Do Hai
Lơ Xe
- Bài viết
- 144
- Views
- 1025
Ngày 24 đoàn chia tay Kyrgyzstan và gian nan nhập cảnh Uzbekistan trong 8 tiếng đồng hồ để hoàn tất thủ tục hải quan. Ngày 25 đoàn có dịp khám phá thủ đô Tashkent và ghé thăm quan chợ trời, nhà thờ Hồi giáo và quảng trường. Đặc biệt là thưởng thức món phở và cơm Việt Nam tại Uzbekistan.
Sáng ngày 24, cả nhóm tiếp tục lên đường, chia tay với thành phố Osh (Kyrgyzstan) đến thành phố Tashkent (Uzbekistan). Cả nhóm mất 4 tiếng để làm thủ tục xuất cảnh Kyrgyzstan, tiếp đó cả nhóm chờ trong khu vực vùng đệm giữa hai nước. Các thành viên không lái xe thì sẽ mang vali vào bên trong ngồi chờ. Quá trình nhập cảnh vào Uzbekistan mất hơn 4 tiếng.
Tổng thời gian gần 9 tiếng để hoàn tất thủ tục xuất cảnh Kyrgyzstan và nhập cảnh Uzbekistan. Số lượng xe qua đây không nhiều nhưng thủ tục làm việc khá lâu, họ ưu tiên cho xe vận tải là chính. Thậm chí chờ cả trăm xe tải đi qua nhưng đoàn xe con vẫn còn vướng lại để kiểm tra.
“Mấy anh bộ đội thấy anh em đứng chờ ngoài nắng nên mở cổng cho 3 xe qua trước, cứ tưởng qua là xong nhưng nào ngờ đến vùng đệm giữa hai nước vẫn còn phải chờ đợi rất lâu“.
Khi vào đăng ký thủ tục nhập cảnh bằng hộ chiếu, đăng ký xe và chờ chó nghiệp vụ vào kiểm tra, mất cả hành lý trên xe phải mang xuống kiểm tra… “chỉ chưa cần mở hết toàn bộ tap-lô, tap-pi của xe để kiểm tra“.
Sau 24 ngày, đoàn chỉ đi qua 6 quốc gia, trong các ngày tiếp theo đoàn di chuyển qua Kazakhstan, Azerbaijan,… hy vọng các cửa khẩu khác sẽ nhẹ nhàng hơn.
“Con đường tơ lụa khá gian nan dù sao thì những cung đường, chờ đợi cũng là trải nghiệm. Cả nhóm mình cũng may mắn là những đoàn Việt Nam đầu tiên đi qua các nước thuộc khu vực Trung Á”.
Từ điểm nhập cảnh, đoàn còn di chuyển thêm 361 km nữa để đến thủ đô Uzbekistan, thời gian di chuyển khoảng 6 tiếng. Đến 11 giờ kém 10, cả nhóm ăn tối trước khi về nhận phòng tại khách sạn.
Thủ đô Tashkent nghìn năm tuổi của Uzbekistan, được biết đến là điểm huyết mạch nối liền giao thương giữa các nước phương Tây và phương Đông. Tashkent từng là một mắt xích quan trọng trong “Con đường tơ lụa” nối liền phương Đông và phương Tây. Nơi đây được giới thương nhân thời xưa gọi là “Thành phố đá” hay “Thành phố ngọc lam” bởi mặt hàng nổi tiếng nhất ở đây là đá quý.
Tashkent từng là một mắt xích quan trọng trong “Con đường tơ lụa” nối liền phương Đông và phương Tây. Nơi đây được giới thương nhân thời xưa gọi là “Thành phố đá” hay “Thành phố ngọc lam” bởi mặt hàng nổi tiếng nhất ở đây là đá quý.
Một số trạm dừng của hệ thống tàu điện Tashkent với cấu trúc cầu kì đem đến cho du khách cảm giác như đang bước vào cung điện, trụ và trần nhà điêu khắc tinh xảo hay những chùm đèn pha lê lấp lánh thay vì bóng điện thông thường như các trạm tàu ở nước khác.
Khách sạn Uzbekistan là biểu tượng của kiến trúc Xô Viết được xây dựng vào năm 1974 bởi nhà thiết kế Ilya Merport, trước đó khách sạn được dự kiến đặt tên “Intourist”, quy mô nhỏ hơn, ít tầng hơn. Tuy nhiên thành phố Tashkent là nơi quan trọng với tư cách là “mặt tiền phía Đông” của Liên Xô và thực hiện tổ chức các hoạt động sự kiện quốc tế. Đó là lý do khách sạn Uzbekistan được mở rộng hơn và cũng là dự án quan trọng thời điểm đó.
Số tầng tăng lên 17 tầng, sức chứa 900 khách (dự kiến ban đầu là 750 khách). Nét đặc biệt của cấu trúc khách sạn là dạng cuốn sách đang mở.
Tashkent nằm trong khu vực có địa chấn nghiêm trọng, vì vậy phần cao tầng của tòa nhà được gia cố bằng khung kim loại để bảo vệ khỏi động đất. Một tầng hầm hai tầng được làm bằng nguyên khối, bê tông cốt thép với các bức tường dày 100 cm, cao 9 m đóng vai trò như một nền móng giống như hình hộp.
Khung của tất cả các khối của tòa nhà được thiết kế cho chịu được động đất cấp 9. Mỗi khối được ngăn cách với nhau bằng các đường nối chống địa chấn và dầm bê tông cốt thép có khớp nối với hệ thống hỗ trợ để ngăn ngừa thiệt hại do sóng xung kích động đất.
“Khi vừa qua điểm nhập cảnh mình không nghĩ quốc gia này phát triển hiện đại tới như vậy, nhưng từ khi chạy trên đường đèo ôm qua núi thì mới công nhận ở đây phát triển quá mức tưởng tượng”, anh Phong Hồ chia sẻ.
“Nhắc đến Trung Á, chúng ta có quá ít thông tin về họ nên không nghĩ rằng nơi đây quá tuyệt vời như vậy. Đường sá 5-6 làn ô tô, kinh tế và văn minh, hiện đại, không khác gì khu vực châu Âu. Ở đây đa phần là ô tô của thương hiệu Chevrolet và hình như không có xe hai bánh. Đa phần là ô tô dòng phổ thông, không thấy bóng dáng của xe sang như Mercedes, BMW, Porsche…“, anh Thành chia sẻ.
“Điều đầu tiên khi qua biên giới Uzbekistan chúng ta là đoàn Việt Nam đầu tiên nên thủ tục chờ khá lâu, tầm 7-8 tiếng và chạy thêm 350 km. Cơ bản hôm qua chờ đợi là chính, hôm nay mới được đi ngắm nhìn xung quanh. Thời tiết và không khí ở đây tuyệt vời, không hề có sự ô nhiễm khói bụi, cảnh quan vẫn mang hình ảnh của Liên Xô cũ, Nga; quy hoạch kiến trúc chỉnh chu. Chuyến đi này thể hiện rõ sự chuyển đổi rõ từ văn hoá Á sang Âu, từ kiến trước cho đến con người“, anh Tú chia sẻ.
Nhà thờ Hồi giáo Minor – thành phố Tashkent
Nhà thờ Hồi giáo Minor là một nhà thờ Hồi giáo mới ở Tashkent, thủ đô của Uzbekistan; nằm trên bờ kênh Anhor. Toàn bộ công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống phương Đông và Uzbekistan.
Tòa nhà chính của nhà thờ – một phòng thờ cầu nguyện, là công trình hai tầng được cạnh bờ bởi hai cổng thờ. Ở các góc của mặt tiền chính là hai tháp chuông cao 38 m.
Đồng thời, nhà thờ khác với những tòa nhà gạch cổ đại ở chỗ nó được phủ bằng đá cẩm thạch trắng. Nội thất của nhà thờ được trang trí theo phong cách Naqsh.
Nhà thờ Minor hiện là một trong những trung tâm tinh thần Hồi giáo lớn nhất ở Tashkent và Uzbekistan. Tất cả các khắc chữ trong nhà thờ đều được tạo ra theo thiết kế của các thư pháp giả Habibullo Solikh, Islam Mamatov và Abdulgofur Haqberdiyev.
Tượng Thiếp Mộc Nhi
Thiếp Mộc Nhi (tiếng Ba Tư: تیمور Timūr, tiếng Sát Hợp Đài: Temür, tiếng Uzbek: Temur, chữ Hán: 帖木兒; sinh ngày 8/4/1336 mất 18/2/1405. Thiếp Mộc Nhi là hoàng đế, chính trị gia, nhà quân sự kiệt xuất người Đột Quyết – Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Timurid ở Ba Tư và Trung Á.
Theo một số tài liệu, Thiếp Mộc Nhi vốn là người Ba Tư hoá chứ không phải là dân du mục. Ông là hậu duệ của Thiết Mộc Chân tức là Thành Cát Tư Hãn, nhánh của dòng Sát Hợp Đài.
Thiếp Mộc Nhi là một trong những người chưa thua một trận chiến nào trong suốt cuộc đời, ông được nhiều người coi là một trong những nhà lãnh đạo và chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Thiếp Mộc Nhi cũng được coi là người bảo trợ lớn cho nghệ thuật và kiến trúc, khi ông tiếp xúc với các trí thức như Ibn Khaldun và Hafiz-i Abru và triều đại của ông đã bắt đầu thời kỳ Phục hưng Timurid.
Thiếp Mộc Nhi được xem như là một trong những nhà chinh phạt du mục lớn cuối cùng ở thảo nguyên Á-Âu. Quân đội đa sắc tộc của ông đã gieo rắt nỗi sợ hãi trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu bằng các cuộc bành trướng quân sự đẫm máu trên diện rộng. Các học giả ước tính rằng các chiến dịch quân sự của Thiếp Mộc Nhi đã gây ra cái chết của 17 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới vào thời điểm đó.
Trong số tất cả các khu vực mà ông ta chinh phục, Khwarazm phải hứng chịu nhiều nhất từ các cuộc thảo phạt, vì người dân ở đó đã nổi dậy nhiều lần để chống lại sự cai trị của ông.
Là người có dòng dõi Đột Quyết – Mông Cổ, Timur chịu thấm nhuần trong văn hóa Ba Tư. Ông đã khao khát phục hưng lại Đế quốc Mông Cổ, thế nhưng trận chiến ác liệt nhất của ông là chiến dịch quân sự trước hãn quốc Kim Trướng của Mông Cổ, một cuộc xung đột không thể tránh khỏi sau chiến dịch trước đó của ông nhằm tiêu diệt Tokhtamysh.
Ông tự cho mình là một ghazi (chiến binh thần của đạo Hồi), nhưng các trận đánh lớn nhất của ông lại là trước các quốc gia Hồi giáo khác.
Đặc biệt cả nhóm thưởng thức món Phở Việt Nam tại Uzbekistan do bác Tân – người Việt Nam đến Uzbekistan sinh sống. Bác Tân tốt nghiệp đại học tại Uzbekistan năm 1978, đến năm 1988 về lại đây hướng dẫn sinh viên Việt học nghề. Từ năm 1992, bác Tân chính thức sinh sống tại đây và trải qua nhiều nghề, bác đã xây dựng nên nhà máy mì ăn liền và vừa bán đầu năm 2024, sau đó mở thêm trang trại chăn nuôi lợn nhưng cũng đã bán vì đã 70 tuổi nên không còn làm quá nhiều.
“Hiện nay tôi còn nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cây trung tâm 200 km. Cộng đồng người Việt tại Uzbekistan tầm 20-30 người“, bác Tân chủ quán chia sẻ.
Theo anh em trong đoàn thì có thể đây là nhóm khách Việt Nam đông nhất từ trước đến giờ nên ngay cả chủ quán cũng phải chạy ra mua thêm thịt, rau…
“Đi hơn 10.000 km mà được thưởng thức món phở đặc trưng như mình đang ở Việt Nam“, bác Đ chia sẻ.
Bữa tối của nhóm cũng ăn tại quán phở của bác Tân, sau 25 ngày rong ruổi trên đường, cả nhóm mới được ăn món Việt từ thịt luộc cà pháo, mắm tôm, gà luộc…
“Ở Việt Nam những món ăn này rất bình thường, nhưng ở đây thì rất quý. Ban đầu nhìn hình ảnh trong nhóm zalo cứ tưởng là giỡn vì không nghĩ tại Uzbekistan có món này. Không thể diễn tả thế nào cho các bạn hình dung được cảm giác này, nếu bạn nào từng đi tour hơn 20 ngày mới hiểu việc thèm các món ăn đơn giản như thế này“, anh Phong Hồ chia sẻ.
>>> Còn Tiếp
Sáng ngày 24, cả nhóm tiếp tục lên đường, chia tay với thành phố Osh (Kyrgyzstan) đến thành phố Tashkent (Uzbekistan). Cả nhóm mất 4 tiếng để làm thủ tục xuất cảnh Kyrgyzstan, tiếp đó cả nhóm chờ trong khu vực vùng đệm giữa hai nước. Các thành viên không lái xe thì sẽ mang vali vào bên trong ngồi chờ. Quá trình nhập cảnh vào Uzbekistan mất hơn 4 tiếng.
Tổng thời gian gần 9 tiếng để hoàn tất thủ tục xuất cảnh Kyrgyzstan và nhập cảnh Uzbekistan. Số lượng xe qua đây không nhiều nhưng thủ tục làm việc khá lâu, họ ưu tiên cho xe vận tải là chính. Thậm chí chờ cả trăm xe tải đi qua nhưng đoàn xe con vẫn còn vướng lại để kiểm tra.
“Mấy anh bộ đội thấy anh em đứng chờ ngoài nắng nên mở cổng cho 3 xe qua trước, cứ tưởng qua là xong nhưng nào ngờ đến vùng đệm giữa hai nước vẫn còn phải chờ đợi rất lâu“.
Khi vào đăng ký thủ tục nhập cảnh bằng hộ chiếu, đăng ký xe và chờ chó nghiệp vụ vào kiểm tra, mất cả hành lý trên xe phải mang xuống kiểm tra… “chỉ chưa cần mở hết toàn bộ tap-lô, tap-pi của xe để kiểm tra“.
Sau 24 ngày, đoàn chỉ đi qua 6 quốc gia, trong các ngày tiếp theo đoàn di chuyển qua Kazakhstan, Azerbaijan,… hy vọng các cửa khẩu khác sẽ nhẹ nhàng hơn.
“Con đường tơ lụa khá gian nan dù sao thì những cung đường, chờ đợi cũng là trải nghiệm. Cả nhóm mình cũng may mắn là những đoàn Việt Nam đầu tiên đi qua các nước thuộc khu vực Trung Á”.
Từ điểm nhập cảnh, đoàn còn di chuyển thêm 361 km nữa để đến thủ đô Uzbekistan, thời gian di chuyển khoảng 6 tiếng. Đến 11 giờ kém 10, cả nhóm ăn tối trước khi về nhận phòng tại khách sạn.
Thủ đô Tashkent nghìn năm tuổi của Uzbekistan, được biết đến là điểm huyết mạch nối liền giao thương giữa các nước phương Tây và phương Đông. Tashkent từng là một mắt xích quan trọng trong “Con đường tơ lụa” nối liền phương Đông và phương Tây. Nơi đây được giới thương nhân thời xưa gọi là “Thành phố đá” hay “Thành phố ngọc lam” bởi mặt hàng nổi tiếng nhất ở đây là đá quý.
Tashkent từng là một mắt xích quan trọng trong “Con đường tơ lụa” nối liền phương Đông và phương Tây. Nơi đây được giới thương nhân thời xưa gọi là “Thành phố đá” hay “Thành phố ngọc lam” bởi mặt hàng nổi tiếng nhất ở đây là đá quý.
Một số trạm dừng của hệ thống tàu điện Tashkent với cấu trúc cầu kì đem đến cho du khách cảm giác như đang bước vào cung điện, trụ và trần nhà điêu khắc tinh xảo hay những chùm đèn pha lê lấp lánh thay vì bóng điện thông thường như các trạm tàu ở nước khác.
Khách sạn Uzbekistan là biểu tượng của kiến trúc Xô Viết được xây dựng vào năm 1974 bởi nhà thiết kế Ilya Merport, trước đó khách sạn được dự kiến đặt tên “Intourist”, quy mô nhỏ hơn, ít tầng hơn. Tuy nhiên thành phố Tashkent là nơi quan trọng với tư cách là “mặt tiền phía Đông” của Liên Xô và thực hiện tổ chức các hoạt động sự kiện quốc tế. Đó là lý do khách sạn Uzbekistan được mở rộng hơn và cũng là dự án quan trọng thời điểm đó.
Số tầng tăng lên 17 tầng, sức chứa 900 khách (dự kiến ban đầu là 750 khách). Nét đặc biệt của cấu trúc khách sạn là dạng cuốn sách đang mở.
Tashkent nằm trong khu vực có địa chấn nghiêm trọng, vì vậy phần cao tầng của tòa nhà được gia cố bằng khung kim loại để bảo vệ khỏi động đất. Một tầng hầm hai tầng được làm bằng nguyên khối, bê tông cốt thép với các bức tường dày 100 cm, cao 9 m đóng vai trò như một nền móng giống như hình hộp.
Khung của tất cả các khối của tòa nhà được thiết kế cho chịu được động đất cấp 9. Mỗi khối được ngăn cách với nhau bằng các đường nối chống địa chấn và dầm bê tông cốt thép có khớp nối với hệ thống hỗ trợ để ngăn ngừa thiệt hại do sóng xung kích động đất.
“Khi vừa qua điểm nhập cảnh mình không nghĩ quốc gia này phát triển hiện đại tới như vậy, nhưng từ khi chạy trên đường đèo ôm qua núi thì mới công nhận ở đây phát triển quá mức tưởng tượng”, anh Phong Hồ chia sẻ.
“Nhắc đến Trung Á, chúng ta có quá ít thông tin về họ nên không nghĩ rằng nơi đây quá tuyệt vời như vậy. Đường sá 5-6 làn ô tô, kinh tế và văn minh, hiện đại, không khác gì khu vực châu Âu. Ở đây đa phần là ô tô của thương hiệu Chevrolet và hình như không có xe hai bánh. Đa phần là ô tô dòng phổ thông, không thấy bóng dáng của xe sang như Mercedes, BMW, Porsche…“, anh Thành chia sẻ.
“Điều đầu tiên khi qua biên giới Uzbekistan chúng ta là đoàn Việt Nam đầu tiên nên thủ tục chờ khá lâu, tầm 7-8 tiếng và chạy thêm 350 km. Cơ bản hôm qua chờ đợi là chính, hôm nay mới được đi ngắm nhìn xung quanh. Thời tiết và không khí ở đây tuyệt vời, không hề có sự ô nhiễm khói bụi, cảnh quan vẫn mang hình ảnh của Liên Xô cũ, Nga; quy hoạch kiến trúc chỉnh chu. Chuyến đi này thể hiện rõ sự chuyển đổi rõ từ văn hoá Á sang Âu, từ kiến trước cho đến con người“, anh Tú chia sẻ.
Nhà thờ Hồi giáo Minor – thành phố Tashkent
Nhà thờ Hồi giáo Minor là một nhà thờ Hồi giáo mới ở Tashkent, thủ đô của Uzbekistan; nằm trên bờ kênh Anhor. Toàn bộ công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống phương Đông và Uzbekistan.
Tòa nhà chính của nhà thờ – một phòng thờ cầu nguyện, là công trình hai tầng được cạnh bờ bởi hai cổng thờ. Ở các góc của mặt tiền chính là hai tháp chuông cao 38 m.
Đồng thời, nhà thờ khác với những tòa nhà gạch cổ đại ở chỗ nó được phủ bằng đá cẩm thạch trắng. Nội thất của nhà thờ được trang trí theo phong cách Naqsh.
Nhà thờ Minor hiện là một trong những trung tâm tinh thần Hồi giáo lớn nhất ở Tashkent và Uzbekistan. Tất cả các khắc chữ trong nhà thờ đều được tạo ra theo thiết kế của các thư pháp giả Habibullo Solikh, Islam Mamatov và Abdulgofur Haqberdiyev.
Tượng Thiếp Mộc Nhi
Thiếp Mộc Nhi (tiếng Ba Tư: تیمور Timūr, tiếng Sát Hợp Đài: Temür, tiếng Uzbek: Temur, chữ Hán: 帖木兒; sinh ngày 8/4/1336 mất 18/2/1405. Thiếp Mộc Nhi là hoàng đế, chính trị gia, nhà quân sự kiệt xuất người Đột Quyết – Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Timurid ở Ba Tư và Trung Á.
Theo một số tài liệu, Thiếp Mộc Nhi vốn là người Ba Tư hoá chứ không phải là dân du mục. Ông là hậu duệ của Thiết Mộc Chân tức là Thành Cát Tư Hãn, nhánh của dòng Sát Hợp Đài.
Thiếp Mộc Nhi là một trong những người chưa thua một trận chiến nào trong suốt cuộc đời, ông được nhiều người coi là một trong những nhà lãnh đạo và chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Thiếp Mộc Nhi cũng được coi là người bảo trợ lớn cho nghệ thuật và kiến trúc, khi ông tiếp xúc với các trí thức như Ibn Khaldun và Hafiz-i Abru và triều đại của ông đã bắt đầu thời kỳ Phục hưng Timurid.
Thiếp Mộc Nhi được xem như là một trong những nhà chinh phạt du mục lớn cuối cùng ở thảo nguyên Á-Âu. Quân đội đa sắc tộc của ông đã gieo rắt nỗi sợ hãi trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu bằng các cuộc bành trướng quân sự đẫm máu trên diện rộng. Các học giả ước tính rằng các chiến dịch quân sự của Thiếp Mộc Nhi đã gây ra cái chết của 17 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thế giới vào thời điểm đó.
Trong số tất cả các khu vực mà ông ta chinh phục, Khwarazm phải hứng chịu nhiều nhất từ các cuộc thảo phạt, vì người dân ở đó đã nổi dậy nhiều lần để chống lại sự cai trị của ông.
Là người có dòng dõi Đột Quyết – Mông Cổ, Timur chịu thấm nhuần trong văn hóa Ba Tư. Ông đã khao khát phục hưng lại Đế quốc Mông Cổ, thế nhưng trận chiến ác liệt nhất của ông là chiến dịch quân sự trước hãn quốc Kim Trướng của Mông Cổ, một cuộc xung đột không thể tránh khỏi sau chiến dịch trước đó của ông nhằm tiêu diệt Tokhtamysh.
Ông tự cho mình là một ghazi (chiến binh thần của đạo Hồi), nhưng các trận đánh lớn nhất của ông lại là trước các quốc gia Hồi giáo khác.
Đặc biệt cả nhóm thưởng thức món Phở Việt Nam tại Uzbekistan do bác Tân – người Việt Nam đến Uzbekistan sinh sống. Bác Tân tốt nghiệp đại học tại Uzbekistan năm 1978, đến năm 1988 về lại đây hướng dẫn sinh viên Việt học nghề. Từ năm 1992, bác Tân chính thức sinh sống tại đây và trải qua nhiều nghề, bác đã xây dựng nên nhà máy mì ăn liền và vừa bán đầu năm 2024, sau đó mở thêm trang trại chăn nuôi lợn nhưng cũng đã bán vì đã 70 tuổi nên không còn làm quá nhiều.
“Hiện nay tôi còn nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, cây trung tâm 200 km. Cộng đồng người Việt tại Uzbekistan tầm 20-30 người“, bác Tân chủ quán chia sẻ.
Theo anh em trong đoàn thì có thể đây là nhóm khách Việt Nam đông nhất từ trước đến giờ nên ngay cả chủ quán cũng phải chạy ra mua thêm thịt, rau…
“Đi hơn 10.000 km mà được thưởng thức món phở đặc trưng như mình đang ở Việt Nam“, bác Đ chia sẻ.
Bữa tối của nhóm cũng ăn tại quán phở của bác Tân, sau 25 ngày rong ruổi trên đường, cả nhóm mới được ăn món Việt từ thịt luộc cà pháo, mắm tôm, gà luộc…
“Ở Việt Nam những món ăn này rất bình thường, nhưng ở đây thì rất quý. Ban đầu nhìn hình ảnh trong nhóm zalo cứ tưởng là giỡn vì không nghĩ tại Uzbekistan có món này. Không thể diễn tả thế nào cho các bạn hình dung được cảm giác này, nếu bạn nào từng đi tour hơn 20 ngày mới hiểu việc thèm các món ăn đơn giản như thế này“, anh Phong Hồ chia sẻ.
Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km. |
>>> Còn Tiếp