[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 21 | Khám phá thành phố Istanbul kiến trúc cổ 2,600 tuổi

Do Hai

Lơ Xe
Bài viết
144
Views
1023
Ngày 44 cả nhóm tạm biệt thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ để đến với thành phố du lịch Istanbul, trong ngày 45 các thành viên có dịp khám phá các danh lam thắng cảnh của thành phố 2.600 năm tuổi…



Ngày 44, cả nhóm chia tay thủ đô Ankara để đến “thủ đô lịch sử” Istanbul, quãng đường hơn 500 km, dự kiến thời gian di chuyển 5,5-6 tiếng.

saigon-to-paris-phan-21-anh-1-1024x576.jpeg


Nhắc lại một chút về ngày hôm qua, cả nhóm di chuyển với quãng đường dài 300 km đi qua nhiều khu vực đặc biệt như điểm dừng chân của các thương nhân ngày trước, đi dạo quanh hồ muối, thăm quan lăng mộ của vị Tổng thống đầu tiên, ngắm thành phố cổ…

Có thể nói ngày 43 lịch trình của anh em khá dầy, bởi không có ngày nên cả nhóm cố gắng tranh thủ từng khoảng thời gian ít ỏi để trải nghiệm mọi thứ.

saigon-to-paris-phan-20-anh-18-1024x576.jpeg


Điểm ấn tượng nhất khi du ngoạn khu vực thành phố cổ là thưởng thức ly cà phê theo đúng chuẩn “Turkish Coffee”. Sẽ rất khó có thể nhận định được món cà phê này đến Thổ Nhĩ Kỳ khi nào, nhưng mốc thời gian hợp lý nhất là vào thế kỷ 16, thời điểm đó các toà án Hồi giáo phán quyết việc tiêu thụ cà phê là phù hợp với tôn giáo.

Sau phán quyết, cà phê xuất hiện phổ biến hơn trên khắp các vùng Vịnh, biển đỏ, bán đảo Ả Rập và đến tận Istanbul thời điểm đó là thủ đô của Đế quốc Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời điểm đó khu vực Trung Đông sẽ có hai công cụ pha chế cà phê phổ biến là Cezve và Dallah. Nếu như Cezve được dùng cho giai đoạn đầu có hình nón, đáy phẳng để đun nóng trên bếp với cát thì Dallah có hình dáng chiếc ấm đun cùng các hoa văn tinh xảo và thường dùng làm vật trang trí trưng bày nhằm phô trương địa vị gia chủ. Cả hai vật dụng này đều chung mục đích là phục vụ Qahwa (có nghĩa là cà phê trong tiếng Ả Rập).



Dallah


Cezve


Ly cà phê Ottoman có mùi vị khá nhẹ, thơm và không nặng như cà phê Việt, các du khách đến Ankara cũng sẽ thưởng thức loại thức uống này. Ngay cả thời vua chúa Ottoman có đến 40 người phục vụ cà phê.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, người phụ nữ đảm đang là biết cách pha ly cà phê Ottoman. Bởi quy trình thực hiện rất cầu kỳ và mất nhiều thời gian, cần sự tỉ mỉ khi vớt từng ván bọt bỏ đi và không được đun quá nóng.

Đối với một số quốc gia Hồi giáo, đa phần nữ giới sẽ trùm đầu, nhưng đối với khu vực Trung Á và khối liên ban Xô Viết cũ, Thổ Nhĩ Kỳ thì sự cởi mở về Hồi giáo hơn. Phụ nữ Hồi giáo nơi đây trang điểm rất đẹp và cách ăn mặc cũng khá lạ“.

saigon-to-paris-phan-21-anh-2-1024x576.jpeg

Ra khỏi thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ và đến thành phố Istanbul

Trong 5 ngày qua ở tại Thổ Nhĩ Kỳ, phải công nhận rằng đây là đất nước quá đẹp, đường sá tốt, văn minh, không hề có trạm thu phí, đa phần phương tiện là ô tô.

Qua các nước Trung Á, xăng đổ rất rẻ, 1 lít tầm 17.000 -18.000 đồng. Đến Azerbaijan, giá xăng chỉ còn 11.000 đồng/lít xăng nhưng qua Thổ Nhĩ Kỳ là 23.000-24.000 đồng/lít xăng. Nghe nói đến châu Âu thì tầm 35.000 đồng/lít xăng. Vậy nên mỗi ngày đi đổ xăng cứ y như đang bị móc túi“.

Istanbul.jpg

Thành phố Istanbul

Istanbul được xem là “cái rốn” giữa châu Âu và châu Á nên có sự giao thoa nền văn hoá. Đó là lý do vì sao sân bay ở Istanbul rất náo nhiệt và đông đúc. Istanbul cũng là thành phố có mật độ dân số đông nhất và từng là thủ đô của nhiều đế chế hùng mạnh như La Mã, Byzantine và Ottoman.

Istanbul được xem là “thủ đô lịch sử”, trung tâm văn hoá, kinh tế tài chính chứ không phải là thủ đô thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Để xe xe ra/vô Thổ Nhĩ Kỳ, bạn chỉ cần có cà vẹt xe và đóng phí mua bảo hiểm tầm 185 USD, ở đây quan trọng bảo hiểm là chính.

saigon-to-paris-phan-21-anh-4-1024x576.jpeg


Đường cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ rộng rãi với 4 làn xe và 1 làn khẩn cấp. Tốc độ giới hạn trên cao tốc tầm 130 km/h, nhưng đa phần thấy các phương tiện di chuyển tốc độ rất cao.

Một số lưu ý khi đi cao tốc ở nước ngoài là chúng ta nên đi vào làn ở giữa hoặc gần làn trong cùng. Nếu đi tốc độ chậm hơn thì đi sát làn khẩn cấp. Lưu ý làn đường sát bên trái dùng để vượt xe. Khi chúng ta đi vào làn trái sẽ gây cản trở giao thông phía sau“.

Nội dung chính

Băng qua cây cầu Bosphorous nối nối liền châu Âu và châu Á


cau-Bosphorous-1024x614.jpg

Cầu Bosphorous, bây giờ đổi tên là Martyrs 15/7. Ảnh: Photosensia/iStockphoto/Getty

Trước khi vào Istanbul, cả nhóm di chuyển trên cây cầu Bosphorous, trước đó được gọi là Boğaziçi Köprüsü, sau đó được đặt tên là “Martyrs 15/7” để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Cầu được khánh thành vào ngày 29/10/1973, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

saigon-to-paris-phan-21-anh-5-1024x576.jpeg


Martyrs 15/7 là cầu treo bằng thép cao 1.560 m, bắc qua eo biển Bosphorus, dài 30 km chạy từ Biển Đen ở phía bắc đến Biển Marmara phía nam. Nơi đây cũng nổi tiếng vì phần phía Tây thuộc châu Âu, trong khi phần phía Đông lại thuộc châu Á.

Tuy nhiên, đối với người dân địa phương vẫn gọi là cầu Bosphorous hoặc cây cầu Đầu tiên. Trước khi có cầu, người dân di chuyển từ châu Âu sang châu Á ở Istanbul là đi phà.

Thời gian đầu, công trình thu hút những người đi bộ muốn có một vị trí thuận lợi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ trang nghiêm của Nhà thờ Hồi giáo Büyük Mecediye thế kỷ 19.

Đến nay, cầu chỉ mở cửa cho người đi bộ 1 ngày mỗi năm, khi hàng nghìn người đăng ký tham gia giải chạy Marathon Istanbul. Thời gian còn lại, các tài xế chỉ cần trả chưa đến 50 xu để chạy qua cầu.

1-1687944242-1024x614.jpg

Cầu Martyrs 15/7. Ảnh: Photosensia/iStockphoto/Getty

Số liệu năm 2021, Istanbul có khoảng 16 triệu cư dân. Nhiều người sống ở phía bên này nhưng làm việc ở bên kia thành phố, nghĩa là thường xuyên có một lượng lớn cư dân di chuyển trên cầu.

Ngoài tàu thủy, họ cũng sử dụng hệ thống đường bộ, đường sắt và đường hầm để đi từ châu lục này sang châu lục khác.

Giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có giao ước đi hàng hoá thông qua eo biển này nhưng không được miễn thuế. Đây là cửa biển duy nhất nối liền biển Đen với 6 quốc gia như Ukraine, Nga, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria và Romania“.

Thăm quan thành phố du lịch Istanbul


Ngày 45, cả nhóm có 24 giờ khám phá thành phố du lịch Istanbul. Tuy nhiên khi các bạn du lịch đến đây cũng cần vài lưu ý, nếu không chuyến đi sẽ không suôn sẻ và vui vẻ.

saigon-to-paris-phan-21-anh_-4-1024x683.jpg


Istanbul là thành phố lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là địa điểm du lịch nên người dân cũng hơi khác. Nơi đây người dân thân thiện nhưng luôn trong chế độ ‘bào’ khá nhiều nên các bạn cũng cần lưu ý, nhất là khi thanh toán tiền. Mình đến Istanbul khá nhiều và văn hoá nơi đây hơi khác so với Ankara nên ‘chụp giật’ nhiều hơn nữa“, anh Tú xe RAM 01 chia sẻ.

saigon-to-paris-phan-21-anh_-1024x683.jpg


Khi các bạn mua sắm tại Istanbul cần thương lượng giá và nếu đi taxi thì tải ứng dựng Uber, bạn sẽ rẻ hơn 1 nửa so với giá xe taxi truyền thống. Họ sẽ làm mọi cách để móc sạch hầu bao của bạn. Điều này khiến bạn khá là khó chịu khi đến thành phố xinh đẹp và cổ xưa này“.

Không có gì là thất bại, tất cả chỉ là học phí“.

saigon-to-paris-phan-21-anh_-2-1024x683.jpg


Tạm quên đi những chuyện không vui thì Istanbul có vô số công trình tuyệt vời và các kiến trúc lịch sử để tham quan. Nếu đến Istanbul cần ở tối thiểu 5 ngày thì mới có thể khám phá gần hết nơi đây. Lúc đó bạn mới có thể uống ly cà phê buổi, ăn miếng bánh chiêm nghiệm mọi thứ, ngắm người dân qua lại…” anh Tú xe RAM 01 nói.

Tham quan thánh đường xanh – Blue mosque


Trên thế giới có nhiều Thánh Đường xanh (Blue mosque), nhưng nổi tiếng nhất phải nói là Thành đường của vua Ahmed (Sultan Ahmed Mosque) lâu đời tại Istanbul, nằm trong khu lịch sử được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1985.









Sở dĩ gọi thánh đường này là Thánh Đường xanh, vì bên trong thánh đường được lót gạch màu xanh rất đẹp.

Đền thờ Hồi Giáo đuợc Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thăm viếng năm 2006, và được Tổng Thống Mỹ Obama thăm viếng ngày 7/4/2009.

saigon-to-paris-phan-21-anh_-25-1024x683.jpg


Thánh đường xanh (Blue Mosque) được vua Ahmed I xây cất từ năm 1609 đến 1616. Tên nguyên thủy của nhà thờ hồi giáo này là Thánh đường hồi giáo của vua Ahmed (Sultan Ahmed Mosque). Đây là một trong những kiến trúc nguy nga nhất thế giới.





















Vua Ahmed đã xây cất Thánh đường này như là một đền bù cho Thượng đế sau khi ông đã ký hòa ước Zsitvatorox năm 1606 với đế quốc Áo-Hung (nhà Habsburg), và sau khi ông có nhiều bất lợi trong cuộc chiến với Ba Tư. Đây là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên đế quốc của ông đã xây dựng trong gần 40 năm trị vì.









Thánh đường xanh hội nhập được những nét tuyệt mỹ của hai ngành kiến trúc hồi giáo Ottoman và Byzatine. Đây là một kiến trúc đồ sộ, nguy nga, được quan niệm như Thánh đường lớn cuối cùng của thời kỳ hồi giáo cổ điển.

Hiện nay thánh đường thu hút du khách đến thăm quan rất đông.

Cột đá Theodosius Ai Cập


Công trình này được xây dựng vào năm 390 SCN và làm hoàn toàn bằng đá Granit hồng được vận chuyển về từ Ai Cập.

saigon-to-paris-phan-21-anh_-32-1024x683.jpg


Trước khi được mang về Istanbul thì cột đá nguyên khối này được cho là có niên đại từ năm 1450 TCN với chiều cao lên đến 30 mét. Nhưng trong quá trình vận chuyển bị hư gãy nên chỉ còn cao hơn 18 mét, phía dưới có bệ đỡ. Trên đấy khắc họa hình ảnh Hoàng đế Hy Lạp Byzantine Teodosius I đang xem một cuộc đua ngựa ở quảng trường này.


saigon-to-paris-phan-21-anh_-31-1024x761.jpg



Bể chứa nước ngầm Basilica


Bể chứa nước ngầm Basilica Cistern tại thành phố Istanbul xây dựng khoảng năm 542, dưới thời Hoàng đế Byzantine – Justinian I. Công trình có mục đích cung cấp nước cho cung điện và các hạng mục quan trọng thuộc Constantinople (tức Istanbul) của đế chế Byzantine. Thành cổ này từng có hàng trăm bể chứa nước ngầm nhưng Basilica Cistern quan trọng và lớn nhất.

saigon-to-paris-phan-21-phan-2-anh_-18-1024x683.jpg


Khi thành phố rơi vào tay đế chế Ottoman trong thế kỷ 15, Basilica Cistern tiếp tục được sử dụng nhưng không còn đóng vai trò quan trọng, trước khi rơi vào quên lãng. Thế kỷ XVI, Petrus Gyllius – nhà thám hiểm người Pháp tìm ra bể ngầm này. Sau đó công trình trải qua nhiều lần trùng tu, mở cửa tham quan năm 1987, thu hút lượng lớn khách tham quan.









Basilica Cistern được gọi với nhiều tên như “cung điện nước”, “cung điện bị đắm”. Với chiều dài 140 m, ngang 70 m, ước tính bể ngầm trữ hơn 80.000 m3 nước, đủ đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố khoảng một tháng. Trần của Basilica Cistern được chống đỡ bằng 336 cột đá cẩm thạch lớn cao khoảng 10 m.

Các cột đá và phần chân đế có nhiều hình dáng, xếp theo bố cục ngay ngắn thành 12 hàng, cách nhau khoảng 3 – 4 m.















Các hàng cột đan xen nhau tạo nên vẻ đẹp kì bí như một ngôi đền cổ. Trên hàng cột vẫn còn những vết tích của mực nước ngầm trong bể sau hơn nghìn năm.

Cung điện Topkapi


Topkapi giống như một thành phố thu nhỏ, là nơi các nhà vua của đế chế Ottoman sinh sống suốt 400 năm.

saigon-to-paris-phan-21-phan-2-anh_-29-1024x683.jpg


Cung điện Topkapi nằm gần eo biển Bosphorus, là nhân chứng cho những vinh quang tột độ cũng như bi kịch đau lòng nhất trong lịch sử Đế quốc Ottoman. Nơi đây từng là nơi ở và làm việc của quốc vương, hậu cung và nhiều người thân khác của nhà vua suốt 400 năm. Vào thời kỳ hưng vượng nhất, đế chế này trải rộng khắp châu Á, châu Âu và châu Phi.













Bên trong Topkapi là một thành phố lớn với hàng trăm căn nhà, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ dưỡng của vua, nơi giải trí và khu sinh sống của cung tần mỹ nữ. Hậu cung được xây dựng với nhiều phòng ốc trang trí lộng lẫy, trưng bày nhiều vật phẩm quý giá phô bày sự giàu có xa hoa của các nhà vua Hồi giáo. Nơi này cấm tuyệt đối đàn ông và hoàng tử cũng chỉ được ở tại đây cho tới năm 16 tuổi.

Trong thế kỷ 16 và 17, Ottoman là một trong những thể chế chính trị lớn mạnh nhất thế giới và là quyền lực duy nhất của châu Âu thách thức mọi sự nổi dậy ở phương Tây. Tuy nhiên, đầu thế kỳ 17, đế quốc Ottoman bắt đầu suy yếu do các quốc vương thường chỉ vui thú chốn hậu cung và không đủ quyền lực đàn áp những cuộc nổi dậy khiến sức mạnh dần suy tàn.



















Sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, ngày 3/4/1924, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã biến cung điện thành viện bảo tàng lưu giữ những di tích còn sót lại của một triều đại và là bảo tàng đầu tiên của quốc gia này. Cung điện có hàng trăm phòng nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó mở cửa cho du khách tham quan

Cung điện Topkapi là một phần trong quần thể di tích lịch sử ở Istanbul được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985.

Ngắm eo biển Bosphorus


Bosphorus là eo biển hẹp nhất thế giới, trải dài giữa hai châu lục, là con đường huyết mạch nối liền hai châu lục Á – Âu, cũng là cửa biển đầu tiên của các quốc gia ven biển Đen.

pha--1024x614.jpg

Những chuyến phà chạy qua eo biển Bosphorus. Ảnh: Ryzhkov Aleksandr/Adobe Stock

Ngoài việc đóng vai trò quan trọng về địa lý, eo biển Bosphorus còn nổi tiếng bởi hàng loạt di tích lịch sử mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của nhân loại như: Cung điện của đế chế Byzantine, cây cầu khổng lồ nối hai bờ châu lục, giáo đường Sophie…











Cùng với đó, nơi đây cũng là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa vang bóng một thời.

Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km.

>>> Còn Tiếp
 
Last edited by a moderator:

Thành viên trực tuyến

No members online now.

Tin trong nước

Công Ty Cổ Phần Car Passion

460/6/11 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM,
Điện thoại: 083-8039939
Email: contact@carpassion.vn

Giấy phép MXH số 256/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 17/06/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Phương Thảo

Kết nối với chúng tôi

Top