Do Hai
Lơ Xe
- Bài viết
- 144
- Views
- 1024
Ngày 26 và 27 cả nhóm khám phá thành phố cổ Samarkand gần 3.000 năm tuổi và lăng mộ của Thiếp Mộc Nhi, cùng những di tích lịch sử.
Ngày 26, cả nhóm khám phá Samarkand thành phố cổ có lịch sử gần 3000 năm có vị trí quan trọng trên Con đường tơ lụa. Thành phố này có nhiều di tích lịch sử và kiến trúc đẹp mắt, đặc biệt là các lăng mộ và thánh đường Hồi giáo.
Samarkand là một trong những thành phố cổ nhất Trung Á. Nơi đây từng là thủ đô phồn hoa đô hội của đế chế Sogdian khi Alexander Đại Đế chiếm nơi này vào năm 329 TCN. Samarkand có vị trí chiến lược trên tuyến đường thương mại từ Trung Quốc, Afghanistan, Iran, Ấn Độ và Kavkaz, Samarkand phá triển thịnh vượng và trở thành trung tâm quan trọng của con đường tơ lụa.
Từ thế kỷ thứ 6 tới 13, Samarkand được cai trị bởi rất nhiều các đế chế như Turks, Ả Rập, Ba Tư, Mông Cổ, Timur.
Năm 1220, Thành Cát Tư Hãn đã xâm lược và chiếm đóng Samarkand. Năm 1370, Timur Đại Đế quyết định chọn Samarkand là thủ đô và trong suốt triều đại Thiếp Mộc Nhi (Timur), những công trình kiến trúc đẹp tuyệt vời đã được xây dựng.
Cháu trai của Thiếp Mộc Nhi là Ulugbeck tiếp túc cai trị nơi này đến năm 1449 và càng xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác. Samarkand được coi là trung tâm chính trị và văn hóa của châu Á trong thế kỷ 14 và 15.
Điểm nhấn khi đi trên đường là sự xuất hiện của các mẫu xe Chevrolet màu trắng. Tốc độ di chuyển trong thành phố 50-60 km/h, thường khi đèn đỏ qua xanh các xe sẽ tăng tốc nên có cảm giác đường sá di chuyển thoải mái hơn, ít bị kẹt xe. Ở đây khó tìm được các mẫu xe phổ thông chạy dầu, đa phần động cơ dầu dành cho xe vận tải; còn lại các phương tiện đa phần là xe chạy bằng ga.
“Để tìm cây dầu thật sự rất khó, trong khi các trạm xăng và nạp khí ga thì nhiều. Một số cây xăng cũng không có chuẩn 95 mà chỉ có cây xăng 92“.
Ngày 27 của hành trình chiếc Toyota Hilux không còn điện nữa và đây là lúc của bộ bơm lốp kích bình Vietmap DK-MF139 phát huy tác dụng. Trước khi đi, mỗi xe tham gia hành trình được trang bị sẵn.
“Khi máy móc ngon lành thì những phụ kiện này không để ý lắm, nhưng khi xe gặp sự cố mới thấy giá trị. Các bạn đi xa cần trang bị phụ kiện này để nếu như xe mình đi xa bị non lốp hoặc bình điện không thể kích nổ thì đây là vị cứu tinh khi gặp sự cố“.
Ngày 27, cả nhóm tham quan Lăng mộ Gur-e Amir của vua Thiếp Mộc Nhi.
Thiếp Mộc Nhi (tiếng Ba Tư: تیمور Timūr, tiếng Sát Hợp Đài: Temür, tiếng Uzbek: Temur, chữ Hán: 帖木兒; sinh ngày 8/4/1336 mất 18/2/1405. Thiếp Mộc Nhi là hoàng đế, chính trị gia, nhà quân sự kiệt xuất người Đột Quyết – Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Timurid ở Ba Tư và Trung Á. Trong những chiến dịch khốc liệt, ước tính đoàn quân của ông ta đã cướp đi sinh mạng của khoảng 17 triệu người – con số gây sốc so với dân số thế giới vào thời điểm đó.
Theo một số tài liệu, Thiếp Mộc Nhi vốn là người Ba Tư hoá chứ không phải là dân du mục. Ông là hậu duệ của Thiết Mộc Chân tức là Thành Cát Tư Hãn, nhánh của dòng Sát Hợp Đài.
Thiếp Mộc Nhi đã xây dựng nên Đế chế Timurid rộng lớn, trải dài từ phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Kuwait và Iran ngày nay, xuyên qua Trung Á bao gồm một phần của Kazakhstan, Afghanistan, Azerbaijan, Gruzia, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Ấn Độ, thậm chí đến Kashgar ở Trung Quốc.
Thiếp Mộc Nhi là một trong những nhà lãnh đạo quân sự tài ba nhất trong lịch sử, nhà chiến thuật bậc thầy, khó ai sánh bằng; gieo rắc nỗi sợ hãi khắp châu Á vào thời đó, những câu chuyện về chiến công và cái chết của Thiếp Mộc Nhi đã trở thành huyền thoại. Nổi tiếng nhất là kim tự tháp mà ông xây dựng ở Ấn Độ, hình thành từ hộp sọ của 70.000 nạn nhân bị tàn sát dưới tay ông.
Gūr-i Amīr hay Guri Amir (tiếng Uzbek: Amir Temur Maqbarasi, Go’ri Amir, tiếng Ba Tư: گور امیر) là một bảo vật của người Mông Cổ ở Samarkand, Uzbekistan. Gur-e Amir có nghĩa là “lăng mộ của nhà vua” trong tiếng Ba Tư.
Lăng mộ này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Á, ảnh hưởng đến các ngôi mộ có kiến trúc Mughal sau này, bao gồm Vườn Babur ở Kabul, Lăng mộ Humayun ở Delhi và Taj Mahal ở Agra, được xây dựng bởi hậu duệ Ấn Độ của Thiếp Mộc Nhi, Turco – Mông Cổ theo sau văn hóa Ấn Độ với những ảnh hưởng của Trung Á.
Người Mughal đã thành lập triều đại Mughal cầm quyền của tiểu lục địa Ấn Độ. Lăng mộ đã được khôi phục rất nhiều trong suốt quá trình tồn tại của nó.
Khu phức hợp kiến trúc với mái vòm màu xanh chứa các ngôi mộ của Thiếp Mộc Nhi, các con trai của ông Shah Rukh và Miran Shah và các cháu trai Ulugh Beg và Muhammad Sultan. Người thầy của Thiếp Mộc Nhi là Sayyid Baraka cũng được vinh danh với vị trí trong ngôi mộ.
Phần sớm nhất của khu phức hợp được xây dựng vào cuối thế kỷ 14 theo lệnh của Muhammad Sultan. Bây giờ chỉ còn lại nền móng của Madrasah và Khanaka, cổng vào và một phần của một trong bốn ngọn tháp.
Việc xây dựng lăng mộ bắt đầu vào năm 1403 sau cái chết đột ngột của Muhammad Sultan, người thừa kế rõ ràng của Thiếp Mộc Nhi và cháu trai yêu quý của ông, người mà nó được dự định. Thiếp Mộc Nhi đã tự xây cho mình một ngôi mộ nhỏ hơn ở Shahrisabz gần Cung điện Ak-Saray của mình.
Tuy nhiên, khi Thiếp Mộc Nhi qua đời vào năm 1405 trong chiến dịch Trung Quốc, những con đường đến Shahrisabz bị tuyết bao phủ, vì vậy ông được chôn cất ở đây. Ulugh Beg, một cháu trai khác của Thiếp Mộc Nhi, đã hoàn thành công việc. Trong triều đại của ông, lăng mộ đã trở thành hầm mộ của gia đình triều đại Timurid.
Quần thể với ba nhóm cấu trúc (thấp, giữa và trên) được kết nối với hình vòm có tên địa phương là “Chartak”.
Quảng trường Registan tại thành phố Samarkand
Quảng trường Registan (tiếng Uzbek: Регистон, Registon) là trung tâm thành phố. Samarkand của Đế chế Timurid, nay thuộc Uzbekistan. Tên gọi “Registan (ریگستان) có nghĩa là “nơi đầy cát” hoặc “sa mạc” trong tiếng Ba Tư.
Registan là một quảng trường công cộng, nơi mọi người đến để nghe những lời tuyên bố của hoàng gia, được báo trước từ những ống đồng khổng lồ gọi là “dzharchis” — và là nơi diễn ra các cuộc hành quyết công khai.
Quảng trường được bao quanh bởi 3 trường Hồi giáo (madrasah) có kiến trúc Ba Tư đặc trưng, gồm: Madrasa Ulugh Beg (1417–1420), Madrasa Tilya-Kori (1646–1660) và Madrasa Sher-Dor (1619-1636). Madrasa là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là trường học. Quảng trường được xem là trung tâm của thời kỳ Phục hưng Timurid.
>>> Còn Tiếp
Ngày 26, cả nhóm khám phá Samarkand thành phố cổ có lịch sử gần 3000 năm có vị trí quan trọng trên Con đường tơ lụa. Thành phố này có nhiều di tích lịch sử và kiến trúc đẹp mắt, đặc biệt là các lăng mộ và thánh đường Hồi giáo.
Samarkand là một trong những thành phố cổ nhất Trung Á. Nơi đây từng là thủ đô phồn hoa đô hội của đế chế Sogdian khi Alexander Đại Đế chiếm nơi này vào năm 329 TCN. Samarkand có vị trí chiến lược trên tuyến đường thương mại từ Trung Quốc, Afghanistan, Iran, Ấn Độ và Kavkaz, Samarkand phá triển thịnh vượng và trở thành trung tâm quan trọng của con đường tơ lụa.
Từ thế kỷ thứ 6 tới 13, Samarkand được cai trị bởi rất nhiều các đế chế như Turks, Ả Rập, Ba Tư, Mông Cổ, Timur.
Năm 1220, Thành Cát Tư Hãn đã xâm lược và chiếm đóng Samarkand. Năm 1370, Timur Đại Đế quyết định chọn Samarkand là thủ đô và trong suốt triều đại Thiếp Mộc Nhi (Timur), những công trình kiến trúc đẹp tuyệt vời đã được xây dựng.
Cháu trai của Thiếp Mộc Nhi là Ulugbeck tiếp túc cai trị nơi này đến năm 1449 và càng xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc độc đáo khác. Samarkand được coi là trung tâm chính trị và văn hóa của châu Á trong thế kỷ 14 và 15.
Điểm nhấn khi đi trên đường là sự xuất hiện của các mẫu xe Chevrolet màu trắng. Tốc độ di chuyển trong thành phố 50-60 km/h, thường khi đèn đỏ qua xanh các xe sẽ tăng tốc nên có cảm giác đường sá di chuyển thoải mái hơn, ít bị kẹt xe. Ở đây khó tìm được các mẫu xe phổ thông chạy dầu, đa phần động cơ dầu dành cho xe vận tải; còn lại các phương tiện đa phần là xe chạy bằng ga.
“Để tìm cây dầu thật sự rất khó, trong khi các trạm xăng và nạp khí ga thì nhiều. Một số cây xăng cũng không có chuẩn 95 mà chỉ có cây xăng 92“.
Ngày 27 của hành trình chiếc Toyota Hilux không còn điện nữa và đây là lúc của bộ bơm lốp kích bình Vietmap DK-MF139 phát huy tác dụng. Trước khi đi, mỗi xe tham gia hành trình được trang bị sẵn.
“Khi máy móc ngon lành thì những phụ kiện này không để ý lắm, nhưng khi xe gặp sự cố mới thấy giá trị. Các bạn đi xa cần trang bị phụ kiện này để nếu như xe mình đi xa bị non lốp hoặc bình điện không thể kích nổ thì đây là vị cứu tinh khi gặp sự cố“.
Ngày 27, cả nhóm tham quan Lăng mộ Gur-e Amir của vua Thiếp Mộc Nhi.
Thiếp Mộc Nhi (tiếng Ba Tư: تیمور Timūr, tiếng Sát Hợp Đài: Temür, tiếng Uzbek: Temur, chữ Hán: 帖木兒; sinh ngày 8/4/1336 mất 18/2/1405. Thiếp Mộc Nhi là hoàng đế, chính trị gia, nhà quân sự kiệt xuất người Đột Quyết – Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Timurid ở Ba Tư và Trung Á. Trong những chiến dịch khốc liệt, ước tính đoàn quân của ông ta đã cướp đi sinh mạng của khoảng 17 triệu người – con số gây sốc so với dân số thế giới vào thời điểm đó.
Theo một số tài liệu, Thiếp Mộc Nhi vốn là người Ba Tư hoá chứ không phải là dân du mục. Ông là hậu duệ của Thiết Mộc Chân tức là Thành Cát Tư Hãn, nhánh của dòng Sát Hợp Đài.
Thiếp Mộc Nhi đã xây dựng nên Đế chế Timurid rộng lớn, trải dài từ phía Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Kuwait và Iran ngày nay, xuyên qua Trung Á bao gồm một phần của Kazakhstan, Afghanistan, Azerbaijan, Gruzia, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Pakistan, Ấn Độ, thậm chí đến Kashgar ở Trung Quốc.
Thiếp Mộc Nhi là một trong những nhà lãnh đạo quân sự tài ba nhất trong lịch sử, nhà chiến thuật bậc thầy, khó ai sánh bằng; gieo rắc nỗi sợ hãi khắp châu Á vào thời đó, những câu chuyện về chiến công và cái chết của Thiếp Mộc Nhi đã trở thành huyền thoại. Nổi tiếng nhất là kim tự tháp mà ông xây dựng ở Ấn Độ, hình thành từ hộp sọ của 70.000 nạn nhân bị tàn sát dưới tay ông.
Gūr-i Amīr hay Guri Amir (tiếng Uzbek: Amir Temur Maqbarasi, Go’ri Amir, tiếng Ba Tư: گور امیر) là một bảo vật của người Mông Cổ ở Samarkand, Uzbekistan. Gur-e Amir có nghĩa là “lăng mộ của nhà vua” trong tiếng Ba Tư.
Lăng mộ này đóng vai trò quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Á, ảnh hưởng đến các ngôi mộ có kiến trúc Mughal sau này, bao gồm Vườn Babur ở Kabul, Lăng mộ Humayun ở Delhi và Taj Mahal ở Agra, được xây dựng bởi hậu duệ Ấn Độ của Thiếp Mộc Nhi, Turco – Mông Cổ theo sau văn hóa Ấn Độ với những ảnh hưởng của Trung Á.
Người Mughal đã thành lập triều đại Mughal cầm quyền của tiểu lục địa Ấn Độ. Lăng mộ đã được khôi phục rất nhiều trong suốt quá trình tồn tại của nó.
Khu phức hợp kiến trúc với mái vòm màu xanh chứa các ngôi mộ của Thiếp Mộc Nhi, các con trai của ông Shah Rukh và Miran Shah và các cháu trai Ulugh Beg và Muhammad Sultan. Người thầy của Thiếp Mộc Nhi là Sayyid Baraka cũng được vinh danh với vị trí trong ngôi mộ.
Phần sớm nhất của khu phức hợp được xây dựng vào cuối thế kỷ 14 theo lệnh của Muhammad Sultan. Bây giờ chỉ còn lại nền móng của Madrasah và Khanaka, cổng vào và một phần của một trong bốn ngọn tháp.
Việc xây dựng lăng mộ bắt đầu vào năm 1403 sau cái chết đột ngột của Muhammad Sultan, người thừa kế rõ ràng của Thiếp Mộc Nhi và cháu trai yêu quý của ông, người mà nó được dự định. Thiếp Mộc Nhi đã tự xây cho mình một ngôi mộ nhỏ hơn ở Shahrisabz gần Cung điện Ak-Saray của mình.
Tuy nhiên, khi Thiếp Mộc Nhi qua đời vào năm 1405 trong chiến dịch Trung Quốc, những con đường đến Shahrisabz bị tuyết bao phủ, vì vậy ông được chôn cất ở đây. Ulugh Beg, một cháu trai khác của Thiếp Mộc Nhi, đã hoàn thành công việc. Trong triều đại của ông, lăng mộ đã trở thành hầm mộ của gia đình triều đại Timurid.
Quần thể với ba nhóm cấu trúc (thấp, giữa và trên) được kết nối với hình vòm có tên địa phương là “Chartak”.
Quảng trường Registan tại thành phố Samarkand
Quảng trường Registan (tiếng Uzbek: Регистон, Registon) là trung tâm thành phố. Samarkand của Đế chế Timurid, nay thuộc Uzbekistan. Tên gọi “Registan (ریگستان) có nghĩa là “nơi đầy cát” hoặc “sa mạc” trong tiếng Ba Tư.
Registan là một quảng trường công cộng, nơi mọi người đến để nghe những lời tuyên bố của hoàng gia, được báo trước từ những ống đồng khổng lồ gọi là “dzharchis” — và là nơi diễn ra các cuộc hành quyết công khai.
Quảng trường được bao quanh bởi 3 trường Hồi giáo (madrasah) có kiến trúc Ba Tư đặc trưng, gồm: Madrasa Ulugh Beg (1417–1420), Madrasa Tilya-Kori (1646–1660) và Madrasa Sher-Dor (1619-1636). Madrasa là một thuật ngữ tiếng Ả Rập có nghĩa là trường học. Quảng trường được xem là trung tâm của thời kỳ Phục hưng Timurid.
Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km. |
>>> Còn Tiếp