Nhìn lại 40 năm phát triển của hệ dẫn động Quattro

0
Bốn mươi năm trước, Audi giới thiệu đến thế giới hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian Quattro. Kể từ đó, nền tảng dẫn động AWD tuyệt vời này đã đồng hành cùng các mẫu xe của hãng, giành được nhiều thành công ở cả khía cạnh thương mại lẫn đua xe thể thao.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-10_result-724x1024.jpg

Mọi chuyện bắt đầu vào mùa đông những năm 1976 – 1977, khi đó, các kỹ sư của Audi bắt đầu thử nghiệm một số các bài kiểm tra sức bền ở vùng địa hình khắc nghiệt tại Thụy Điển. Khi đó, họ đã ấn tượng với chiếc Volkswagen Type 183 vốn sử dụng hệ dẫn động cầu trước, động cơ chỉ 75 mã lực nhưng lại mang đến khả năng vận hành tuyệt vời hơn nhiều mẫu Audi khi đó.

Bị ấn tượng bởi điều này, khi trở về Đức, một toán kỹ sư, dẫn đầu bởi Jorg Bensinger bắt tay vào phát triển hệ dẫn động AWD nhằm tối ưu khả năng vận hành của những chiếc Audi thương mại và xe đua đời sau. Ý tưởng đó được cụ thể hóa với giải pháp là sử dụng trục truyền động rỗng, dài 263 mm, đặt trong hộp số nhằm chuyển sức mạnh từ động cơ đến hai hướng khác nhau cũng như điều khiển bộ vi-sai trung tâm của xe.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-3-1024x640.jpg

Hộp vi-sai trung tâm này truyền 50% lực kép đến bánh sau, nơi đặt một bộ vi-sai chống trượt trong khi nửa còn lại sẽ được cung cấp cho bộ vi-sai cầu trước. Tại thời điểm đó, hệ dẫn động này đã ghi điểm nhờ vào sự chịu tải nhẹ, trọng lượng nhẹ, nhỏ gọn và hiệu quả cao khi có thể vận hành trơn tru mà không cần đến hộp số phụ.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-5-1024x640.jpg

Đó là những bước đi đầu tiên cho thấy AWD có thể được sử dụng trên những mẫu xe thương mại nhỏ hơn. Chiếc Audi thương mại đầu tiên có được công nghệ này là chiếc Audi Quattro, ra mắt vào năm 1980. Mẫu xe thể thao này được phát triển trên cùng nền tảng VW Group B2, chia sẻ với Audi 80 và VW Passat ở thời điểm đó. Cũng trong năm đó, chiếc xe ra mắt giải đua đường trường thế giới khi luật được sửa đổi, cho phép xe AWD tham gia. Tận dụng thế mạnh của mình, chiếc Quattro đã mang về hai chức vô địch cá nhân vào năm 1983 và 1984, cùng với đó là hai giải vô địch đội đua vào năm 1982 và 1984.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-6-1024x640.jpg

Kể từ lúc đó, Quattro đã liên tục được phát triển và tiến hóa. Thế hệ thứ hai của hệ dẫn động AWD trứ danh này ra mắt vào năm 1988, đánh dấu sự xuất hiện của vi-sai chống trượt sử dụng cơ chế cảm ứng mô-men. Bộ vi-sai này được thiết lập tiêu chuẩn với mức chia 50:50 cho hai bánh xe và có thể được thay đổi truyền đến 75% mô-men ở một số mẫu xe khác.

Thế hệ thứ ba được phát triển dành đặc biệt, hướng tới những chiếc Audi sử dụng động cơ V8, được sử dụng từ năm 88 đến năm 94. Ở các mẫu xe hộp số sàn, chúng sẽ có thêm vi-sai cảm ứng mô-men đặt giữa cùng một bộ khác phía sau. Bản hộp số tự động vẫn sử dụng vi-sai tương tự thế hệ trước nhưng có thêm vi-sai trung tâm điều khiển điện tử.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-8-1024x640.jpg

Vi-sai khóa cơ từ các thế hệ trước được thay thế bằng bộ khóa vi-sai điện tử (EDL) ở thế hệ thứ 4, sử dụng từ năm 1995 đến năm 2006. Tiếp theo đó, thế hệ thứ 5 của Quattro ra mắt vào năm 2006 mang đến vi-sai cảm ứng mô-men thế hệ thứ 3, cho phép phân bổ lực kéo 40:60 giữa hai trục truyền động. Kết hợp cùng công nghệ ESP, chúng có thể được truyền hoàn toàn đến một cầu nhất định.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-7-1024x640.jpg

Đến năm 2008, công nghệ phân bổ mô-men theo vector ra mắt trên nền tảng hệ dẫn động Magna, được hãng gọi là Sport Differential. Hệ thống này có khả năng phân bổ mô-men hoàn toàn tự động dựa vào các thông số có được từ các hệ thống kiểm soát khung gầm và sức mạnh. Cách làm này khiến cho việc điều khiển xe trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu sự thiếu lái và dư lái.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-4-1024x640.jpg

Thế hệ thứ 6 và cũng là mới nhất được ra mắt vào năm 2010 trên Audi RS5. Thế hệ này đánh dấu sự thay thế đến từ bộ vi-sai bánh răng xoáy thay cho vi-sai cảm ứng mô-men. Với hệ thống mới, 70% mô-men có thể được truyền đến bánh trước và lên đến 85% cho bánh sau tùy trường hợp.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-9-1024x640.jpg

Không dừng lại ở những hệ dẫn động truyền thống, Quattro tiếp tục lột xác trong thời gian gần đây khi bước vào “lãnh thổ” xe điện trên Audi e-tron và e-tron Sportback. Kết hợp cùng động điện ở hai trục bánh xe riêng biệt, Quattro tối ưu khả năng truyền lực của mình đến các bánh xe một cách triệt để hơn bao giờ hết.


40-nam-phat-trien-cua-cong-nghe-dan-dong-quattro-2-1024x640.jpg

Trong bốn mươi năm có mặt trên thị trường, Quattro đã tiến hóa để giúp những chiếc Audi thương mại lẫn xe đua Audi trở nên tối tân và tối ưu hơn bao giờ hết. Đồng thời, nó cũng biến mình trở thành một tượng đài của hệ dẫn động AWD trên khắp thế giới.

Nguồn Audi

VNB
Author: VNB

Bài trướcNhững sai lầm dễ mắc phải khi lái xe
Bài tiếp theoChi tiết xe cơ bắp Dodge Challenger SRT 392 với gói độ widebody “khủng”