Nhìn lại 35 năm ứng dụng carbon trên siêu xe của Lamborghini cùng nhiều thành tựu vượt bậc (Phần 2)

0

Lamborghini Carbon Composite (5).JPG

Trong những năm tiếp theo trở về sau, quá trình phát triển vật liệu carbon composite của Lamborghini ngày một phát triển với những thành tựu mới. Bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển những vật liệu theo hướng đem tới vật liệu nhẹ và hiện đại cho những mẫu siêu xe, hãng xe Ý còn hướng đến việc đưa công nghệ này vào ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Ngoài ra, theo xu hướng chung của ngành công nghiệp, Lamborghini cũng dần tính đến mục tiêu phát triển bền vững cũng như mức độ thân thiện với môi trường của dây chuyền sản xuất carbon:


Lamborghini Carbon Composite (15).JPG

2014: Automobili Lamborghini trở thành thương hiệu xe hơi đầu tiên trên thế giới đạt chứng nhận TÜV cho dịch vụ sửa chữa ô tô bằng sợi carbon của mình. Dịch vụ sửa chữa này bắt đầu được phát triển vào năm 2011 và đã được thẩm định bởi các chuyên gia của TÜV Italia và được chứng nhận về trách nhiệm giải trình, khả năng truy xuất nguồn gốc, độ tin cậy, đúng thời gian và chính xác. Dịch vụ được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn cao và họ là những chuyên gia đã trải qua khóa đào tạo ban đầu tại Bộ phận sửa chữa của Boeing Co., sau đó là khóa đào tạo chuyên sâu hơn tại Abaris Training Resources Inc. ở Nevada. Sau khóa đào tạo, họ đều đã được cấp chứng chỉ Sửa chữa hư hỏng của cấu trúc tổng hợp nâng cao được Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ công nhận . Mục đích của dịch vụ sửa chữa Lamborghini này là đảm bảo rằng đặc tính kỹ thuật của bộ phận được sửa chữa sẽ giống 100% so với bộ phận ban đầu.


Lamborghini Carbon Composite (10).JPG

2015: Thương hiệu chế tạo ra vật liệu Carbonskin. Automobili Lamborghini mở rộng hoạt động trong lĩnh vực vật liệu dẻo. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, thương hiệu đã thiết kế một vật liệu sợi carbon mới với đặc tính cực kỳ linh hoạt, phù hợp cho các ứng dụng trong nội thất xe hơi. Từ đây, Carbonskin được tạo ra và được cấp bằng sáng chế độc quyền. Đây là một vật liệu composite độc đáo, linh hoạt được chứng nhận để sử dụng cho ô tô. Carbonskin được phát triển hoàn toàn bởi nhóm Nghiên cứu và Phát triển Automobili Lamborghini và tuân thủ tất cả các yêu cầu phê duyệt và xác nhận kiểu loại của ngành công nghiệp ô tô. Ngoài việc giảm trọng lượng (nhẹ hơn 28% so với Alcantara và 65% so với da), vật liệu mới sáng tạo này mang đến những đặc tính độc đáo như giữ được tính tự nhiên của sợi carbon với hiệu ứng ba chiều và sự mềm mại cực kỳ độc đáo.


Lamborghini Carbon Composite (25).JPG

2016: Thương hiệu khánh thành phòng thí nghiệm nghiên cứu sợi carbon mới, phòng thí nghiệm kết cấu tổng hợp tiên tiến (ACSL) tại Seattle (Washington, Hoa Kỳ). Các phòng thí nghiệm này hoạt động như một tổ chức bên ngoài với trụ sở chính của công ty ở Sant’Agata Bolognese. ACSL là trung tâm nghiên cứu những sự đổi mới tiềm năng trong sợi carbon.


Lamborghini Carbon Composite (7).JPG

2017: Dự án nghiên cứu với Viện nghiên cứu phương pháp Houston để nghiên cứu vật liệu composite trong y học. Automobili Lamborghini đã chia sẻ bí quyết nghiên cứu vật liệu composite sợi carbon cho Viện nghiên cứu phương pháp Houston, khởi động sự hợp tác nghiên cứu những vật liệu này trong lĩnh vực y tế. Dự án nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu khả năng tương thích sinh học trong ống nghiệm của vật liệu composite có khả năng được sử dụng để phát triển cấy ghép chân tay giả và các thiết bị dưới da. Mục đích này là để xác định các vật liệu mới, nhẹ hơn, cơ thể con người dung nạp tốt hơn và bền hơn theo thời gian so với các vật liệu hiện đang được sử dụng trong lĩnh vực y tế.


Lamborghini Carbon Composite (11).JPG

2019: Thương hiệu bắt đầu thử nghiệm vật liệu trong không gian. Automobili Lamborghini là thương hiệu xe hơi đầu tiên trên thế giới thực hiện nghiên cứu vật liệu sợi carbon trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Nghiên cứu chung về vật liệu composite sợi carbon tiên tiến được khởi xướng cách đây hai năm giữa Automobili Lamborghini và Viện nghiên cứu phương pháp Houston hiện đã đạt được một cột mốc quan trọng. Lễ phóng tên lửa Northrop Grumman Antares từ Cơ sở Wallops ở Virginia diễn ra vào ngày 2 tháng 11 năm 2019 với nhiệm vụ đưa một loạt các mẫu vật liệu composite do Automobili Lamborghini sản xuất lên trạm vũ trụ ISS. Sự kiện này là một phần của chiến dịch thử nghiệm được tài trợ bởi Phòng thí nghiệm Quốc gia Hoa Kỳ ISS và được giám sát bởi Viện Nghiên cứu Houston. Cụ thể, các thử nghiệm này nhằm phân tích phản ứng của 5 loại vật liệu composite khác nhau do Lamborghini sản xuất tại môi trường không gian, nhằm hướng tới các ứng dụng trong tương lai của vật liệu composite mà Lamborghini tạo ra trong lĩnh vực y tế.


Lamborghini Carbon Composite (30).JPG

Năm 2021: Thương hiệu ra mắt Lamborghini Essenza SCV12, mẫu xe đầu tiên trên thị trường có kết cấu khung an toàn bằng sợi carbon được phê duyệt theo tiêu chuẩn an toàn FIA Hypercar. Thành tựu phi thường này là kết quả của 30 năm nghiên cứu với nhiều kinh nghiệm của Automobili Lamborghini trong việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu composite vào ngành công nghiệp xe hơi.


Lamborghini Carbon Composite (5).JPG

Để đạt được kết quả này, tấm liền khối bằng sợi carbon được sản xuất trong nồi hấp của bộ phận CFK của Lamborghini được gia cố ở một số điểm với yêu cầu phải chịu được lực trên 12 tấn mà không bị biến dạng đáng kể trong quá trình thử nghiệm tĩnh và động cực kỳ nghiêm ngặt để được FIA phê duyệt. Phần khung xe này đã phải trải qua hơn 20 bài kiểm tra tĩnh, ngoài khung xe còn liên quan đến bàn đạp, dây đai và bình xăng. Mặt khác, các thử nghiệm va chạm động lại liên quan đến các tác động ở tốc độ lên đến 14 mét/giây. Điều quan trọng cần lưu ý là trong loại thử nghiệm này, khung gầm không được tiếp xúc với sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài và bình xăng không được rò rỉ.


Lamborghini Carbon Composite (1).JPG

Cho tới ngày nay, thương hiệu hướng tới tính bền vững và tái chế các vật liệu. Một khía cạnh khác được Lamborghini nghiên cứu trong nhiều năm là tính bền vững của của quy trình sản xuất vật liệu composite và mức độ thân thiện với môi trường. Ngày nay, các nghiên cứu và dự án do các kỹ sư Lamborghini thực hiện đã dẫn đến việc triển khai các công nghệ sản xuất cụ thể giúp giảm tiêu thụ năng lượng và các nguồn tài nguyên quý giá như nước, đồng thời giảm đáng kể lượng chất thải trong quy trình sản xuất vật liệu composite.


Lamborghini Carbon Composite (6).JPG

Tất cả chất thải được tái sử dụng với các mục đích khác nhau như ứng dụng vào các chi tiết trên xe hoặc đưa vào một số mục đích sử dụng khác tại nhà máy, chẳng hạn như tấm ốp hoặc làm xe đẩy. Tất cả những thứ không thể tái sử dụng được đều được thu gom và tái chế để thu hồi sợi, sau đó được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới bằng sợi carbon tái chế. Vật liệu này thậm chí có thể phát triển thành các bộ phận của xe khác với các thông số kỹ thuật về cấu trúc và ít đòi hỏi về tính thẩm mỹ hơn, chẳng hạn như tấm sàn xe. Hơn nữa, chất thải trong quá trình sản xuất được sử dụng để tạo ra các sản phẩm phụ như sản phẩm quà tặng cho khách hàng và khách mời trong các sự kiện do Lamborghini tổ chức. Mục đích cuối cùng mà thương hiệu hướng đến chính là duy trì tính bền vững cũng như tái chế một cách triệt để, hiệu quả tất các nguyên vật liêu trong quá trình sản xuất.


Lamborghini Carbon Composite (3).JPG

Lamborghini Carbon Composite (2).JPG


Lamborghini Carbon Composite (4).JPG


Lamborghini Carbon Composite (8).JPG


Lamborghini Carbon Composite (9).JPG


Lamborghini Carbon Composite (12).JPG


Lamborghini Carbon Composite (13).JPG


Lamborghini Carbon Composite (14).JPG


Lamborghini Carbon Composite (16).JPG


Lamborghini Carbon Composite (17).JPG


Lamborghini Carbon Composite (25).JPG

Tham khảo: Lamborghini

Supercar
Author: Supercar

Bài trướcToyota Corolla Cross chính thức được bán ra tại thị trường Mỹ
Bài tiếp theo[So sánh] 630 triệu đồng mua Mitsubishi Xpander bản đặc biệt hay Suzuki Ertiga Sport?