Do Hai
Lơ Xe
- Bài viết
- 144
- Views
- 1029
Cả nhóm Saigon to Paris 2024 có 1 ngày tham quan tu viện cổ trên ngọn núi cao 1.200 m được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 và vượt qua đường hầm dài 14 km đến thành phố khinh khí cầu Cappadocia.
Ngày 40 của chuyến hành trình Saigon to Paris 2024, các thành viên có 1 ngày nghỉ ngơi và khám phá thành phố biển Trabzon, điểm nhấn nơi đây là tu viện cổ Sumela xây dựng từ thế kỷ thứ 3.
Nội dung chính
Trước đây, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ được có tên là “Turkey”, vào thập niên 1980 chính phủ nước này đã mong muốn thực hiện đổi tên nhưng chưa thành công và mãi đến tháng 12/2021, tổng thống đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan thực hiện kế hoạch quyết liệt hơn.
Một góc thành phố biển Trabzon
Bởi lẽ theo vị tổng thống này cũng như người dân nơi đây không hài lòng vì tên gọi quốc gia dính dáng đến hình bóng của “gà tây” theo tiếng anh – “Turkey”, món ăn truyền thống trong lễ Tạ ơn của người Bắc Mỹ. Thậm chí nếu tra cứu từ “Turkey” trong từ điển Cambridge của Anh có định nghĩa khiến người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn “nóng mặt hơn” bởi nó mang ý nghĩa “cái gì đó thất bại tồi tệ” hoặc “một người ngu ngốc”.
Từ năm 1923 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đọc tên quốc gia của họ là “Türkiye” (cách phát âm gần giống với “turkey” nhưng có thêm âm “yay”).
Theo tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tên gọi Türkiye được dùng trong văn bản chính thức của các bộ cũng như mọi hoạt động và báo chí trong nước. Chẳng hạn, mọi hàng hóa xuất khẩu sẽ được gắn nhãn “Made in Türkiye” và chiến dịch kích cầu du lịch hồi tháng 1-2022 của chính phủ đã bắt đầu dùng khẩu hiệu “Hello Türkiye”.
“Türkiye là cách diễn giải và thể hiện rõ nhất về văn hóa, văn minh và giá trị của người Thổ Nhĩ Kỳ“, tổng thống Recep Tayyip Erdogan từng nói với báo chí quốc tế.
Vậy nên chúng ta hãy quên “con gà tây” khi nhắc đến Türkiye nhé.
Ataturk Pavilion nằm trong rừng thông, biệt thự được Konstantin Kabayani xây dựng với mục đích nghỉ dưỡng vào mùa hè tại sườn núi Soğuksu – nơi thống trị Trabzon vào đầu thế kỷ 19. Tòa nhà ảnh hưởng kiến trúc Phục hưng Châu Âu và phương Tây. Ở tầng trệt có phòng ăn, phòng thư giãn, phòng khách và phòng khách. Tầng một có một phòng ngủ, một phòng chờ, một phòng làm việc và một phòng họp; tầng hai có hai phòng.
Sau chuyến thăm đầu tiên đến Trabzon vào năm 1924, Mustafa Kemal Atatürk – tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã ở biệt thự này. Lần thứ hai vị tổng thống đến là tháng 11/1930.
Nhà thờ Saint Anne (tiếng Hy Lạp: Ἁγία Άννα, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Küçük Ayvasıl Kilisesi) được cho là nhà thờ lâu đời nhất ở thành phố Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại từ thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 sau Công nguyên.
Nhà thờ có quy mô nhỏ theo phong cách Byzantine thời kỳ đầu. Bên trên tấm phù điêu phía trên cửa phía Nam có một dòng chữ nói rằng St. Anne được phục hồi dưới triều đại của Basil I, Leo VI và Alexander vào năm 884/85
Nhà thờ không được sử dụng hơn 1 thế kỷ, mãi đến năm 2021-2022 đã được khôi phục hoàn toàn.
Tu viện Sumela nằm trên núi tỉnh Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Tu viện Sumela được xây dựng trên vách đá thung lũng Altmdere, Thổ Nhĩ Kỳ trên độ cao 1.200m. Sumela là một trong những tu viện lâu đời nhất trong thế giới Kitô giáo.
Tu viện Sumela nằm trên núi tỉnh Trabzon
Tu viện được thành lập từ năm 386 dưới thời trị vì của hoàng đế Theodosius I. Trong quá trình lịch sử lâu dài của nó, tu viện bị hư hại nhiều lần và đã được các vị hoàng đế khác nhau cho trùng tu. Hình dạng hiện tại của tu viện là từ thế kỷ 13 và trở nên nổi tiếng dưới thời trị vì của Alexios III.
Tu viện đã bị bỏ hoang sau thế chiến thứ 1 kết thúc do dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có sự trao đổi, khoảng 2 triệu người đã phải rời khỏi cộng đồng. Tu viện bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ trước khi được phục hồi một phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng.
Hiện tại ở tu viện không còn bất kỳ hình ảnh tượng chúa hay vết tích nhà thờ, bởi nơi đây là đất nước Hồi giáo. Tuy nhiên đối với người công giáo, đây lại là địa điểm hành hương đặc biệt.
“Con đường đi đến tu viện cực kỳ khó, độ cao 1.200 m nên việc di chuyển không hề dễ dàng và nể phục những người đã thực hiện nên công trình này“, anh Cường chia sẻ.
Ngày 41 đoàn tiếp tục di chuyển đến thành phố du lịch Cappadocia – nổi tiếng về khinh phí cầu; hành trình hơn 600 km đi khoảng 10 tiếng từ thành phố biển đến đây.
Đường sá ở Thổ Nhĩ Kỳ khá tốt, thông thoáng và lớn. Theo anh hướng dẫn viên, tuỳ các tuyến đường có giới hạn tốc độ thì những đường khác có thể chạy tốc độ 100-140 km/h. Để an toàn thì cả đoàn chủ động giới hạn 120 km/h.
“Các thành viên cùng nhau trải qua 41 ngày và may mắn mọi thứ đều tốt đẹp. Các xe khi qua địa hình Trung Á chạy rất gắt, quậy đường off-road, đường cát… nhưng vẫn không gặp sự cố nào“.
Ngày 41 cũng đánh dấu cột mốc 14.000 km và hết hôm nay là gần 15.000 km, nên sẽ nói đôi chút về chiếc xe Ranger XLT này. “Đây là chiếc xe của đội ARB được nâng cấp gói độ toàn diện. Dù vậy, mình cũng khá lo âu bởi xe có odo gần 70.000 km và chuyến đi này tổng lộ trình thêm 25.000 km nữa. May mắn là chiếc xe không hề có sự cố nào, đặc biệt với hệ thống phuộc BP51 trang bị trên xe giúp ‘dàn chân’ trở nên cứng cáp hơn, bất chấp mọi cung đường xấu, thậm chí chạy dải tốc độ cao”.
Trở về lại với chuyến đi, ngay khi cả nhóm qua xuất nhập cảnh từ Georgia sang Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lúc trưởng đoàn như mình và các thành viên ban tổ chức thở phào nhẹ nhõm bởi thủ tục xuất – nhập cảnh diễn ra dễ dàng và thoải mái hơn.
“Đây là hành trình đầu tiên thực hiện chuyến đi này và cũng là nhóm đầu tiên đi từ Việt Nam sang đến Pháp nên mình thực sự rất hoang mang, lo lắng không biết thủ tục giấy tờ có bị sự cố nào không. Mãi đến lúc đặt chân tới Georgia là đã đặt nửa bàn chân đến châu Âu và Georgia cũng như Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thuộc châu Âu nhưng chưa phải thành viên khối liên minh châu Âu.”
“Những ngày ở đất Thổ Nhĩ Kỳ không hề thấy có sự xuất hiện của trạm thu phí cũng như cảnh sát. Đường quá đẹp nên nhiều lúc không để ý tốc độ, không biết kỳ này xuất cảnh có dính bill dài lỗi vi phạm tốc độ hay không nữa. Mức phạt giao thông ở Thổ Nhĩ Kỳ tầm 50-400 USD, tuỳ mức độ vi phạm“.
Một lưu ý khi anh em đi overland qua từ Trung Á qua châu Âu, nơi đây cảnh sát họ sẽ chuyển dữ liệu vi phạm đến nơi xuất – nhập cảnh, vậy nên cố gắng tuân thủ đúng quy định tốc độ chứ nếu không bạn sẽ phải đóng mức phạt nặng và tâm trạng sẽ không còn vui vẻ nữa.
Chạy đường cao tốc và xuyên qua hầm chui dài nhất Thổ Nhĩ Kỳ (14 km). thì cả nhóm quyết định dừng lại để nghỉ ngơi, uống cà phê và ăn nhẹ.
Chiều tối cùng ngày cả nhóm cũng hoàn thành chặng đường dài 600 km đến với thành phố khinh khí cầu Cappadocia là thành phố ngầm nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cách thủ đô Ankara khoảng 290km. Thung lũng này được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa cách đây khoảng 3 triệu năm.
>>> Còn Tiếp
Ngày 40 của chuyến hành trình Saigon to Paris 2024, các thành viên có 1 ngày nghỉ ngơi và khám phá thành phố biển Trabzon, điểm nhấn nơi đây là tu viện cổ Sumela xây dựng từ thế kỷ thứ 3.
Nội dung chính
Hãy gọi Thổ Nhĩ Kỳ là Türkiye và quên “con gà Tây” đi!
Trước đây, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ được có tên là “Turkey”, vào thập niên 1980 chính phủ nước này đã mong muốn thực hiện đổi tên nhưng chưa thành công và mãi đến tháng 12/2021, tổng thống đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan thực hiện kế hoạch quyết liệt hơn.
Một góc thành phố biển Trabzon
Bởi lẽ theo vị tổng thống này cũng như người dân nơi đây không hài lòng vì tên gọi quốc gia dính dáng đến hình bóng của “gà tây” theo tiếng anh – “Turkey”, món ăn truyền thống trong lễ Tạ ơn của người Bắc Mỹ. Thậm chí nếu tra cứu từ “Turkey” trong từ điển Cambridge của Anh có định nghĩa khiến người dân Thổ Nhĩ Kỳ còn “nóng mặt hơn” bởi nó mang ý nghĩa “cái gì đó thất bại tồi tệ” hoặc “một người ngu ngốc”.
Từ năm 1923 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ độc lập, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đọc tên quốc gia của họ là “Türkiye” (cách phát âm gần giống với “turkey” nhưng có thêm âm “yay”).
Theo tổng thống Recep Tayyip Erdogan, tên gọi Türkiye được dùng trong văn bản chính thức của các bộ cũng như mọi hoạt động và báo chí trong nước. Chẳng hạn, mọi hàng hóa xuất khẩu sẽ được gắn nhãn “Made in Türkiye” và chiến dịch kích cầu du lịch hồi tháng 1-2022 của chính phủ đã bắt đầu dùng khẩu hiệu “Hello Türkiye”.
“Türkiye là cách diễn giải và thể hiện rõ nhất về văn hóa, văn minh và giá trị của người Thổ Nhĩ Kỳ“, tổng thống Recep Tayyip Erdogan từng nói với báo chí quốc tế.
Vậy nên chúng ta hãy quên “con gà tây” khi nhắc đến Türkiye nhé.
Ataturk Pavilion – Trabzon
Ataturk Pavilion nằm trong rừng thông, biệt thự được Konstantin Kabayani xây dựng với mục đích nghỉ dưỡng vào mùa hè tại sườn núi Soğuksu – nơi thống trị Trabzon vào đầu thế kỷ 19. Tòa nhà ảnh hưởng kiến trúc Phục hưng Châu Âu và phương Tây. Ở tầng trệt có phòng ăn, phòng thư giãn, phòng khách và phòng khách. Tầng một có một phòng ngủ, một phòng chờ, một phòng làm việc và một phòng họp; tầng hai có hai phòng.
Sau chuyến thăm đầu tiên đến Trabzon vào năm 1924, Mustafa Kemal Atatürk – tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ đã ở biệt thự này. Lần thứ hai vị tổng thống đến là tháng 11/1930.
Tham quan nhà thờ Saint Anne, Trabzon Türkiye
Nhà thờ Saint Anne (tiếng Hy Lạp: Ἁγία Άννα, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Küçük Ayvasıl Kilisesi) được cho là nhà thờ lâu đời nhất ở thành phố Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ, có niên đại từ thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 sau Công nguyên.
Nhà thờ có quy mô nhỏ theo phong cách Byzantine thời kỳ đầu. Bên trên tấm phù điêu phía trên cửa phía Nam có một dòng chữ nói rằng St. Anne được phục hồi dưới triều đại của Basil I, Leo VI và Alexander vào năm 884/85
Nhà thờ không được sử dụng hơn 1 thế kỷ, mãi đến năm 2021-2022 đã được khôi phục hoàn toàn.
Tu viện Sumela – tu viện huyền bí cheo leo trên vách đá
Tu viện Sumela nằm trên núi tỉnh Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ. Tu viện Sumela được xây dựng trên vách đá thung lũng Altmdere, Thổ Nhĩ Kỳ trên độ cao 1.200m. Sumela là một trong những tu viện lâu đời nhất trong thế giới Kitô giáo.
Tu viện Sumela nằm trên núi tỉnh Trabzon
Tu viện được thành lập từ năm 386 dưới thời trị vì của hoàng đế Theodosius I. Trong quá trình lịch sử lâu dài của nó, tu viện bị hư hại nhiều lần và đã được các vị hoàng đế khác nhau cho trùng tu. Hình dạng hiện tại của tu viện là từ thế kỷ 13 và trở nên nổi tiếng dưới thời trị vì của Alexios III.
Tu viện đã bị bỏ hoang sau thế chiến thứ 1 kết thúc do dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ có sự trao đổi, khoảng 2 triệu người đã phải rời khỏi cộng đồng. Tu viện bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ trước khi được phục hồi một phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng.
Hiện tại ở tu viện không còn bất kỳ hình ảnh tượng chúa hay vết tích nhà thờ, bởi nơi đây là đất nước Hồi giáo. Tuy nhiên đối với người công giáo, đây lại là địa điểm hành hương đặc biệt.
“Con đường đi đến tu viện cực kỳ khó, độ cao 1.200 m nên việc di chuyển không hề dễ dàng và nể phục những người đã thực hiện nên công trình này“, anh Cường chia sẻ.
Chia tay thành phố biển Trabzon đến thành phố khinh khí cầu Cappadocia, dài 600 km
Ngày 41 đoàn tiếp tục di chuyển đến thành phố du lịch Cappadocia – nổi tiếng về khinh phí cầu; hành trình hơn 600 km đi khoảng 10 tiếng từ thành phố biển đến đây.
Đường sá ở Thổ Nhĩ Kỳ khá tốt, thông thoáng và lớn. Theo anh hướng dẫn viên, tuỳ các tuyến đường có giới hạn tốc độ thì những đường khác có thể chạy tốc độ 100-140 km/h. Để an toàn thì cả đoàn chủ động giới hạn 120 km/h.
“Các thành viên cùng nhau trải qua 41 ngày và may mắn mọi thứ đều tốt đẹp. Các xe khi qua địa hình Trung Á chạy rất gắt, quậy đường off-road, đường cát… nhưng vẫn không gặp sự cố nào“.
Ngày 41 cũng đánh dấu cột mốc 14.000 km và hết hôm nay là gần 15.000 km, nên sẽ nói đôi chút về chiếc xe Ranger XLT này. “Đây là chiếc xe của đội ARB được nâng cấp gói độ toàn diện. Dù vậy, mình cũng khá lo âu bởi xe có odo gần 70.000 km và chuyến đi này tổng lộ trình thêm 25.000 km nữa. May mắn là chiếc xe không hề có sự cố nào, đặc biệt với hệ thống phuộc BP51 trang bị trên xe giúp ‘dàn chân’ trở nên cứng cáp hơn, bất chấp mọi cung đường xấu, thậm chí chạy dải tốc độ cao”.
Trở về lại với chuyến đi, ngay khi cả nhóm qua xuất nhập cảnh từ Georgia sang Thổ Nhĩ Kỳ, đây là lúc trưởng đoàn như mình và các thành viên ban tổ chức thở phào nhẹ nhõm bởi thủ tục xuất – nhập cảnh diễn ra dễ dàng và thoải mái hơn.
“Đây là hành trình đầu tiên thực hiện chuyến đi này và cũng là nhóm đầu tiên đi từ Việt Nam sang đến Pháp nên mình thực sự rất hoang mang, lo lắng không biết thủ tục giấy tờ có bị sự cố nào không. Mãi đến lúc đặt chân tới Georgia là đã đặt nửa bàn chân đến châu Âu và Georgia cũng như Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thuộc châu Âu nhưng chưa phải thành viên khối liên minh châu Âu.”
“Những ngày ở đất Thổ Nhĩ Kỳ không hề thấy có sự xuất hiện của trạm thu phí cũng như cảnh sát. Đường quá đẹp nên nhiều lúc không để ý tốc độ, không biết kỳ này xuất cảnh có dính bill dài lỗi vi phạm tốc độ hay không nữa. Mức phạt giao thông ở Thổ Nhĩ Kỳ tầm 50-400 USD, tuỳ mức độ vi phạm“.
Một lưu ý khi anh em đi overland qua từ Trung Á qua châu Âu, nơi đây cảnh sát họ sẽ chuyển dữ liệu vi phạm đến nơi xuất – nhập cảnh, vậy nên cố gắng tuân thủ đúng quy định tốc độ chứ nếu không bạn sẽ phải đóng mức phạt nặng và tâm trạng sẽ không còn vui vẻ nữa.
Chạy đường cao tốc và xuyên qua hầm chui dài nhất Thổ Nhĩ Kỳ (14 km). thì cả nhóm quyết định dừng lại để nghỉ ngơi, uống cà phê và ăn nhẹ.
Chiều tối cùng ngày cả nhóm cũng hoàn thành chặng đường dài 600 km đến với thành phố khinh khí cầu Cappadocia là thành phố ngầm nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cách thủ đô Ankara khoảng 290km. Thung lũng này được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa cách đây khoảng 3 triệu năm.
Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km. |
>>> Còn Tiếp
Last edited by a moderator: