Động cơ mới của "gia đình" Toyota khiến các đối thủ trở nên lo lắng

Supercar

Đam Mê Xe
Bài viết
595
Loại bài
Bài dịch
toyota-four-cylinder-engine-prototype-5-912860.jpg


Dòng động cơ sắp ra mắt của Toyota hứa hẹn cải thiện hiệu suất nhiên liệu và giảm lượng khí thải mà không có nhược điểm.

Dòng động cơ mới của Toyota khiến đối thủ phải lo ngại vì nhiều lý do


Trong khi các hãng xe tập trung phát triển hệ truyền động đối với ô tô điện EV, Toyota quyết định mở rộng giới hạn của động cơ đốt trong.

Dòng động cơ thế hệ tiếp theo của Toyota gồm các loại dung tích 1.5 lít và 2.0 lít hoàn toàn khác biệt so với các động cơ đốt trong trước đây, với thiết kế nhẹ và gọn hơn.

Động cơ 1.5 lít mới của Toyota giảm 10% trọng lượng và thể tích so với động cơ 1.5 lít hiện tại, trong khi động cơ 2.0 lít mới cũng có những cải tiến tương tự so với động cơ 2.4 lít.

Nhờ đó, Toyota có thể tăng hiệu suất nhiên liệu và giảm lượng khí thải mà không làm giảm công suất. Tuy nhiên, hiệu quả của dòng động cơ thế hệ mới này không chỉ nằm ở việc tăng quãng đường di chuyển và giảm khí thải, mà còn ở khả năng linh hoạt giữa các phân khúc xe.

Tính linh hoạt trên các phân khúc xe


Tính linh hoạt là trọng tâm động cơ thế hệ mới của Toyota, không chỉ có khả năng lắp đặt theo chiều dọc hoặc ngang, mà còn đặt ở phía trước hoặc sau của xe.

toyota-four-cylinder-engine-prototype-1-912894.jpg


Sự linh hoạt này hỗ trợ việc phát triển các mẫu xe Toyota thể thao trong tương lai, cũng như tích hợp dễ dàng các cấu hình dẫn động bốn bánh (AWD), dẫn động cầu sau (RWD) và dẫn động cầu trước (FWD).

Động cơ 1.5 lít được sử dụng cho các dòng xe như compact và hybrid, trong khi động cơ 2.0 lít tăng áp phù hợp với các dòng xe tải, SUV và xe thể thao.

Sẵn sàng cho hybrid và tối ưu hóa điện khí hóa


Toyota chia sẻ với truyền thông rằng, “với những động cơ này, mỗi thương hiệu trong số 3 công ty (Toyota, Subaru, Mazda) sẽ tối ưu hóa việc tích hợp với động cơ điện, pin và các bộ phận truyền động điện khác.”

Toyota đang sở hữu khoảng 20% cổ phần của Subaru và khoảng 5% của Mazda. Dòng động cơ đốt trong thế hệ tiếp theo giúp giảm lượng carbon của động cơ đốt trong bằng cách khiến chúng tương thích với các nguồn nhiên liệu thay thế như nhiên liệu điện tử (e-fuels) và nhiên liệu sinh học.

Hiệu suất không thỏa hiệp


Mặc dù động cơ nhỏ hơn thường khiến người ta nghĩ chiếc xe yếu và di chuyển chậm hơn, nhưng việc áp dụng chúng trong các mẫu xe Toyota sắp tới cho phép thiết kế mui xe thấp hơn, cải thiện các yếu tố hiệu suất khí động học và góp phần tăng hiệu suất nhiên liệu.

Tính linh hoạt trong thiết kế động cơ cũng mở ra cơ hội để Toyota hồi sinh các dòng xe hiệu suất được yêu thích như MR2 hay đơn giản hoá việc phát triển Celica thế hệ mới. Những tay chơi tại Mỹ có thể thấy các động cơ này trong các mẫu xe Gazoo Racing như GR Corolla và GR86.

Theo các kỹ sư của Toyota chia sẻ truyền thông, động cơ 2.0 lít dễ dàng vượt qua con số 400-450 mã lực của concept GR Yaris M với động cơ giữa, hoặc hơn 600 mã lực với một bộ tăng áp lớn hơn.

toyota-four-cylinder-engine-prototype-2-912895.jpg


Mong muốn của Toyota trong việc mở rộng giới hạn của động cơ đốt trong khi các nhà sản xuất ô tô đang giảm đầu tư vào công nghệ này.

Quyết định của Toyota, cùng với các đối tác Subaru và Mazda mang lại lợi ích đáng kể, thu hút nhóm khách hàng chưa sẵn sàng cho việc chuyển hoàn toàn sang xe điện với nhiều lý do như thiếu cơ sở hạ tầng, sở thích cá nhân nhưng tìm kiếm hiệu suất tốt hơn.

Ngoài ra nhóm khách hàng kỳ vọng công nghệ động cơ đốt trong này mang lại khả năng tăng quãng đường đối với xe thể thao, giảm khí thải mà cải thiện công suất.

Nhiều nhà sản xuất ô tô quyết định kéo dài việc sản xuất động cơ đốt trong đến những năm 2030, nhưng Toyota và các đối tác quyết định dẫn đầu phân khúc thông qua động cơ thế hệ mới với những đổi mới ở những lĩnh vực quan trọng nhất.

Tham khảo Toyota
 

Thành viên trực tuyến

Công Ty Cổ Phần Car Passion

460/6/11 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM,
Điện thoại: 083-8039939
Email: contact@carpassion.vn

Giấy phép MXH số 256/GP-BTTTT do Bộ TTTT cấp ngày 17/06/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Thị Phương Thảo

Kết nối với chúng tôi

Top