Do Hai
Lơ Xe
- Bài viết
- 144
- Views
- 1021
Hành trình ngày 42 và 43, đoàn có 1 ngày city tour khám phá thành phố trong lòng núi đá Cappadocia, ngắm hoàng hôn thành phố cổ, trải nghiệm điểm dừng chân của các thương lái thế kỷ 13, chiêm ngưỡng hồ muối lớn khổng lồ và thưởng thức cà phê tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 42 các thành viên hành trình Saigon to Paris 2024 tham quan thành phố du lịch nổi tiếng Cappadocia tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đa phần các du khách đến đây không chỉ nhìn ngắm khinh khí cầu mà còn chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc từ dụng cụ thô sơ tạo tác trên các núi đá tồn tại hàng thế kỷ.
Nội dung chính
Cappadocia là thành phố cổ trong lòng núi đá nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cách thủ đô Ankara khoảng 290km, được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa cách đây khoảng 3 triệu năm.
Cappadocia (/kæpəˈdoʊʃə/; tiếng Hy Lạp: Καππαδοκία, Kappadokía và tiếng Ba Tư cổ: Katpatuka, tiếng Armenia: Կապադովկիա, Kapadovkia, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kapadokya) là một khu vực lịch sử ở Trung Anatolia, phần lớn tại các tỉnh Nevşehir, Kayseri, Kırşehir, Aksaray và Niğde, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tên gọi “Cappadocia”, có từ cuối thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, khi nó xuất hiện trong các bản khắc song ngữ của hai vị vua đầu tiên Achaemenes là Darius I và Xerxes, đó là một trong những quốc gia (Ba Tư cổ dahyu-) của Đế quốc Ba Tư.
Trong các bản thảo thì tiếng Ba Tư cổ là Katpatuka. Người ta cho rằng, “Kat-patuka” xuất phát từ tiếng Luwian có nghĩa là “Quốc gia thấp”, ám chỉ vị trí địa lý đặc thù nơi đây. Tuy nhiên, sau đó các nghiên cứu cho thấy chữ “katta” là “bên dưới, dưới thấp”
Theo Herodotus, trong cuộc nổi dậy Ionia năm 499 TCN, người Cappadocia được cho là chiếm một vùng từ dãy núi Taurus đến vùng lân cận của Euxine gần biển Đen. Lúc này Cappadocia giới hạn ở phía nam bởi dãy núi Taurus ngăn cách nó với Cilicia, về phía đông bởi thượng nguồn sông Euphrates, tới phía bắc Pontus, phía tây đến Lycaonia và phía đông đến Galatia.
Tên theo truyền thống có nguồn gốc Kitô giáo trong suốt lịch sử tiếp tục được sử dụng như một khái niệm du lịch quốc tế để xác định một khu vực kỳ quan thiên nhiên, đặc biệt là các “ống khói cổ tích”, di sản lịch sử và văn hóa độc đáo từ thời Hy Lạp.
Những “ống khói cổ tích” cao tới 40m ở Cappadocia là những cột đá thông khí tự nhiên có vẻ siêu thực, hình thành từ đá núi lửa mềm bị xói mòn và phong hóa qua hàng triệu năm. Lớp đá mềm tiếp tục xói mòn thông qua các vết nứt trong lớp đá cứng.
Người dân Cappadocia cổ xưa dùng các công cụ thô sơ tạo nên những ngôi nhà trong núi từ thế kỷ thứ IV và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Mỗi ngôi làng đủ chỗ cho hàng nghìn người với phòng ăn, ngủ, nhà bếp, lớp học, nhà thờ và cả hầm mộ, tất cả đều được đục sâu trong lòng núi. Mỗi “gian phòng” còn có hốc tường để trữ thực phẩm, đồ đạc, có giường bằng đá, bàn ghế đá.
Năm 1985, UNESCO đã công nhận Cappadocia là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Bảo tàng ngoài trời Göreme (Göreme Open-Air Museum) là một trong những Di sản thế giới của UNESCO ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây còn là kỳ quan đáng chú ý của nhân loại với nhà thờ cổ, những bức bích họa có niên đại từ thế kỷ thứ 9.
Một số nhà thờ này có thể tìm thấy trong Bảo tàng ngoài trời Goreme, trong đó có các nhà thờ cắt đá và khu phức hợp cộng đồng tu viện. Công trình kiến trúc này được liệt kê trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1989 như một phần của Công viên Quốc gia Goreme và các địa điểm đá của Cappadocia.
Nơi đây từng là khu định cư bằng đá và tổ chức nhiều hoạt động tu tập với nhà nguyện, nhà thờ, nhà ăn, khu vực bếp…
Tại bảo tàng Göreme không có người sinh sống và mở cửa từ 8 giờ đến 20 giờ mỗi ngày; có thể đi bộ lên trên hoặc cưỡi lạc đà.
“Khi đến đây thì bạn sẽ mất 2-3 ngày mới khám phá hết. Đến đây vào buổi sáng sẽ khá lạnh và dần trưa nắng nóng, có thể các bạn nên đến vào mua Thu hoặc Đông sẽ hợp lý hơn“.
Bảo tàng Göreme là điểm dừng chân thứ 42 của các thành viên tham gia chuyến Saigon to Paris 2024, chinh phục Con đường Tơ Lụa; đây cũng là nhóm xe caravan đầu tiên của Việt Nam đến đây.
“Những gì lần đầu cũng khó khăn, vất vả nhưng thành quả đạt được vô cùng tuyệt vời. Hy vọng sau chuyến đi lần này, mình sẽ có thêm kinh nghiệm để chia sẻ đến các bạn đang muốn đi qua khu vực Trung Á đến châu Âu, chinh phục Con đường Tơ lụa“.
“Ngày 42 đánh dấu các xe đi được 15.000 km xuất phát từ Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, thì RAM REBEL là chiếc xe tuyệt vời. Đi suốt hành trình cầm lái RAM nhưng đôi lúc quên rằng đây là xe bán tải, cảm giác lái an toàn. Xe có kích thước to, dài và rộng cùng các tiện nghi và êm ái. Hôm trước chạy 700 km đường đèo dốc, ôm cua vẫn thấy sự thoải mái, tự tin đu sát theo 911 Dakar cùng nhóm“, anh Thành chia sẻ.
Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình của RAM REBEL trong suốt hành trình khoảng 12-13L/100 km. Trong khi đó, chiếc Ranger Raptor tiêu hao 12L/100 km.
Kết thúc ngày 42, cả nhóm chill tại sườn đồi nơi ngắm nhìn thành phố ngầm Cappadocia tuyệt đẹp.
Ngày 43 cả nhóm thức dậy sớm để ngắm hoàng hôn, ăn mì ly và ngắm khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
“Đúng 5h sáng, anh em ra đây để ngắm khinh khí cầu trước khi tiếp tục hành trình, tuy nhiên thứ 2 đầu tuần họ không bay nên cả nhóm đành ăn mì ly, ngắm mặt trời“.
“Cappadocia là thành phố rất đặc biệt, sẽ có dịp em trở lại và ở tối thiểu 3 ngày để đi tất cả các nơi và mình tận hưởng những tuyệt tác nơi đây. Kiểu như sáng ngắm khinh khí cầu và nếu được thì mua vé ngồi lên khinh khí cầu đi vòng vòng khu vực này. Buổi chiều thì ngắm hoàng hôn bên thành phố cổ cũng tuyệt vời. Ban ngày sẽ leo núi, đi bộ thăm quan nơi đây…“, anh Tuấn Mia – Raptor ngũ quý 8 chia sẻ.
Đúng 9 giờ sáng cả nhóm xuất phát từ khách sạn và di chuyển đến điểm dừng chân rất đặc biệt đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 13. Đây là nơi các thương nhân đi buôn trên Con đường Tơ lụa dừng lại nghỉ qua đêm hoặc ăn uống trước khi tiếp tục hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Quốc. Tại đây có các tiểu thương kinh doanh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức đặc thù… Ngựa và lạc đà sẽ để bên ngoài.
“Toà nhà này đã được trùng tu nhưng giữ nguyên kiến trúc ngày trước, cách khoảng 30-40 km sẽ có một điểm dừng chân như thế này“.
Sau thời gian dừng nghỉ, cả nhóm tiếp tục hành trình đến cố đô Ankara là thủ đô của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này, chỉ đứng sau Istanbul. Tuy nhiên đi được một đoạn thì bắt gặp một cái hồ rất lớn nên đã dừng xe để khám phá.
Hồ nước mặn Tuz, nơi có trữ lượng muối ước tính 250 triệu tấn, đang khô cạn do biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp. Hồ có tên “Tuz” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ “Tuz Gölü” có nghĩa là hồ Muối. Đây là hồ muối lớn thứ hai tại Thổ Nhĩ Kỳ, nằm tại khu vực phía Trung của Anatolia, cách 105 km về phía Đông Bắc thành phố tự trị Konya và 150 km về phía Đông Nam thành phố Ankara.
Hồ Tuz có diện tích trung bình 1.500 km2, có độ dài khoảng 80 km và rộng 50 km ở độ cao 905 m so với mực nước biển. Dân số khoảng trên 3 triệu người.
Với trữ lượng muối ước tính khoảng 250 triệu tấn, Tuz là một trong những hồ mặn nhất hành tinh với tỷ lệ muối ước tính lên tới 32%. Hồ cung cấp 60% lượng muối sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại được xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia.
Tuz từng là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Trong mùa hè phần lớn nước hồ bị khô, làm lộ ra lớp muối dày trung bình khoảng 30 cm. Trong mùa đông, một phần lượng muối này bị hòa tan trở lại dưới tác động của nước ngọt đưa vào hồ nhờ mưa.
Ảnh chụp vệ tinh của hồ Tuz, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 23/10. Ảnh: European Union/Copernicus Sentinel-2
Tuy nhiên, hồ Tuz đang dần thu hẹp qua các năm, nguyên nhân là lượng nước chảy vào ngày càng ít do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp.
Năm 2001, hồ Tuz được tuyên bố là khu vực được bảo vệ đặc biệt. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy, kích thước hồ Tuz chỉ bằng một nửa so với 40 năm trước.
“Khi vừa bước vào được các anh nhân viên đưa cho nắm muối để xoa tay và một số người còn vuốt lên mặt, có thể là liệu pháp điều trị gì đó. Tuy nhiên việc đi dạo thăm quan nơi là sự cần thiết, bởi các thành viên đã ôm xe lái cũng vài chục ngàn km rất cần những lúc vận động xương cốt như thế này“.
Cuối cùng thì cả nhóm cũng đến thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ!
Lâu đài Ankara (Ankara Kalesi) nằm ở đỉnh thành phố, nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố
Từ năm 1920, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara hay còn được biết đến với tên gọi “Ancyra”, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này (đứng sau Istanbul). Ankara được biết đến là một trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục hàng đầu của đất nước. Không những thế, với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những công trình kiến trúc cổ kính và một nền văn hóa đặc sắc.
Những di tích từ thời La Mã tại Ankara gồm các trụ cột của Giulian và Thánh đường La Mã và Agustus. Ngoài ra là Bảo tàng Anitkabir, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hội họa và Điêu khắc, khu giáo đường Hồi giáo, Lăng Mustafa Kemal Ataturk – Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, cả nhóm thưởng thức cà phê Ottoman là cà phê dạng đun. Trước khi pha chế, hạt cà phê được nghiền mịn nhất trong kỹ thuật pha chế và được đổ trực tiếp vào nước, sau đó đun trong dụng cụ đặc biệt được gọi là “Cezve”. Đối với người Ottoman, đây là cách pha chế giữ trọn vẹn hương vị tinh túy nhất của cà phê.
Thời gian để thực hiện được ly cà phê Ottoman gần phút.
Đài tưởng niệm Anıtkabir còn được gọi là Lăng Mustafa Kemal Atatürk, một quần thể trang nghiêm tôn vinh người khai quốc Mustafa Kemal Atatürk và Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Việc xây dựng và lịch sử của Anıtkabir gắn liền với cuộc đời và di sản của Atatürk.
Anıtkabir – Lăng Mustafa Kemal Atatürk
Ý tưởng về một ngôi mộ hoành tráng dành cho Atatürk xuất hiện ngay sau khi ông qua đời vào năm 1938. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, do Tổng thống İsmet İnönü lãnh đạo, đã khởi xướng kế hoạch xây dựng một lăng mộ lớn để tưởng nhớ Atatürk. Các thiết kế kiến trúc đã được tuyển chọn qua một cuộc thi và dự án đã được trao cho kiến trúc sư Emin Onat và Orhan Arda.
Việc xây dựng Anıtkabir mất vài năm và được hoàn thành theo nhiều giai đoạn.
Giai đoạn đầu, bao gồm việc xây dựng Hall of Honor và Lion Road, được hoàn thành vào năm 1953. Các giai đoạn tiếp theo liên quan đến việc xây dựng các thành phần bổ sung, bao gồm Công viên Hòa bình và Con đường Sư tử.
Anıtkabir chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày 26/8/ 1953, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Atatürk.
Kết thúc ngày 42, các thành viên thưởng thức những món ăn địa phương và có chuyến tự trải nghiệm thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ về đêm.
>>> Còn Tiếp
Ngày 42 các thành viên hành trình Saigon to Paris 2024 tham quan thành phố du lịch nổi tiếng Cappadocia tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đa phần các du khách đến đây không chỉ nhìn ngắm khinh khí cầu mà còn chiêm ngưỡng kiệt tác kiến trúc từ dụng cụ thô sơ tạo tác trên các núi đá tồn tại hàng thế kỷ.
Nội dung chính
Thành phố cổ trong lòng núi đá Cappadocia
Cappadocia là thành phố cổ trong lòng núi đá nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, cách thủ đô Ankara khoảng 290km, được hình thành từ lớp đá trầm tích và đá núi lửa cách đây khoảng 3 triệu năm.
Cappadocia (/kæpəˈdoʊʃə/; tiếng Hy Lạp: Καππαδοκία, Kappadokía và tiếng Ba Tư cổ: Katpatuka, tiếng Armenia: Կապադովկիա, Kapadovkia, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kapadokya) là một khu vực lịch sử ở Trung Anatolia, phần lớn tại các tỉnh Nevşehir, Kayseri, Kırşehir, Aksaray và Niğde, Thổ Nhĩ Kỳ.
Tên gọi “Cappadocia”, có từ cuối thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, khi nó xuất hiện trong các bản khắc song ngữ của hai vị vua đầu tiên Achaemenes là Darius I và Xerxes, đó là một trong những quốc gia (Ba Tư cổ dahyu-) của Đế quốc Ba Tư.
Trong các bản thảo thì tiếng Ba Tư cổ là Katpatuka. Người ta cho rằng, “Kat-patuka” xuất phát từ tiếng Luwian có nghĩa là “Quốc gia thấp”, ám chỉ vị trí địa lý đặc thù nơi đây. Tuy nhiên, sau đó các nghiên cứu cho thấy chữ “katta” là “bên dưới, dưới thấp”
Theo Herodotus, trong cuộc nổi dậy Ionia năm 499 TCN, người Cappadocia được cho là chiếm một vùng từ dãy núi Taurus đến vùng lân cận của Euxine gần biển Đen. Lúc này Cappadocia giới hạn ở phía nam bởi dãy núi Taurus ngăn cách nó với Cilicia, về phía đông bởi thượng nguồn sông Euphrates, tới phía bắc Pontus, phía tây đến Lycaonia và phía đông đến Galatia.
Tên theo truyền thống có nguồn gốc Kitô giáo trong suốt lịch sử tiếp tục được sử dụng như một khái niệm du lịch quốc tế để xác định một khu vực kỳ quan thiên nhiên, đặc biệt là các “ống khói cổ tích”, di sản lịch sử và văn hóa độc đáo từ thời Hy Lạp.
Những “ống khói cổ tích” cao tới 40m ở Cappadocia là những cột đá thông khí tự nhiên có vẻ siêu thực, hình thành từ đá núi lửa mềm bị xói mòn và phong hóa qua hàng triệu năm. Lớp đá mềm tiếp tục xói mòn thông qua các vết nứt trong lớp đá cứng.
Người dân Cappadocia cổ xưa dùng các công cụ thô sơ tạo nên những ngôi nhà trong núi từ thế kỷ thứ IV và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Mỗi ngôi làng đủ chỗ cho hàng nghìn người với phòng ăn, ngủ, nhà bếp, lớp học, nhà thờ và cả hầm mộ, tất cả đều được đục sâu trong lòng núi. Mỗi “gian phòng” còn có hốc tường để trữ thực phẩm, đồ đạc, có giường bằng đá, bàn ghế đá.
Năm 1985, UNESCO đã công nhận Cappadocia là kỳ quan thiên nhiên thế giới.
Tham quan bảo tàng Goreme – Cappadocia
Bảo tàng ngoài trời Göreme (Göreme Open-Air Museum) là một trong những Di sản thế giới của UNESCO ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đây còn là kỳ quan đáng chú ý của nhân loại với nhà thờ cổ, những bức bích họa có niên đại từ thế kỷ thứ 9.
Một số nhà thờ này có thể tìm thấy trong Bảo tàng ngoài trời Goreme, trong đó có các nhà thờ cắt đá và khu phức hợp cộng đồng tu viện. Công trình kiến trúc này được liệt kê trong Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1989 như một phần của Công viên Quốc gia Goreme và các địa điểm đá của Cappadocia.
Nơi đây từng là khu định cư bằng đá và tổ chức nhiều hoạt động tu tập với nhà nguyện, nhà thờ, nhà ăn, khu vực bếp…
Tại bảo tàng Göreme không có người sinh sống và mở cửa từ 8 giờ đến 20 giờ mỗi ngày; có thể đi bộ lên trên hoặc cưỡi lạc đà.
“Khi đến đây thì bạn sẽ mất 2-3 ngày mới khám phá hết. Đến đây vào buổi sáng sẽ khá lạnh và dần trưa nắng nóng, có thể các bạn nên đến vào mua Thu hoặc Đông sẽ hợp lý hơn“.
Bảo tàng Göreme là điểm dừng chân thứ 42 của các thành viên tham gia chuyến Saigon to Paris 2024, chinh phục Con đường Tơ Lụa; đây cũng là nhóm xe caravan đầu tiên của Việt Nam đến đây.
“Những gì lần đầu cũng khó khăn, vất vả nhưng thành quả đạt được vô cùng tuyệt vời. Hy vọng sau chuyến đi lần này, mình sẽ có thêm kinh nghiệm để chia sẻ đến các bạn đang muốn đi qua khu vực Trung Á đến châu Âu, chinh phục Con đường Tơ lụa“.
“Ngày 42 đánh dấu các xe đi được 15.000 km xuất phát từ Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, thì RAM REBEL là chiếc xe tuyệt vời. Đi suốt hành trình cầm lái RAM nhưng đôi lúc quên rằng đây là xe bán tải, cảm giác lái an toàn. Xe có kích thước to, dài và rộng cùng các tiện nghi và êm ái. Hôm trước chạy 700 km đường đèo dốc, ôm cua vẫn thấy sự thoải mái, tự tin đu sát theo 911 Dakar cùng nhóm“, anh Thành chia sẻ.
Mức tiêu hao nhiên liệu trung bình của RAM REBEL trong suốt hành trình khoảng 12-13L/100 km. Trong khi đó, chiếc Ranger Raptor tiêu hao 12L/100 km.
Kết thúc ngày 42, cả nhóm chill tại sườn đồi nơi ngắm nhìn thành phố ngầm Cappadocia tuyệt đẹp.
Ngày 43 cả nhóm thức dậy sớm để ngắm hoàng hôn, ăn mì ly và ngắm khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
“Đúng 5h sáng, anh em ra đây để ngắm khinh khí cầu trước khi tiếp tục hành trình, tuy nhiên thứ 2 đầu tuần họ không bay nên cả nhóm đành ăn mì ly, ngắm mặt trời“.
“Cappadocia là thành phố rất đặc biệt, sẽ có dịp em trở lại và ở tối thiểu 3 ngày để đi tất cả các nơi và mình tận hưởng những tuyệt tác nơi đây. Kiểu như sáng ngắm khinh khí cầu và nếu được thì mua vé ngồi lên khinh khí cầu đi vòng vòng khu vực này. Buổi chiều thì ngắm hoàng hôn bên thành phố cổ cũng tuyệt vời. Ban ngày sẽ leo núi, đi bộ thăm quan nơi đây…“, anh Tuấn Mia – Raptor ngũ quý 8 chia sẻ.
Đúng 9 giờ sáng cả nhóm xuất phát từ khách sạn và di chuyển đến điểm dừng chân rất đặc biệt đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 13. Đây là nơi các thương nhân đi buôn trên Con đường Tơ lụa dừng lại nghỉ qua đêm hoặc ăn uống trước khi tiếp tục hành trình từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Quốc. Tại đây có các tiểu thương kinh doanh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trang sức đặc thù… Ngựa và lạc đà sẽ để bên ngoài.
“Toà nhà này đã được trùng tu nhưng giữ nguyên kiến trúc ngày trước, cách khoảng 30-40 km sẽ có một điểm dừng chân như thế này“.
Sau thời gian dừng nghỉ, cả nhóm tiếp tục hành trình đến cố đô Ankara là thủ đô của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này, chỉ đứng sau Istanbul. Tuy nhiên đi được một đoạn thì bắt gặp một cái hồ rất lớn nên đã dừng xe để khám phá.
Hồ nước mặn Tuz
Hồ nước mặn Tuz, nơi có trữ lượng muối ước tính 250 triệu tấn, đang khô cạn do biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp. Hồ có tên “Tuz” trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ “Tuz Gölü” có nghĩa là hồ Muối. Đây là hồ muối lớn thứ hai tại Thổ Nhĩ Kỳ, nằm tại khu vực phía Trung của Anatolia, cách 105 km về phía Đông Bắc thành phố tự trị Konya và 150 km về phía Đông Nam thành phố Ankara.
Hồ Tuz có diện tích trung bình 1.500 km2, có độ dài khoảng 80 km và rộng 50 km ở độ cao 905 m so với mực nước biển. Dân số khoảng trên 3 triệu người.
Với trữ lượng muối ước tính khoảng 250 triệu tấn, Tuz là một trong những hồ mặn nhất hành tinh với tỷ lệ muối ước tính lên tới 32%. Hồ cung cấp 60% lượng muối sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại được xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia.
Tuz từng là một trong những hồ nước mặn lớn nhất thế giới. Trong mùa hè phần lớn nước hồ bị khô, làm lộ ra lớp muối dày trung bình khoảng 30 cm. Trong mùa đông, một phần lượng muối này bị hòa tan trở lại dưới tác động của nước ngọt đưa vào hồ nhờ mưa.
Ảnh chụp vệ tinh của hồ Tuz, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm 23/10. Ảnh: European Union/Copernicus Sentinel-2
Tuy nhiên, hồ Tuz đang dần thu hẹp qua các năm, nguyên nhân là lượng nước chảy vào ngày càng ít do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp.
Năm 2001, hồ Tuz được tuyên bố là khu vực được bảo vệ đặc biệt. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy, kích thước hồ Tuz chỉ bằng một nửa so với 40 năm trước.
“Khi vừa bước vào được các anh nhân viên đưa cho nắm muối để xoa tay và một số người còn vuốt lên mặt, có thể là liệu pháp điều trị gì đó. Tuy nhiên việc đi dạo thăm quan nơi là sự cần thiết, bởi các thành viên đã ôm xe lái cũng vài chục ngàn km rất cần những lúc vận động xương cốt như thế này“.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ – Ankara
Cuối cùng thì cả nhóm cũng đến thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ!
Lâu đài Ankara (Ankara Kalesi) nằm ở đỉnh thành phố, nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố
Từ năm 1920, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara hay còn được biết đến với tên gọi “Ancyra”, là thành phố lớn thứ hai của quốc gia này (đứng sau Istanbul). Ankara được biết đến là một trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục hàng đầu của đất nước. Không những thế, với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những công trình kiến trúc cổ kính và một nền văn hóa đặc sắc.
Những di tích từ thời La Mã tại Ankara gồm các trụ cột của Giulian và Thánh đường La Mã và Agustus. Ngoài ra là Bảo tàng Anitkabir, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hội họa và Điêu khắc, khu giáo đường Hồi giáo, Lăng Mustafa Kemal Ataturk – Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, cả nhóm thưởng thức cà phê Ottoman là cà phê dạng đun. Trước khi pha chế, hạt cà phê được nghiền mịn nhất trong kỹ thuật pha chế và được đổ trực tiếp vào nước, sau đó đun trong dụng cụ đặc biệt được gọi là “Cezve”. Đối với người Ottoman, đây là cách pha chế giữ trọn vẹn hương vị tinh túy nhất của cà phê.
Thời gian để thực hiện được ly cà phê Ottoman gần phút.
Tham quan Anitkabir – Quần thể lăng mộ
Đài tưởng niệm Anıtkabir còn được gọi là Lăng Mustafa Kemal Atatürk, một quần thể trang nghiêm tôn vinh người khai quốc Mustafa Kemal Atatürk và Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Việc xây dựng và lịch sử của Anıtkabir gắn liền với cuộc đời và di sản của Atatürk.
Anıtkabir – Lăng Mustafa Kemal Atatürk
Ý tưởng về một ngôi mộ hoành tráng dành cho Atatürk xuất hiện ngay sau khi ông qua đời vào năm 1938. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, do Tổng thống İsmet İnönü lãnh đạo, đã khởi xướng kế hoạch xây dựng một lăng mộ lớn để tưởng nhớ Atatürk. Các thiết kế kiến trúc đã được tuyển chọn qua một cuộc thi và dự án đã được trao cho kiến trúc sư Emin Onat và Orhan Arda.
Việc xây dựng Anıtkabir mất vài năm và được hoàn thành theo nhiều giai đoạn.
Giai đoạn đầu, bao gồm việc xây dựng Hall of Honor và Lion Road, được hoàn thành vào năm 1953. Các giai đoạn tiếp theo liên quan đến việc xây dựng các thành phần bổ sung, bao gồm Công viên Hòa bình và Con đường Sư tử.
Anıtkabir chính thức mở cửa cho công chúng vào ngày 26/8/ 1953, nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của Atatürk.
Kết thúc ngày 42, các thành viên thưởng thức những món ăn địa phương và có chuyến tự trải nghiệm thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ về đêm.
Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km. |
>>> Còn Tiếp
Last edited by a moderator: