20 năm, từ vô-lăng ba chấu đến vô-lăng đua tối tân của Porsche

0
Đua xe là một môn thể thao tốc độ và luôn là nơi để các hãng xe thử nghiệm các công nghệ mới nhất của mình. Từ động cơ, hệ thống treo đến các trình quản lý, chúng đều sẽ được sử dụng trên những chiếc xe đua trước khi được áp dụng vào những chiếc xe thương mại. Với ngày càng nhiều công nghệ được mang lên, các tay đua vì thế cũng gặp ít nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các công nghệ này một cách thủ công. Để có thể giúp tay đua kiểm soát các công nghệ này tốt nhất, vô-lăng hiện đại ngày nay đã được tích hợp gần như tất cả các phím, công tắc để phục vụ tay đua, biến nó trở thành một trong những bộ phận tối tân nhất trên một chiếc xe đua.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-12-1024x576.jpg

Vô-lăng trên Porsche 356 C (1964)

“Những nhu cầu cực đoan mà các tay đua đối mặt trên đường đua sẽ nhanh chóng làm nổi bật lên các yếu điểm và điều này khuyến khích các kỹ sư tìm kiếm những phương án mới và tốt hơn”, thuật lại lời của Ferdinand “Ferry” Porsche, một trong những huyền thoại của hãng Porsche, cũng là người đã cùng phát triển mẫu xe đua huyền thoại Porsche 356 Roadster vào năm 1948 và tạo nên nền tảng cho thương hiệu này. Đến nay, những triết lý đó vẫn còn được các kỹ sư tại Weissasch tin tưởng và áp dụng vào cả những chiếc xe đua và xe thương mại của Porsche.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-13-1024x576.jpg

Vô-lăng trên Type 804 (1962)

Những bộ vô-lăng cho xe đua luôn được phát triển để đáp ứng nhu cầu chỉnh chế độ nhanh của các tay đua khi đang thi đấu. Nhưng ít ai biết được rằng, mãi đến năm 2000, Porsche mới bắt đầu phát triển các bộ vô-lăng tích hợp các nút bấm hỗ trợ người lái. Nếu bạn tìm hiểu về thương hiệu này, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những vô-lăng trên xe thương mại hiện tại có thiết kế khá tương đồng với những vô-lăng được sử dụng trên những chiếc xe đua của Porsche vào giữa thế kỷ trước.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-11-1024x576.jpg

Vô-lăng Porsche 917K (1971)

“Thật khó tin, nhưng những thay đổi này chỉ mới diễn ra từ năm 2000. Kể từ đó, sự phát triển cực lớn trong vô-lăng được diễn ra”, Giám đốc thể thao của Porsche, Pascal Zurlinder chia sẻ. Trong 20 năm qua, những chiếc vô-lăng ba chấu bọc da được thay thế bằng vô-lăng đa chức năng, đến thời điểm này, vô-lăng của một chiếc xe đua 911 RSR có hơn 30 nút chức năng.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-8-1024x576.jpg

Vô-lăng trên Porsche 911 Cup (2000)

Hiện đại – đa chức năng

“Vào năm 1999, tôi đã tham dự cuộc đua Carrera Cup với tư cách là một Porsche Junior. Hồi đó, vô lăng không có nút bấm, không radio, không lẫy chuyển số, không có nút giới hạn tốc độ đường pit. Chúng tôi đã phải lái xe dọc theo làn đường pit để mắt đến đồng hồ tốc độ”, đại sứ thương hiệu của những năm đầu, Timo Bernhard cho biết. Ông cũng là người đã chứng kiến sự phát triển của vô-lăng trên xe Porsche từ những ngày đầu.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-7-1024x576.jpg

911 GT3 RSR (2004)

Hai năm sau đó, những chiếc Porsche 911 Cup R lần đầu tiên được trang bị nút radio. Đến năm 2004, những chiếc xe đua 911 GT3 RSR tham dự tại giải đua Le Mans Châu Mỹ có đến 6 nút với 6 chức năng khác nhau. Vào thời điểm đó, những nút bấm, công tắc này được trang bị trên những vô-lăng ba chấu tiêu chuẩn và vị trí đặt nút bấm đóng vai trò cực kỳ nhỏ.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-6-1024x576.jpg

911 GT3 Cup (2005)

Theo thời gian, thiết kế của vô-lăng ngày càng trở nên quan trọng, đi đôi với sự phát triển của các nút, công tắc. Việc sắp đặt vị trí của các công tắc chức năng trên xe là một ưu tiên hàng đầu và phải đảm bảo rằng tay đua sử dụng nó một cách thuận tiện nhất có thể. “Việc đó cứ như xem tivi ở nhà vậy”, Pascal Zurlinden cho biết. “Các remote của TV liên tục được nâng cấp với các nút mới, cùng các phím tắt ứng dụng như Amazon Prime, Netflix,… Mặc dù vậy, việc vận hành chúng nhanh chóng trở thành phản xạ. Nếu tôi nhận được một mẫu vô-lăng khác nhau từ cùng một thương hiệu, tôi sẽ biết ngay cách sử dụng nó. Đó cũng là những gì chúng tôi làm ở Porsche”.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-3-1024x576.jpg

Vô-lăng trên 911 RSR (2017)

Quyết định chiến thắng chỉ với một cái bấm tay

Các tay đua hợp tác phát triển bộ vô-lăng của mình cùng đội đua ngay từ đầu. Họ sẽ là người đưa ra các thông tin và quyết định vị trí đặt các nút chức năng sao cho tối ưu và dễ sử dụng nhất. Đầu tiên, họ sẽ sắp xếp bốn nút có vai trò quan trọng nhất của xe, đó là nút bật/tắt động cơ, bật tắt radio, nút giới hạn tốc độ đường pit và nút cảnh báo cờ vàng. Các nút chức năng khác được bố trí tiếp theo đó theo một danh sách ưu tiên. Một số các chức năng cần phải được thực hiện theo dây chuyền để kích hoạt.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-4-1024x576.jpg

Vô-lăng xe đua 919 Hybrid (2015)

“Tôi đã tự mình trải nghiệm việc có được bộ vô-lăng được thiết kế với các nút bấm đúng vị trí quan trọng như thế nào theo cách khó khăn nhất”, tay đua Romain Dumas, người đã giành bốn kỷ lục tại Pikes Peak Hill Climb, nhớ về một khoảng khắc vào năm 2012. “Tôi đang lái chiếc Porsch 911 GT3 R tại Pikes Peak vào lúc đó và đang trên đà giành chiến thắng với mưa và tuyết rơi nặng hạt hơn khi lên cao. Đó cũng là lúc tôi mất tất cả. Vì sao ư? Vì một nút của hệ thống gạt mưa. Bạn phải bấm giữ nó trong vòng một giây để hoạt động một lần và giữ ba giây để nó hoạt động liên tục, đúng là phức tạp mà! ở Pikes Peak, cua trước liên tiếp cua sau, và khi tôi bật được cái gạt mưa thì tôi đã mất quá nhiều thời gian rồi!”, tay đua người Pháp kể lại. Những trải nghiệm như thế sẽ giúp nhà sản xuất có thể thiết kế lại vô-lăng đua một cách tốt hơn.

Dữ liệu từ vô-lăng đến bộ điều khiển chỉ bằng một dây dẫn


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-15.jpg

Vô-lăng trên Porsche 911 RSR (2019)

Ngày nay, các tay đua tham gia vào thiết kế bố cục ngay từ đầu quá trình phát triển – và đồng thời viết hướng dẫn sử dụng cho bộ vô-lăng. Các hướng dẫn về vô-lăng trong sách hướng dẫn sử dụng của Porsche 911 RSR dài 27 trang. Đây là một ứng dụng dễ dàng để ghi nhớ để bạn có thể tập trung hoàn toàn vào việc lái xe. “Hướng dẫn được viết một cách dễ nhớ nhằm giúp tay đua tập trung hơn vào việc lái xe”, Matt Campbell, lái thử xe của Porsche cho biết.

Các đội đua tư nhân cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và suy nghĩ, ví dụ điển hình là chiehecs 911 GT3 R. Vô-lăng cần phải thuận tiện để các tay đua của hãng sử dụng, cùng với đó là thuận lợi cho những người đua xe vì đam mê.


lich-su-vo-lang-xe-dua-porsche-14.jpg

Vô-lăng trên Porsche 911 GT3 R (2019)

“Trong những thập kỷ qua, vô lăng đã thay đổi đáng kể về hoạt động và chức năng,hình dạng và vật liệu được sử dụng. Từ một tay lái tròn làm bằng gỗ, thép, vô-lăng đa chức năng cuối cùng đã phát triển – hình dạng giống như một số tám ngang. Khi so sánh một chiếc vô lăng cũ và mới, người ta khó tin rằng các mẫu mới thậm chí còn nhẹ hơn các mẫu trước đó – bất chấp tất cả các điều khiển vận hành, màn hình và thiết bị điện tử. Điều này là nhờ vào việc sử dụng nhôm và sợi carbon”, Pascal Zurlinden cho biết.

Bộ vô-lăng trong những chiếc xe đua hiện đại cũng có thể được tháo ra dễ dàng để giúp các tay đua nhanh chóng thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp. “Sự kết nối giữa vô lăng và thiết bị điện tử trên xe đua thông qua giao diện CAN. Dữ liệu truyền theo cả hai hướng. Bây giờ điều đó thật hấp dẫn”, Zurlinden nhấn mạnh.

Porsche

VNB
Author: VNB

Bài trướcFerrari 250 GTO #4219GT – Một trong những chiếc xe hấp dẫn nhất mọi thời đại
Bài tiếp theoChiêm ngưỡng bản độ độc đáo Hofele HE Cabriolet dựa trên Mercedes-AMG E53 mui mở