là hệ thống điều khiển đó sẽ làm việc không đúng với thiết kế ban đầu. Điều này lý giải vì sao HVN đã “cài đặt lại phần mềm ECU” như cách giải quyết sự cố với khách hàng. Rất có thể những gì họ làm chỉ đơn thuần là thay thế phần mềm hiện tại của CR-V – vốn được viết cho xe có đầy đủ Honda Sensing – bằng phần mềm cho xe dùng cruise control cơ bản trước đây mà thôi.
Rõ ràng, cách khắc phục sự cố này chỉ mang tính chất nhất thời. Về lâu dài, điều đúng đắn nhất mà HVN cần làm là nhập khẩu xe CR-V với đầy đủ gói công nghệ an toàn Honda Sensing, đồng thời giữ nguyên phần mềm ECU như xe tại Thái Lan. Khách hàng Việt Nam xứng đáng được nhận chiếc xe đúng như những gì nó được thiết kế từ ban đầu, không bị cắt xén gì hết. Lợi nhuận trong kinh doanh tuy cũng quan trọng đấy, nhưng không phải là yếu tố tiên quyết để phải ưu tiên hơn những tính năng thiết thực của xe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, bản thân những ai đang sử dụng ô tô đời mới cũng nên tìm hiểu kỹ cách thao tác những tính năng và công nghệ hiện đại trên xe, nhằm giảm thiểu tối đa sai lầm. Trong trường hợp này, thao tác đúng đắn nhất khi muốn tắt cruise control là phải BẤM NÚT TRÊN VÔ-LĂNG, chứ không phải nhấn chân phanh! Chính thói quen để chân “phòng hờ” lên bàn đạp (rồi vô tình nhấn nhẹ vào phanh/ga mà không ý thức được) đã trở thành tác nhân gây phát sinh sự “không thấu hiểu nhau” giữa người và xe, qua đó dẫn đến điều mà người lái tưởng rằng là sự cố, nhưng thực ra chẳng sao cả!
Tổng hợp
Sau khi vượt qua cơn hoảng loạn ban đầu, vị chủ xe này cũng đã đưa được chiếc CR-V của mình về trạng thái dừng hoàn toàn để tắt máy rồi khởi động lại. May mắn là xe không còn báo lỗi nữa, mọi thứ lại hoạt động bình thường, nhưng sự lo lắng vẫn còn đó nên chủ xe đã tìm đến một garage gần nhất nhằm kiểm tra cụ thể hơn. Dù vậy, việc kiểm tra này không thu được kết quả nào rõ ràng, thế nên chủ xe đã đem câu chuyện lên mạng xã hội nhằm tìm lời giải đáp chính xác nhất.
Trước thông tin này, Honda Việt Nam (HVN) đưa ra lời giải thích chính thức về vụ việc như sau: hiện tượng “cứng chân phanh” xảy ra trên xe CR-V thế hệ mới do cảm biến nhận ra vấn đề bất thường ở hệ thống trợ lực phanh – cụ thể ở đây là sự thay đổi chu trình của bàn đạp phanh, phát sinh khi khách hàng đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh trong một khoảng thời gian nhất định khi xe đang lăn bánh với tính năng cruise control. Khi ghi nhận vấn đề bất thường, trợ lực phanh sẽ chuyển đổi sang một hệ thống thay thế nhằm đảm bảo an toàn. Dù việc đạp phanh trở nên “không thoải mái” nhưng tổng thể hệ thống phanh vẫn hoạt động đúng như yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn của luật Việt Nam.
HVN cũng chia sẻ thêm rằng tính đến ngày 11/6/2019, họ đã ghi nhận 6 khách hàng sử dụng xe CR-V thế hệ mới phản hồi về hiện tượng này và đã tiến hành cài đặt lại phần mềm ECU cho toàn bộ các mẫu xe trên để tránh tái diễn. HVN cũng khẳng định “các khách hàng này đã hoàn toàn đồng ý với kết luận cũng như phương án giải quyết từ phía HVN”.
Như vậy, có thể tạm hiểu rằng trong trường hợp này thì xe Honda CR-V không bị lỗi và sự cố xảy ra là do cách khách hàng thao tác không đúng kỹ thuật. Thế nhưng tại sao HVN vẫn phải thực hiện “cài đặt lại phần mềm ECU”?
Để trả lời tường tận vấn đề này, trước hết cần phải nắm rõ một số điều như sau.
Thứ nhất, hệ thống cruise control trên các mẫu xe đời mới hiện nay đều đã trở thành Adaptive Cruise Control (ACC). So với cruise control cơ bản nhiều năm về trước, ACC “thông minh” hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ cảm biến, camera hay thậm chí radar giám sát khoảng cách với các phương tiện/vật thể phía trước… Chúng cùng phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, tạo nên một giải pháp công nghệ ưu việt. Tuy nhiên, ACC chỉ hoạt động đúng mục đích khi có đủ các thành phần kết cấu, thiếu một cái thôi là rất dễ xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Thứ hai, Honda CR-V thế hệ mới nhất cũng được trang bị ACC như là một trong số nhiều công nghệ thuộc gói tổ hợp an toàn mang tên Honda Sensing. ACC hoàn toàn đủ khả năng hoạt động độc lập, nhưng các kỹ sư Honda luôn thiết kế để các công nghệ trong gói Honda Sensing có thể hỗ trợ qua lại lẫn nhau, chủ yếu qua thuật toán phần mềm. Bằng cách này, họ đã để cho ACC nhận thêm sự hỗ trợ từ tính năng Collision Mitigation Braking System (CMBS – hỗ trợ phanh để giữ khoảng cách và tránh va chạm xe phía trước).
Khi một chiếc Honda CR-V thế hệ mới được trang bị Honda Sensing, nó sở hữu đủ cả ACC và CMBS cùng các công nghệ khác, lúc đó mọi thứ sẽ vận hành đúng như những gì các kỹ sư Honda thiết kế cũng như thử nghiệm từ trước. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ CR-V bán ra tại Việt Nam không có đầy đủ gói Honda Sensing. Tính năng cruise control vẫn hiện hữu, nhưng do thiếu các hệ thống hỗ trợ còn lại nên cách thức vận hành sẽ không được trọn vẹn.
Nói cách khác, khi nhập CR-V thế hệ mới từ Thái Lan về Việt Nam để bán, nhà phân phối HVN đã chọn phương án “cắt bớt” rất nhiều tính năng nhằm giảm giá thành, trong đó có phần lớn các công nghệ thuộc gói Honda Sensing. Thuật toán phần mềm trong xe ở Việt Nam thì vẫn giống xe ở Thái Lan, nhưng các giải pháp phần cứng (cảm biến, radar…) thì không đầy đủ, nên tính năng cruise control trên CR-V tại Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể hoạt động giống như ACC trên xe Thái Lan được.
Về nguyên tắc, khi một hệ thống được điều khiển bởi máy tính (ở đây là ECU của xe) mà các tham số đầu vào không còn đầy đủ nữa thì khả năng rất cao là hệ thống điều khiển đó sẽ làm việc không đúng với thiết kế ban đầu. Điều này lý giải vì sao HVN đã “cài đặt lại phần mềm ECU” như cách giải quyết sự cố với khách hàng. Rất có thể những gì họ làm chỉ đơn thuần là thay thế phần mềm hiện tại của CR-V – vốn được viết cho xe có đầy đủ Honda Sensing – bằng phần mềm cho xe dùng cruise control cơ bản trước đây mà thôi.
Rõ ràng, cách khắc phục sự cố này chỉ mang tính chất nhất thời. Về lâu dài, điều đúng đắn nhất mà HVN cần làm là nhập khẩu xe CR-V với đầy đủ gói công nghệ an toàn Honda Sensing, đồng thời giữ nguyên phần mềm ECU như xe tại Thái Lan. Khách hàng Việt Nam xứng đáng được nhận chiếc xe đúng như những gì nó được thiết kế từ ban đầu, không bị cắt xén gì hết. Lợi nhuận trong kinh doanh tuy cũng quan trọng đấy, nhưng không phải là yếu tố tiên quyết để phải ưu tiên hơn những tính năng thiết thực của xe và sự an toàn của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, bản thân những ai đang sử dụng ô tô đời mới cũng nên tìm hiểu kỹ cách thao tác những tính năng và công nghệ hiện đại trên xe, nhằm giảm thiểu tối đa sai lầm. Trong trường hợp này, thao tác đúng đắn nhất khi muốn tắt cruise control là phải BẤM NÚT TRÊN VÔ-LĂNG, chứ không phải nhấn chân phanh! Chính thói quen để chân “phòng hờ” lên bàn đạp (rồi vô tình nhấn nhẹ vào phanh/ga mà không ý thức được) đã trở thành tác nhân gây phát sinh sự “không thấu hiểu nhau” giữa người và xe, qua đó dẫn đến điều mà người lái tưởng rằng là sự cố, nhưng thực ra chẳng sao cả!
Tổng hợp