Nhìn lại lịch sử phát triển phanh đĩa thông gió của Porsche

0

Disc Brake (5).jpg

Porsche là một thương hiệu xe thể thao chuyên chế tạo những mẫu xe chất lượng hàng đầu trên thế giới. Với di sản lâu đời cũng kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực đua xe, thương hiệu xe hơi Đức đã phát triển hàng loạt mẫu xe hơi thương mại ăn khách trong nhiều năm vừa qua. Hầu hết, những dòng xe thương mại của Porsche được sinh ra từ những sai lầm và bài học kinh nghiệm trên đường đua.


Disc Brake (3).jpg

Một trong những chi tiết “bước ra từ đường đua” chính là hệ thống phanh đĩa thông gió trên xe Porsche. Đây chính là một ví dụ hoàn hảo về việc hãng xe Đức đã vận dụng những trang bị của xe đua để lắp đặt trên những mẫu xe thương mại cho tới thời điểm hiện tại. Hệ thống phanh đĩa thông gió trên xe đã Porsche phát minh vào năm 1965.


Disc Brake (1).jpg

Trong quá khứ, hệ thống phanh là một trong những yếu tố lớn quyết định thắng bại trong một cuộc đua vì trên thực tế, hệ thống phanh có thể khiến một đội đua vụt mất chiến thắng cách đây 60 năm vì hệ thống phanh đĩa rất yếu và nhanh hỏng. Ma sát có thể làm nóng đĩa phanh đến hơn 500 độ C, từ đây làm giảm hiệu suất và dần dẫn đến hỏng hóc toàn bộ. Chính từ vấn đề hiện hữu này, đội ngũ kỹ sư của Porsche đưa ra một ý tưởng mang tính cách mạng, khắc phục được tình trạng này.


Disc Brake (8).jpg

Porsche đã lắp đặt hệ thống phanh với tính năng làm mát phanh lần đầu tiên vào năm 1965 khi chế tạo xe đua cho huyền thoại Gerhard Mitter chiếc Porsche 906-8 Bergspyder cho Giải vô địch European Hill Climb. Chiếc xe đua đặc biệt này có trọng lượng chỉ 570 kg và được trang bị khối động cơ 8 xi-lanh 2.0 lít hút khí tự nhiên có khả năng sản sinh công suất 260 mã lực. Tuy nhiên, một trong những yếu tố đặc biệt nhất trên chiếc xe đua này chính là trang bị hệ thống đĩa phanh có hai thành với lỗ khoan ở phía trước.


Disc Brake (7).jpg

Đội ngũ phát triển của Porsche đã phát hiện ra rằng các rãnh xuyên tâm kéo dài từ ngoài vào giữa đĩa là yếu tố quan trọng để dẫn khí qua bề mặt được đốt nóng của đĩa. Cơ chế làm mát bổ sung này giúp cho việc giảm tốc ổn định hơn khi xe đang ở tốc độ cao. Chính vì cơ chế này mà khi tay đua Gerard Mitter cầm lái chiếc xe đua Porsche 906-8 Spyder, thay vì sử dụng để phanh giảm tốc xe như bình thường, ông đã vận dụng tính năng ổn định này để tạo lợi thế trong cuộc đua cho chính mình.


Disc Brake (9).jpg

Gerhard Mitter đã coi hệ thống phanh đĩa thông gió này là một lợi thế cạnh tranh và ông đã vận dụng, tính toán các điểm phanh được lựa chọn một cách táo bạo trên những khoảng cách lớn hơn, từ đây giành về cho mình lợi thế trong cuộc đua. Trong cuộc đua này, tay đua Gerhard Mitter đã hoàn thành cuộc đua ở vị trí thứ 3.


Disc Brake (6).jpg

Theo chia sẻ từ thương hiệu Porsche: “Những gì chứng minh được giá trị sử dụng trong lĩnh vực đua xe cũng sẽ mang lại lợi ích cho các mẫu xe được sản xuất thương mại và nhà các nhà phát triển của Porsche vẫn luôn tuân thủ và hoạt động với phương châm này ngay từ đầu. Công nghệ của đĩa phanh với rãnh thông gió bên trong đã từng được thực hiện việc chuyển giao nhanh chóng hơn bất kỳ công nghệ nào trước đây.


Disc Brake (10).jpg

Thông thường, những công nghệ được sử dụng trên xe đua có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể được vận dụng vào quy trình sản xuất hàng loạt và trang bị trên những mẫu xe thương mại. Tuy nhiên đối với công nghệ đĩa phanh thông gió, chỉ sau đúng 1 năm (1966), người mua Porsche 911 S mới cũng đã có thể có được hệ thống phanh đĩa thông gió hiện đại trên chiếc xe của mình.


Disc Brake (4).jpg

Sau hàng chục năm trôi qua, hiện tại hầu hết các mẫu xe thương mại đến từ thương hiệu Porsche đều sở hữu hệ thống phanh đĩa thông gió hiện đại này trên mọi mẫu xe cao cấp. Chính với hàng hoạt những trang bị, công nghệ thừa hưởng từ những chiếc xe đua cũng như di sản phát triển với nhiều năm lịch sử đã làm nên sự khác biệt cũng như sức hấp dẫn đặc trưng của thương hiệu xe hơi đến từ Stuttgart với đông đảo những người mê xe trên khắp thế giới.

Tham khảo: Porsche

Minh Huy
Author: Minh Huy

Bài trướcDoanh nhân Sài thành chi tiền tỷ độ “ngựa chồm” Ferrari 488 GTB chơi Tết
Bài tiếp theoCadillac InnerSpace Concept: Mẫu xe điện tự hành hạng sang