Do Hai
Lơ Xe
- Bài viết
- 144
- Views
- 1026
Ngày 32 đến 37, các thành viên làm thủ tục uỷ quyền cho đơn vị vận chuyển xe lên phà vượt biển Caspi từ thành phố biển Aktau – Kazakhstan đến thành phố biển Baku Azerbaijan. Toàn bộ thành viên buộc phải di chuyển bằng đường hàng không, do quy định nơi đây không cho phép xe và người đi cùng trên phà.
Nội dung chính
Tổng quãng đường đến thời điểm hiện tại là 12.500 km và ở Uzbekistan các xe đi du lịch chạy thoải mái tốc độ, đến khi xuất cảnh thì phía cảnh sát họ sẽ đưa ra một bill dài các lỗi vi phạm.
“Chiếc RAM Rebel 01 dẫn đoàn là xe có các lỗi phạt dài gần tờ A4, còn xe Ranger chốt đoàn là mức ít nhất. Kinh nghiệm mình đi châu Âu rất nhiều lần, đôi khi đóng phạt đến 2.000 USD hoặc thậm chí là Euro. Hôm qua mình khá lo lắng, giả sử mỗi xe dính 1.000 Euro thì cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của anh em“.
“Tiền phạt đối với vi phạm giao thông ở Uzbekistan khá là nhẹ so với Việt Nam. Như xe 01 có một list lỗi phạt rất dài mà tổng mức phạt quy ra khoảng 600 USD và được giảm một nữa nếu đóng phạt một lần tại cửa khẩu. “, anh Thành xe 01 chia sẻ.
Trên đây chỉ là chia sẻ cho các bạn có thêm kinh nghiệm chứ không khuyến khích vi phạm tốc độ. Còn nguyên nhân nhóm dính tốc độ vì đường qua khu vực sa mạc vắng vẻ nên cũng thoải mái chân ga hơn.
“Lúc chờ các anh cảnh sát đọc xổ số, xe 01 cũng nhẩm tính chắc phải trên 1.000 USD, nhưng tới khi ra con số 300 USD thật sự nhẹ nhõm“, anh Thành cười nói.
Cả nhóm chờ đọc thông tin và chi phí phạt tốc độ
Toàn bộ hành trình di chuyển trên đường quốc lộ tại Uzbekistan không có một trạm thu phí nào, nên cả nhóm nói vui chi phí đóng phạt của đoàn xem như là tiền qua trạm thu phí ủng hộ xây dựng đường sá.
Hành trình ngày 32 đi qua 7/16 nước rồi và mai là đến nước thứ 8. Bây giờ thì cả nhóm lên đường đến điểm trung Aktau – một trong số những thành phố cảng biển thuộc Kazakhstan.
Trong suốt hành trình 450 km, đường sá nơi đây đẹp và hơn các nước trong khu vực Trung Á. “Đoạn đường mà đoàn di chuyển không rõ cao tốc hay quốc lộ nhưng các xe di chuyển tốc độ nhanh, xe mình đang đi cũng tầm 130 km/h.”
Kazakhstan là quốc gia nằm ở khu vực Trung Á, thuộc Liên bang Xô-Viết cũ. Đất nước này nổi tiếng qua bộ phim hài Borat của đạo diễn người Mỹ Sacha Baron Cohen, Kazakhstan là quốc gia rộng lớn thứ 9 trên thế giới với diện tích gần 3 triệu km2, từ Đông Âu đến Tây Á. Nếu di chuyển bằng tàu lửa địa phương, từ cực Tây sang cực Đông của Kazakhstan, mất đến 50 giờ đồng hồ.
Kazakhstan cũng là quốc gia giàu nhất vùnh Trung Á thuộc khối SNG cũ, chiếm 60% GDP toàn khu vực, nhờ vào ngành công nghiệp dầu khí và khai thác khoáng sản. Kazakhstan cũng là quốc gia xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới và sở hữu 12% trữ lượng uranium trên trái đất.
“Kazakhstan thừa hưởng vừa hoang mạc, sa mạc và thảo nguyên mênh mông. Trên đường các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp lạc đà, ngựa… Mình từng qua nhiều nước và khi lưu thông cũng gặp động vật qua đường như bò, trâu… nhưng chỉ có lạc đà là ‘tuân thủ giao thông’ nhất, bạn chỉ cần ấn còi là tự động từng con sẽ vào sát lề đường. Vậy nên trong suốt quá trình lái xe trên đường, mình chưa nhìn thấy trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến lạc đà“.
Ngày 32 đánh dấu 13.000 km và sáng sớm ngày mai đoàn xe chuyển xe đến phà từ Kazakhstan để qua biển Caspi đến Azerbaijan; còn toàn bộ thành viên phải bay qua từ thành phố Aktau đến thành phố Baku (Azerbaijan).
“Bởi quy định tại Kazakhstan không cho phép người và xe đi cùng nhau trên phà vượt biển, bắt buộc xe chuyển phà và người bay qua. Hy vọng mọi điều tốt đẹp để anh em có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại vùng đất châu Âu“.
Sáng ngày 33, cả nhóm đưa xe đến bến tàu bàn giao cho đơn vị vận chuyển. Trong toàn bộ các thành viên mang xe đến giao chỉ có anh Tuấn xe Ranger Raptor ngũ quý 8 có gương mặt đăm chiêu nhất. “anh Tuấn giao chìa khoá và sợ mất mát gì à?“
“Hơi lo lắng một tí, sợ bị mất đồ ăn trong cốp xe thôi, còn lại cái xe này thì không vấn đề gì cả“, anh Tuấn nói.
“Cảm giác của mình khi giao chìa khoá xe, cà vẹt xe cho đơn vị vận chuyển thật nhẹ nhàng… Xe này mình chưa chuyển tiền mua, có gì không sợ“, anh Thành cười và nói.
Xe di chuyển lên phà
Sau khi chờ đợi cả ngày, toàn bộ xe được đưa lên tàu vào ban đêm.
Chuyến bay của đoàn vào lúc 2h55 sáng và mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay đến Baku. Trong khi các đoàn khách khác họ vui mừng đàn hát, ca múa thì đoàn của nhóm mình vật vả ngồi chờ; mỗi người ôm chiếc điện thoại hoặc gục mặt xuống bàn nằm nghỉ.
“Cơ bản hành trình nào cũng vậy sẽ có những phút giây thăng hoa, có những ngày vui vẻ, có hôm gian nan nhưng cộng lại mới có chuyến hành trình trọn vẹn. Xác định nếu lên đường đi tour thì phải chấp nhận. Có thể bạn không nhớ những lúc vui vẻ tại khách sạn 5 sao nhưng ấn tượng khi ngủ nhà trọ, ngủ trong lạnh giá, nước thì phòng có phòng không…“, anh Thành – Subaru kể lại và cười lớn.
“Trước khi đến Trung Á, chúng ta chỉ biết qua các sách báo và nghĩ rằng nơi đây đời sống người dân vẫn còn khổ, nhưng khi đi rồi mới thấy họ văn minh hơn rất nhiều, không thấy một chiếc xe hai bánh nào“.
“Một điểm hay ở đây là người dân tuân thủ giao thông rất tốt, chỉ cần bạn bước chân xuống đường là các phương tiện dừng khẩn cấp cho mình qua. Thêm nữa là khi mình đi từ Việt Nam sang châu Âu bay cái vèo thì gặp sự tương phản về văn hoá, nhưng khi tham gia chuyến đi này từ phương Đông sang phương Tây và thấy mọi thứ dịch chuyển từ từ về văn hoá, ẩm thực và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là những trải nghiệm xứng đáng để mình vật vờ tại sân bay lúc này“, anh Thành – Subaru nhận định.
Ngày 34, cả nhóm có mặt tại thành phố Baku (Azerbaijan), cả nhóm sẽ có chuyến City Tour. Tuy nhiên có một chút vấn đề là phà không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật, có thể xe sẽ qua vào thứ 2 hoặc thứ 3; trong khi đó đoàn chỉ ở đây 1 ngày. Thời gian phà di chuyển 30 tiếng, nên chắc chắn lịch trình của cả nhóm cũng có sự thay đổi vì phải ở thêm vài ngày.
Đền lửa vĩnh cửu Ateshgah là công trình kỳ lạ của người Azerbaijan, nằm cách trung tâm Baku 30 km ở ngoại ô Surakhany. Điểm đặc biệt nơi đây là hiện tượng tự nhiên độc đáo của khí ngầm đi lên bề mặt tiếp xúc với oxy và phát sáng.
Theo lịch sử, ngôi đền trước đó có quy mô lớn hơn và từng là thánh địa của người Zoroastrians – những người thờ lửa. Họ cho rằng ngọn lửa không thể dập tắt mang ý nghĩa thần bí và đến đền lạy thánh tích.
Sau khi đạo Hồi du nhập, ngôi đền Zoroastrian bị phá hủy và nhiều người Zoroastrian đã bỏ đi và đến Ấn Độ, tiếp tục thờ cúng ở đó. Tuy nhiên, vào thế kỷ 15 -17, những người theo đạo Hindu tôn thờ lửa hoặc nhóm người đến Absheron bằng các đoàn lữ hành buôn bán, bắt đầu hành hương đến Surakhany.
Các thương gia Ấn Độ bắt đầu xây dựng ngôi đền và phần đầu tiên có niên đại từ năm 1713. Bàn thờ trung tâm được xây dựng với sự hỗ trợ của thương gia Kanchangar vào năm 1810. Trong thế kỷ 18, các nhà nguyện và khu vực lữ hành được thêm vào khu vực trung tâm của ngôi đền. Ngôi đền còn có những dòng chữ khắc bằng chữ Ấn Độ.
Đến đầu thế kỷ thứ 19, ngôi đền Ateshgah có diện mạo như ngày nay với cấu trúc hình ngũ giác với một cổng vào. Giữa sân, trên bàn thờ làm theo hình vòm đá, có một cái giếng nổi tiếng, từ đó tạo ra khí cháy “vĩnh cửu”. Từ các góc của trung tâm, có nhiều tháp hơn, xung quanh có sân với các ô.
Vào giữa thế kỷ 19 do sự chuyển động của bề mặt nên sản lượng khí đốt tự nhiên đã ngừng lại. Những người hành hương giải thích đó là sự trừng phạt của các vị thần và rời đi. Ateshgah như một nơi thờ cúng tồn tại cho đến năm 1880. Ngày nay, ngôi đền Zoroastrian cổ xưa này đã được mở cửa để thu hút khách du lịch bằng lửa nhân tạo.
Yanar Dagh hoặc Yanar Dağ (tiếng Azerbaijan) mang ý nghĩa “núi cháy”, nhằm miêu tả ngọn lửa khí đốt tự nhiên bùng cháy liên tục trên sườn đồi bán đảo Absheron trên biển Caspi gần Baku, thủ đô của Azerbaijan. Ngọn lửa phun ra 3 mét (9,8 ft) vào không khí từ một lớp đá sa thạch mỏng, xốp.
Tham quan Yanar Dagh
Yanar Dag là một trong những đám cháy tự phát khiến du khách đến Azerbaijan mê mẩn và sợ hãi trong nhiều thiên niên kỷ. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này là do trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào dưới lòng đất rò rỉ lên bề mặt.
Nhà thám hiểm người Venice Marco Polo đã viết về hiện tượng bí ẩn khi ông đi qua đất nước này vào thế kỷ 13. Các thương nhân Con đường Tơ lụa khác cũng mang tin tức về ngọn lửa khi họ đi đến những vùng đất khác. Đó là lý do tại sao đất nước này có biệt danh là “vùng đất lửa”.
Những đám cháy như vậy từng xảy ra rất nhiều ở Azerbaijan, nhưng do chúng làm giảm áp suất khí đốt dưới lòng đất, cản trở hoạt động khai thác khí đốt thương mại nên hầu hết đã bị dập tắt. Yanar Dag là một trong số ít ví dụ còn lại và có lẽ là ấn tượng nhất.
Có một thời gian, ngọn lửa bất diệt này đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo Zoroastrian cổ đại. Đối với họ, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, đồng thời là phương tiện để có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tâm linh và trí tuệ, thanh lọc, duy trì sự sống,…
Thành cổ Baku hay Nội thành Baku (tiếng Azerbaijan: İçərişəhər) là vùng lõi lịch sử của Baku, thủ đô của Azerbaijan. Đây là phần cổ kính nhất của Baku, được bao quanh bởi những bức tường dễ dàng phòng thủ. Năm 2007, khu vực thành cổ có dân số khoảng 3000 người.
Thành cổ Baku, gồm tháp Maiden có niên đại ít nhất là vào thế kỷ 12, với một số ít nhà nghiên cứu cho rằng nó có niên đại từ thế kỷ thứ 7. Cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Trong thời kỳ trung cổ của Baku, một số di tích chẳng hạn như tháp giáo đường Synyg Gala (thế kỷ 11), các bức tường và tháp pháo đài (thế kỷ 11-12), tháp Maiden, nhà tắm Hajji Gayyib và quán trọ lữ hành Multani (thế kỷ 15), cung điện của Shirvanshah (thế kỷ 15-16), nhà tắm Gasimbey và quán trọ lữ hành Bukhara (thế kỷ 16) đã được xây dựng.
Năm 1806, khi Baku bị Đế quốc Nga chiếm đóng trong Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–13), thành cổ có 500 hộ gia đình và 707 cửa hàng, hầu hết đều là người dân tộc Tat.
Từ năm 1807 đến năm 1811, các đoạn tường thành được sửa chữa và các công sự được mở rộng thêm. Thành phố có hai cổng là Salyan và Shemakha. Thành phố được bảo vệ bởi hàng chục khẩu đại bác đặt trên các bức tường. Cảng được mở cửa để giao thương vào năm 1809.
Chính trong thời kỳ này, Baku bắt đầu phát triển vươn ra ngoài các bức tường thành, các khu dân cư mới xuất hiện. Do đó, các thuật ngữ nội thành và ngoại thành đã được sử dụng để chỉ hai phần trong và ngoài của tường thành. Với sự xuất hiện của người Nga, diện mạo kiến trúc truyền thống của thành cổ đã thay đổi. Nhiều tòa nhà châu Âu được xây dựng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sử dụng các phong cách kiến trúc như Baroque và Gothic.
Năm 1865, một phần của bức tường thành nhìn ra biển đã bị phá bỏ, những viên đá được bán và sử dụng cho việc xây dựng một số tòa nhà ở ngoại thành. Số tiền thu được từ việc mua bán này (44.000 rúp) được dùng vào việc xây dựng Đại lộ Baku.
Năm 1867, các đài phun nước đầu tiên của Baku xuất hiện ở trên đại lộ. Trong thời kỳ này, hai cổng nữa đã được mở thêm, một trong số đó là cổng Taghiyev nổi tiếng (1877).
Tháng 12/2000, thành cổ của Baku với cung điện Shirvanshah và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Một điểm đặc biệt, là Baku có rất nhiều mèo. Trong lịch sử, mèo được đánh giá cao về kỹ năng săn bắt và giữ cho chuồng trại không có loài gặm nhấm.
Đối với Hồi giáo, mèo được coi là biểu tượng của sự thuần khiết và chúng được phép vào nhà và thậm chí cả nhà thờ Hồi giáo. Trong hadith (những ghi chép lời giáo huấn, thực hành và phương thức sống của nhà tiên tri Muhammad) có nhiều ví dụ về sự yêu thích của nhà tiên tri đối với mèo.
Trong đó có truyền thuyết nói rằng, nhà tiên tri Muhammad đã cắt một tay áo choàng của mình để không đánh thức con mèo yêu thích của mình đang ngủ trên đó. Điều này thể hiện việc khuyến khích Hồi giáo chăm sóc con vật đặc biệt này.
Trong những ngày ở lại Baku, cả nhóm được dạo quanh khu vực đường đua của giải F1 Azerbaijan 2024, tên chính thức là “Formula 1 Qatar Airways Azerbaijan Grand Prix 2024”, được tổ chức vào ngày 15/9/2024 tại trường đua thành phố Baku, Azerbaijan. Đây là chặng đua thứ 17 của Giải đua xe Công thức 1 2024, có chiều dài hơn 6 km.
“Rất tiếc mình không biết có hoạt động này, nếu biết trước sẽ sắp xếp lịch trình lại để các thành viên có dịp trải nghiệm cuộc đua F1 tại đây. Đây là chặng đua đường phố nên các đơn vị chức năng tại Baku đã mất 1 tháng để thực hiện. Khu vực khán đài tại đây được làm đẹp vì đây là khúc cua đi qua thành cổ và các xe F1 sẽ giảm tốc độ, điều này giúp khán giả có thể ngắm nghía kỹ hơn“.
Sau nhiều ngày chờ đợi tại thành phố, cả nhóm quyết định di chuyển đến thị trấn gần cảng để nghỉ ngơi và tiện cho việc lấy xe sớm vào hôm sau. Sự tình cờ luôn là điểm đặc biệt của chuyến đi. Bữa tối được anh Cường – thành viên trong đoàn xuống bếp thực hiện cháo gà và vài món ăn Việt Nam.
>>> Còn Tiếp
Nội dung chính
- Chia tay thành phố Beyneu (Kazakhstan) đến thành phố biển Aktau (Kazakhstan)
- Mang xe đến phà vượt biển Caspi từ thành phố cảng Aktau đến thành phố Baku
- Các thành viên giật giờ chờ chuyến bay đến thành phố Baku
- Tham quan thành phố Baku – Azerbaijan
- Đền lửa vĩnh cửu Ateshgah (Ateshgah Fire Temple)
- Tham quan “núi cháy” Yanar Dag
- Tham quan thành cổ Baku – nơi mèo được chào đón nồng nhiệt
- Tham quan đường đua F1 Azerbaijan 2024
- Chia tay thành phố Baku đến thị trấn nhỏ gần điểm lấy xe và bữa tối món ăn Việt Nam
Chia tay thành phố Beyneu (Kazakhstan) đến thành phố biển Aktau (Kazakhstan)
Tổng quãng đường đến thời điểm hiện tại là 12.500 km và ở Uzbekistan các xe đi du lịch chạy thoải mái tốc độ, đến khi xuất cảnh thì phía cảnh sát họ sẽ đưa ra một bill dài các lỗi vi phạm.
“Chiếc RAM Rebel 01 dẫn đoàn là xe có các lỗi phạt dài gần tờ A4, còn xe Ranger chốt đoàn là mức ít nhất. Kinh nghiệm mình đi châu Âu rất nhiều lần, đôi khi đóng phạt đến 2.000 USD hoặc thậm chí là Euro. Hôm qua mình khá lo lắng, giả sử mỗi xe dính 1.000 Euro thì cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của anh em“.
“Tiền phạt đối với vi phạm giao thông ở Uzbekistan khá là nhẹ so với Việt Nam. Như xe 01 có một list lỗi phạt rất dài mà tổng mức phạt quy ra khoảng 600 USD và được giảm một nữa nếu đóng phạt một lần tại cửa khẩu. “, anh Thành xe 01 chia sẻ.
Trên đây chỉ là chia sẻ cho các bạn có thêm kinh nghiệm chứ không khuyến khích vi phạm tốc độ. Còn nguyên nhân nhóm dính tốc độ vì đường qua khu vực sa mạc vắng vẻ nên cũng thoải mái chân ga hơn.
“Lúc chờ các anh cảnh sát đọc xổ số, xe 01 cũng nhẩm tính chắc phải trên 1.000 USD, nhưng tới khi ra con số 300 USD thật sự nhẹ nhõm“, anh Thành cười nói.
Cả nhóm chờ đọc thông tin và chi phí phạt tốc độ
Toàn bộ hành trình di chuyển trên đường quốc lộ tại Uzbekistan không có một trạm thu phí nào, nên cả nhóm nói vui chi phí đóng phạt của đoàn xem như là tiền qua trạm thu phí ủng hộ xây dựng đường sá.
Hành trình ngày 32 đi qua 7/16 nước rồi và mai là đến nước thứ 8. Bây giờ thì cả nhóm lên đường đến điểm trung Aktau – một trong số những thành phố cảng biển thuộc Kazakhstan.
Trong suốt hành trình 450 km, đường sá nơi đây đẹp và hơn các nước trong khu vực Trung Á. “Đoạn đường mà đoàn di chuyển không rõ cao tốc hay quốc lộ nhưng các xe di chuyển tốc độ nhanh, xe mình đang đi cũng tầm 130 km/h.”
Kazakhstan là quốc gia nằm ở khu vực Trung Á, thuộc Liên bang Xô-Viết cũ. Đất nước này nổi tiếng qua bộ phim hài Borat của đạo diễn người Mỹ Sacha Baron Cohen, Kazakhstan là quốc gia rộng lớn thứ 9 trên thế giới với diện tích gần 3 triệu km2, từ Đông Âu đến Tây Á. Nếu di chuyển bằng tàu lửa địa phương, từ cực Tây sang cực Đông của Kazakhstan, mất đến 50 giờ đồng hồ.
Kazakhstan cũng là quốc gia giàu nhất vùnh Trung Á thuộc khối SNG cũ, chiếm 60% GDP toàn khu vực, nhờ vào ngành công nghiệp dầu khí và khai thác khoáng sản. Kazakhstan cũng là quốc gia xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới và sở hữu 12% trữ lượng uranium trên trái đất.
“Kazakhstan thừa hưởng vừa hoang mạc, sa mạc và thảo nguyên mênh mông. Trên đường các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp lạc đà, ngựa… Mình từng qua nhiều nước và khi lưu thông cũng gặp động vật qua đường như bò, trâu… nhưng chỉ có lạc đà là ‘tuân thủ giao thông’ nhất, bạn chỉ cần ấn còi là tự động từng con sẽ vào sát lề đường. Vậy nên trong suốt quá trình lái xe trên đường, mình chưa nhìn thấy trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến lạc đà“.
Mang xe đến phà vượt biển Caspi từ thành phố cảng Aktau đến thành phố Baku
Ngày 32 đánh dấu 13.000 km và sáng sớm ngày mai đoàn xe chuyển xe đến phà từ Kazakhstan để qua biển Caspi đến Azerbaijan; còn toàn bộ thành viên phải bay qua từ thành phố Aktau đến thành phố Baku (Azerbaijan).
“Bởi quy định tại Kazakhstan không cho phép người và xe đi cùng nhau trên phà vượt biển, bắt buộc xe chuyển phà và người bay qua. Hy vọng mọi điều tốt đẹp để anh em có thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời tại vùng đất châu Âu“.
Sáng ngày 33, cả nhóm đưa xe đến bến tàu bàn giao cho đơn vị vận chuyển. Trong toàn bộ các thành viên mang xe đến giao chỉ có anh Tuấn xe Ranger Raptor ngũ quý 8 có gương mặt đăm chiêu nhất. “anh Tuấn giao chìa khoá và sợ mất mát gì à?“
“Hơi lo lắng một tí, sợ bị mất đồ ăn trong cốp xe thôi, còn lại cái xe này thì không vấn đề gì cả“, anh Tuấn nói.
“Cảm giác của mình khi giao chìa khoá xe, cà vẹt xe cho đơn vị vận chuyển thật nhẹ nhàng… Xe này mình chưa chuyển tiền mua, có gì không sợ“, anh Thành cười và nói.
Xe di chuyển lên phà
Sau khi chờ đợi cả ngày, toàn bộ xe được đưa lên tàu vào ban đêm.
Các thành viên giật giờ chờ chuyến bay đến thành phố Baku
Chuyến bay của đoàn vào lúc 2h55 sáng và mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay đến Baku. Trong khi các đoàn khách khác họ vui mừng đàn hát, ca múa thì đoàn của nhóm mình vật vả ngồi chờ; mỗi người ôm chiếc điện thoại hoặc gục mặt xuống bàn nằm nghỉ.
“Cơ bản hành trình nào cũng vậy sẽ có những phút giây thăng hoa, có những ngày vui vẻ, có hôm gian nan nhưng cộng lại mới có chuyến hành trình trọn vẹn. Xác định nếu lên đường đi tour thì phải chấp nhận. Có thể bạn không nhớ những lúc vui vẻ tại khách sạn 5 sao nhưng ấn tượng khi ngủ nhà trọ, ngủ trong lạnh giá, nước thì phòng có phòng không…“, anh Thành – Subaru kể lại và cười lớn.
“Trước khi đến Trung Á, chúng ta chỉ biết qua các sách báo và nghĩ rằng nơi đây đời sống người dân vẫn còn khổ, nhưng khi đi rồi mới thấy họ văn minh hơn rất nhiều, không thấy một chiếc xe hai bánh nào“.
“Một điểm hay ở đây là người dân tuân thủ giao thông rất tốt, chỉ cần bạn bước chân xuống đường là các phương tiện dừng khẩn cấp cho mình qua. Thêm nữa là khi mình đi từ Việt Nam sang châu Âu bay cái vèo thì gặp sự tương phản về văn hoá, nhưng khi tham gia chuyến đi này từ phương Đông sang phương Tây và thấy mọi thứ dịch chuyển từ từ về văn hoá, ẩm thực và sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là những trải nghiệm xứng đáng để mình vật vờ tại sân bay lúc này“, anh Thành – Subaru nhận định.
Tham quan thành phố Baku – Azerbaijan
Ngày 34, cả nhóm có mặt tại thành phố Baku (Azerbaijan), cả nhóm sẽ có chuyến City Tour. Tuy nhiên có một chút vấn đề là phà không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật, có thể xe sẽ qua vào thứ 2 hoặc thứ 3; trong khi đó đoàn chỉ ở đây 1 ngày. Thời gian phà di chuyển 30 tiếng, nên chắc chắn lịch trình của cả nhóm cũng có sự thay đổi vì phải ở thêm vài ngày.
Đền lửa vĩnh cửu Ateshgah (Ateshgah Fire Temple)
Đền lửa vĩnh cửu Ateshgah là công trình kỳ lạ của người Azerbaijan, nằm cách trung tâm Baku 30 km ở ngoại ô Surakhany. Điểm đặc biệt nơi đây là hiện tượng tự nhiên độc đáo của khí ngầm đi lên bề mặt tiếp xúc với oxy và phát sáng.
Theo lịch sử, ngôi đền trước đó có quy mô lớn hơn và từng là thánh địa của người Zoroastrians – những người thờ lửa. Họ cho rằng ngọn lửa không thể dập tắt mang ý nghĩa thần bí và đến đền lạy thánh tích.
Sau khi đạo Hồi du nhập, ngôi đền Zoroastrian bị phá hủy và nhiều người Zoroastrian đã bỏ đi và đến Ấn Độ, tiếp tục thờ cúng ở đó. Tuy nhiên, vào thế kỷ 15 -17, những người theo đạo Hindu tôn thờ lửa hoặc nhóm người đến Absheron bằng các đoàn lữ hành buôn bán, bắt đầu hành hương đến Surakhany.
Các thương gia Ấn Độ bắt đầu xây dựng ngôi đền và phần đầu tiên có niên đại từ năm 1713. Bàn thờ trung tâm được xây dựng với sự hỗ trợ của thương gia Kanchangar vào năm 1810. Trong thế kỷ 18, các nhà nguyện và khu vực lữ hành được thêm vào khu vực trung tâm của ngôi đền. Ngôi đền còn có những dòng chữ khắc bằng chữ Ấn Độ.
Đến đầu thế kỷ thứ 19, ngôi đền Ateshgah có diện mạo như ngày nay với cấu trúc hình ngũ giác với một cổng vào. Giữa sân, trên bàn thờ làm theo hình vòm đá, có một cái giếng nổi tiếng, từ đó tạo ra khí cháy “vĩnh cửu”. Từ các góc của trung tâm, có nhiều tháp hơn, xung quanh có sân với các ô.
Vào giữa thế kỷ 19 do sự chuyển động của bề mặt nên sản lượng khí đốt tự nhiên đã ngừng lại. Những người hành hương giải thích đó là sự trừng phạt của các vị thần và rời đi. Ateshgah như một nơi thờ cúng tồn tại cho đến năm 1880. Ngày nay, ngôi đền Zoroastrian cổ xưa này đã được mở cửa để thu hút khách du lịch bằng lửa nhân tạo.
Tham quan “núi cháy” Yanar Dag
Yanar Dagh hoặc Yanar Dağ (tiếng Azerbaijan) mang ý nghĩa “núi cháy”, nhằm miêu tả ngọn lửa khí đốt tự nhiên bùng cháy liên tục trên sườn đồi bán đảo Absheron trên biển Caspi gần Baku, thủ đô của Azerbaijan. Ngọn lửa phun ra 3 mét (9,8 ft) vào không khí từ một lớp đá sa thạch mỏng, xốp.
Tham quan Yanar Dagh
Yanar Dag là một trong những đám cháy tự phát khiến du khách đến Azerbaijan mê mẩn và sợ hãi trong nhiều thiên niên kỷ. Nguyên nhân của hiện tượng kỳ lạ này là do trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào dưới lòng đất rò rỉ lên bề mặt.
Nhà thám hiểm người Venice Marco Polo đã viết về hiện tượng bí ẩn khi ông đi qua đất nước này vào thế kỷ 13. Các thương nhân Con đường Tơ lụa khác cũng mang tin tức về ngọn lửa khi họ đi đến những vùng đất khác. Đó là lý do tại sao đất nước này có biệt danh là “vùng đất lửa”.
Những đám cháy như vậy từng xảy ra rất nhiều ở Azerbaijan, nhưng do chúng làm giảm áp suất khí đốt dưới lòng đất, cản trở hoạt động khai thác khí đốt thương mại nên hầu hết đã bị dập tắt. Yanar Dag là một trong số ít ví dụ còn lại và có lẽ là ấn tượng nhất.
Có một thời gian, ngọn lửa bất diệt này đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo Zoroastrian cổ đại. Đối với họ, lửa là mối liên kết giữa con người và thế giới siêu nhiên, đồng thời là phương tiện để có thể đạt được sự hiểu biết sâu sắc về tâm linh và trí tuệ, thanh lọc, duy trì sự sống,…
Tham quan thành cổ Baku – nơi mèo được chào đón nồng nhiệt
Thành cổ Baku hay Nội thành Baku (tiếng Azerbaijan: İçərişəhər) là vùng lõi lịch sử của Baku, thủ đô của Azerbaijan. Đây là phần cổ kính nhất của Baku, được bao quanh bởi những bức tường dễ dàng phòng thủ. Năm 2007, khu vực thành cổ có dân số khoảng 3000 người.
Thành cổ Baku, gồm tháp Maiden có niên đại ít nhất là vào thế kỷ 12, với một số ít nhà nghiên cứu cho rằng nó có niên đại từ thế kỷ thứ 7. Cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Trong thời kỳ trung cổ của Baku, một số di tích chẳng hạn như tháp giáo đường Synyg Gala (thế kỷ 11), các bức tường và tháp pháo đài (thế kỷ 11-12), tháp Maiden, nhà tắm Hajji Gayyib và quán trọ lữ hành Multani (thế kỷ 15), cung điện của Shirvanshah (thế kỷ 15-16), nhà tắm Gasimbey và quán trọ lữ hành Bukhara (thế kỷ 16) đã được xây dựng.
Năm 1806, khi Baku bị Đế quốc Nga chiếm đóng trong Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–13), thành cổ có 500 hộ gia đình và 707 cửa hàng, hầu hết đều là người dân tộc Tat.
Từ năm 1807 đến năm 1811, các đoạn tường thành được sửa chữa và các công sự được mở rộng thêm. Thành phố có hai cổng là Salyan và Shemakha. Thành phố được bảo vệ bởi hàng chục khẩu đại bác đặt trên các bức tường. Cảng được mở cửa để giao thương vào năm 1809.
Chính trong thời kỳ này, Baku bắt đầu phát triển vươn ra ngoài các bức tường thành, các khu dân cư mới xuất hiện. Do đó, các thuật ngữ nội thành và ngoại thành đã được sử dụng để chỉ hai phần trong và ngoài của tường thành. Với sự xuất hiện của người Nga, diện mạo kiến trúc truyền thống của thành cổ đã thay đổi. Nhiều tòa nhà châu Âu được xây dựng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, sử dụng các phong cách kiến trúc như Baroque và Gothic.
Năm 1865, một phần của bức tường thành nhìn ra biển đã bị phá bỏ, những viên đá được bán và sử dụng cho việc xây dựng một số tòa nhà ở ngoại thành. Số tiền thu được từ việc mua bán này (44.000 rúp) được dùng vào việc xây dựng Đại lộ Baku.
Năm 1867, các đài phun nước đầu tiên của Baku xuất hiện ở trên đại lộ. Trong thời kỳ này, hai cổng nữa đã được mở thêm, một trong số đó là cổng Taghiyev nổi tiếng (1877).
Tháng 12/2000, thành cổ của Baku với cung điện Shirvanshah và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Một điểm đặc biệt, là Baku có rất nhiều mèo. Trong lịch sử, mèo được đánh giá cao về kỹ năng săn bắt và giữ cho chuồng trại không có loài gặm nhấm.
Đối với Hồi giáo, mèo được coi là biểu tượng của sự thuần khiết và chúng được phép vào nhà và thậm chí cả nhà thờ Hồi giáo. Trong hadith (những ghi chép lời giáo huấn, thực hành và phương thức sống của nhà tiên tri Muhammad) có nhiều ví dụ về sự yêu thích của nhà tiên tri đối với mèo.
Trong đó có truyền thuyết nói rằng, nhà tiên tri Muhammad đã cắt một tay áo choàng của mình để không đánh thức con mèo yêu thích của mình đang ngủ trên đó. Điều này thể hiện việc khuyến khích Hồi giáo chăm sóc con vật đặc biệt này.
Tham quan đường đua F1 Azerbaijan 2024
Trong những ngày ở lại Baku, cả nhóm được dạo quanh khu vực đường đua của giải F1 Azerbaijan 2024, tên chính thức là “Formula 1 Qatar Airways Azerbaijan Grand Prix 2024”, được tổ chức vào ngày 15/9/2024 tại trường đua thành phố Baku, Azerbaijan. Đây là chặng đua thứ 17 của Giải đua xe Công thức 1 2024, có chiều dài hơn 6 km.
“Rất tiếc mình không biết có hoạt động này, nếu biết trước sẽ sắp xếp lịch trình lại để các thành viên có dịp trải nghiệm cuộc đua F1 tại đây. Đây là chặng đua đường phố nên các đơn vị chức năng tại Baku đã mất 1 tháng để thực hiện. Khu vực khán đài tại đây được làm đẹp vì đây là khúc cua đi qua thành cổ và các xe F1 sẽ giảm tốc độ, điều này giúp khán giả có thể ngắm nghía kỹ hơn“.
Chia tay thành phố Baku đến thị trấn nhỏ gần điểm lấy xe và bữa tối món ăn Việt Nam
Sau nhiều ngày chờ đợi tại thành phố, cả nhóm quyết định di chuyển đến thị trấn gần cảng để nghỉ ngơi và tiện cho việc lấy xe sớm vào hôm sau. Sự tình cờ luôn là điểm đặc biệt của chuyến đi. Bữa tối được anh Cường – thành viên trong đoàn xuống bếp thực hiện cháo gà và vài món ăn Việt Nam.
Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km. |
>>> Còn Tiếp
Last edited by a moderator: