vungocbach
Thành viên kỳ cựu
- Bài viết
- 4,170
- Loại bài
- Tư vấn
- Views
- 158
Trong công cuộc mang đến sự an toàn tuyệt đối dành cho hành khách và người lái trên xe hơi, các nhà sản xuất đã tạo ra vô số các hệ thống, tính năng hỗ trợ để đảm trách việc này. Một trong số đó, rất nổi tiếng, đó là túi khí.
Nhiều loại túi khí đã được tạo ra từ khi chúng ra mắt lần đầu vào nửa sau thế kỷ trước, bao gồm cả túi khí dành cho người đi bộ bên ngoài xe. Hiện nay, một trong số những vị trí đặt túi khí tốt nhất bên cạnh phía trước đó là hai bên cửa sổ và vị trí này đang dần trở thành nơi bắt buộc phải được trang bị túi khí rèm cửa ở một số thị trường trên khắp thế giới.
Được phát triển trên nền tảng của hệ thống túi khí trước, các túi khí rèm cửa được trang bị ở hai bên hông khoang lái lần đầu vào năm 1998. Đây cũng là nơi có ít không gian chịu lực nhất khi tai nạn xảy ra khi cả phía trước và phía sau khoang lái đều có được khung dầm hấp thụ lực. Thay vì phải thiết kế lại khung sườn xung quanh, các nhà sản xuất đã tìm ra rằng nếu thêm túi khí vào khu vực này sẽ giúp giảm thiểu tối đa chấn thương đồng thời tiết kiệm chi phí cho chiếc xe đó.
Khi nổ, túi khí rèm sẽ che phủ toàn bộ phần khung cửa sổ, đảm bảo hành khách bên va chạm không bị tác động trực tiếp bởi xe gây tai nạn. Hệ thống túi khí sẽ bao gồm các cảm biến được đặt trên trụ B hoặc trên cửa với nhiệm vụ phát hiện va chạm và túi khí nào sẽ được triển khai. Ngay lập tức, khí nén sẽ thổi phồng các túi khí trước khi chúng xì ra ngoài sau khi va chạm hoàn tất. Tất cả quá trình phản ứng này chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một giây.
Túi khi rèm cửa không chỉ ngăn hành khách bị tác động trực tiếp lên cơ thể khi va chạm xảy ra mà còn ngăn chặn các mảnh vỡ bên ngoài bay vào khoang lái gây nguy hiểm. Ngoài ra, ở một số các dòng xe cao cấp, túi khí rèm cửa còn được thiết kế với khả năng bảo vệ hành khách xe lật vòng. Ở trường hợp này, các cảm biến của hệ thống sẽ giám định độ nghiêng khi tai nạn xảy ra nhằm xả khí ra khỏi túi khí lâu hơn so với bình thường nhằm giúp ngăn các mảnh kính vỡ và địa hình bên ngoài tác động vào người ngồi bên trong xe.
Để có được sự bền bỉ khi bảo vệ người ngồi bên trong, các túi khí rèm cửa sẽ được sản xuất với vật liệu chính được dệt từ vải tổng hợp và phủ lớp bôi trơn. Khác biệt lớn nhất của hệ thống này so với túi khí không thường là chúng có kích thước lớn hơn (che phủ toàn bộ cửa sổ) và cấu trúc phẳng để tăng diện tích bảo vệ. Đồng thời, chúng được chia thành nhiều khoang khác nhau để chịu đựng lực va đập. Ở một số dòng xe, cảm biến và hệ thống điều khiển sẽ tính toán vị trí chịu lực để bơm túi khí một cách tối ưu hơn.
Túi khí rèm cửa cùng các chi tiết bảo vệ bị động bên hông
Không hoạt động riêng lẻ, hệ thống túi khí rèm hiện đại thường kết hợp hoạt động cùng các hệ thống túi khí bảo vệ khác được trang bị khắp xe. Ngoài ra, một số hệ thống an toàn khác cũng được trang bị trên xe, hoạt động chủ động và bị động khi xảy ra tai nạn. Ở khía cạnh chủ động, đó có thể là hệ thống cân bằng điện tử nhằm tránh lật xe, hệ thống treo với khả năng nâng xe nhằm tránh va chạm trực tiếp… Về mặt bị động, khung sườn xe cũng sẽ được gia cố, kính xe sử dụng loại ít gây hại khi vỡ cũng như hạn chế sử dụng các chi tiết có thể gây tổn thương cho hành khách khi tai nạn xảy đến.
Khung gầm với các dầm bảo vệ tăng cường của Mercedes-Benz S-Class mới
Hiện tại, túi khí rèm cửa đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe bán ra tại thị trường Mỹ từ năm 2013. Ở một số thị trường khác, chúng được bán dưới dạng tùy chọn với giá chỉ khoảng trên dưới 100 USD.
Nguồn tổng hợp
Nhiều loại túi khí đã được tạo ra từ khi chúng ra mắt lần đầu vào nửa sau thế kỷ trước, bao gồm cả túi khí dành cho người đi bộ bên ngoài xe. Hiện nay, một trong số những vị trí đặt túi khí tốt nhất bên cạnh phía trước đó là hai bên cửa sổ và vị trí này đang dần trở thành nơi bắt buộc phải được trang bị túi khí rèm cửa ở một số thị trường trên khắp thế giới.
Được phát triển trên nền tảng của hệ thống túi khí trước, các túi khí rèm cửa được trang bị ở hai bên hông khoang lái lần đầu vào năm 1998. Đây cũng là nơi có ít không gian chịu lực nhất khi tai nạn xảy ra khi cả phía trước và phía sau khoang lái đều có được khung dầm hấp thụ lực. Thay vì phải thiết kế lại khung sườn xung quanh, các nhà sản xuất đã tìm ra rằng nếu thêm túi khí vào khu vực này sẽ giúp giảm thiểu tối đa chấn thương đồng thời tiết kiệm chi phí cho chiếc xe đó.
Khi nổ, túi khí rèm sẽ che phủ toàn bộ phần khung cửa sổ, đảm bảo hành khách bên va chạm không bị tác động trực tiếp bởi xe gây tai nạn. Hệ thống túi khí sẽ bao gồm các cảm biến được đặt trên trụ B hoặc trên cửa với nhiệm vụ phát hiện va chạm và túi khí nào sẽ được triển khai. Ngay lập tức, khí nén sẽ thổi phồng các túi khí trước khi chúng xì ra ngoài sau khi va chạm hoàn tất. Tất cả quá trình phản ứng này chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một giây.
Túi khi rèm cửa không chỉ ngăn hành khách bị tác động trực tiếp lên cơ thể khi va chạm xảy ra mà còn ngăn chặn các mảnh vỡ bên ngoài bay vào khoang lái gây nguy hiểm. Ngoài ra, ở một số các dòng xe cao cấp, túi khí rèm cửa còn được thiết kế với khả năng bảo vệ hành khách xe lật vòng. Ở trường hợp này, các cảm biến của hệ thống sẽ giám định độ nghiêng khi tai nạn xảy ra nhằm xả khí ra khỏi túi khí lâu hơn so với bình thường nhằm giúp ngăn các mảnh kính vỡ và địa hình bên ngoài tác động vào người ngồi bên trong xe.
Để có được sự bền bỉ khi bảo vệ người ngồi bên trong, các túi khí rèm cửa sẽ được sản xuất với vật liệu chính được dệt từ vải tổng hợp và phủ lớp bôi trơn. Khác biệt lớn nhất của hệ thống này so với túi khí không thường là chúng có kích thước lớn hơn (che phủ toàn bộ cửa sổ) và cấu trúc phẳng để tăng diện tích bảo vệ. Đồng thời, chúng được chia thành nhiều khoang khác nhau để chịu đựng lực va đập. Ở một số dòng xe, cảm biến và hệ thống điều khiển sẽ tính toán vị trí chịu lực để bơm túi khí một cách tối ưu hơn.
Túi khí rèm cửa cùng các chi tiết bảo vệ bị động bên hông
Không hoạt động riêng lẻ, hệ thống túi khí rèm hiện đại thường kết hợp hoạt động cùng các hệ thống túi khí bảo vệ khác được trang bị khắp xe. Ngoài ra, một số hệ thống an toàn khác cũng được trang bị trên xe, hoạt động chủ động và bị động khi xảy ra tai nạn. Ở khía cạnh chủ động, đó có thể là hệ thống cân bằng điện tử nhằm tránh lật xe, hệ thống treo với khả năng nâng xe nhằm tránh va chạm trực tiếp… Về mặt bị động, khung sườn xe cũng sẽ được gia cố, kính xe sử dụng loại ít gây hại khi vỡ cũng như hạn chế sử dụng các chi tiết có thể gây tổn thương cho hành khách khi tai nạn xảy đến.
Khung gầm với các dầm bảo vệ tăng cường của Mercedes-Benz S-Class mới
Hiện tại, túi khí rèm cửa đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe bán ra tại thị trường Mỹ từ năm 2013. Ở một số thị trường khác, chúng được bán dưới dạng tùy chọn với giá chỉ khoảng trên dưới 100 USD.
Nguồn tổng hợp