Những chiếc xe mà bạn không nghĩ sẽ sử dụng động cơ BMW

0
Không chỉ được biến đến với tư cách một nhà sản xuất ô-tô lớn trên thế giới, BMW còn được biết đến là một công ty cung cấp phụ tùng, đặc biệt nhất là việc cung cấp động cơ cho những hãng xe khác. Không chỉ nổi tiếng với những khối động cơ sáu xylanh, bốn xylanh êm ái, tiết kiệm, BMW cũng nổi tiếng với những động cơ V10, V12 với sức mạnh hàng đầu. Sau đây sẽ là những chiếc xe sử dụng động cơ đến từ hãng xe hơi đến từ Bavaria này.

McLaren F1


black-mclaren-f1-1024x682.jpg

Được coi là một trong những chiếc siêu xe ấn tượng nhất từng được ra mắt, McLaren F1 cho thấy nó luôn là một chiếc xe sinh ra tiền, bất kể ở thời điểm nào. Đến nay, nó vẫn đang nắm giữ kỷ lục xe sử dụng động cơ hút khí tự nhiên nhanh nhất với tốc độ 386 km/h.


mclaren_f1_gtr-3-680x453.jpg

Để đạt được điều đó, chiếc xe đã được sử dụng nhiều loại vật liệu quý hiếm như vàng, titan, sợi carbon,… cùng các công nghệ tối tân nhất khi đó để nó đạt khối lượng chỉ 1.138 kg. Bên dưới nắp động cơ phía sau là khối động cơ V12 S70 do BMW cung cấp. Khối động cơ này được tinh chỉnh bởi M Division với sức mạnh sau khi nâng cấp ở mức 635 mã lực và mô-men xoắn cực đại 617 Nm. Sức mạnh được truyền xuống bánh sau thông qua hốp số sàn 6 cấp.

Rolls-Royce Phạntom


rolls-royce-red-phantom-1-1024x576.jpg

Việc một chiếc Anh Quốc sử dụng khối động cơ của người Đức sản xuất là một điều không thể tưởng tượng được. Tuy nhiên, với việc BMW đang sở hữu Rolls-Royce, điều này đang diễn ra với chiếc Rolls-Royce Phantom đầu bảng.


697598-1024x576.jpg

Khối động cơ V12 dung tích 6,75 lít tăng áp kép của Phantom là một biến thể từ động cơ N74 của BMW. Động cơ này được BMW hợp tác cùng Rolls-Royce phát triển để tận dụng những điểm mạnh của hai bên nhằm khiến nó trở thành động cơ tốt nhất. Sức mạnh của động cơ V12 ở mức 563 mã lực và mô-men xoắn 900 Nm có được ngay từ vòng tua máy 1.700 vòng/phút. Không phải chỉ có Phantom, tất cả động cơ V12 mà Rolls-Royce sử dụng đều được phát triển từ động cơ BMW.

Brabham BT52


697624-1024x683.jpg

Vào năm 1983, Gordon Murray cùng đội đua Brabham đã tạo ra một trong những chiếc e đua Công thức 1 vĩ đại nhất. Chiếc xe đó đã giành được nhiều thành công trên đường đua, đặc biệt là về khối động cơ có nguồn gốc từ BMW mà nó sở hữu.


697623-1024x578.jpg

Chiếc Brabham, BT52 sử dụng động cơ B12/13 do BMW cung cấp, bốn xy-lanh tăng áp với dung tích chỉ 1,5 lít. Tuy là nhỏ, nhưng động cơ này có thể tạo ra 811 mã lực ở cấu hình đua phân hạng và được tinh chỉnh còn 640 mã lực ở cấu hình đua!

Range Rover (thế hệ thứ 3)


697611.jpg

Range Rover thế hệ thứ ba được phát triển khi Land Rover vẫ thuộc quyền sở hữu của BMW và động cơ V8 khi đó đã được thay thế bằng động cơ BMW M62 4.4 lít V8 từ năm 2002 đến 2005. Ngoài ra, thị trường Châu Âu còn được cung cấp thêm động cơ diesel tăng áp, dung tích 2,5 lít cũng do BMW cung cấp.


697613-1024x682.jpg

Sau năm 2005, Range Rover về với Jaguar và bắt đâu sử dụng động cơ V8 siêu nạp do thương hiệu này, cùng với đó là động cơ V8 hút khí tự nhiên do Ford cung cấp.

Morgan Plus 8


697616-1024x681.jpg

Morgan Plus 8 ra mắt lần đầu vào năm 1962 với động cơ V8 của Range Rover bên dưới capo kéo dài phía trước, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi khối động V8 này “về hưu”, Morgan đã chuyển sang BMW vào năm 2012. Động cơ mới có dung tích 4,8 lít tạo ra 372 mã lực và 500 Nm mô-men xoắn, với ống xả gắn bên hông xe độc đáo.


697617-1024x758.jpg

Vì chiếc xe này rất nhẹ, nó sẽ vẫn bị trượt bánh mặc dù đang chạy số ba với tốc độ trên 80 km/h trong điều kiện đường ướt. Điều đó càng trở nên thú vị hơn nếu bạn lái một chiếc xe thể thao mui trần. Trong khi Plus 8 đang dần đi hết những năm đời mình, chiếc xe sẽ được thay thế bằng Plus 6 với động cơ 6 xylanh tăng áp được cung cấp bởi BMW.

Toyota Supra (A90)


2021-Toyota-GR-Supra-family-9-1024x683.jpg

Khi nghe tin Toyota mang trở lại chiếc xe huyền thoại Supra, không mấy ai có thể tượng tưởng được rằng nó sẽ là một biến thể của BMW Z4. Động cơ 2JZ-GE tăng áp từ A80 biến mất và thay vào đó là khối động cơ 6 xy-lanh do BMW cung cấp, chung loại được sử dụng trên BMW Z4 đã khiến nhiều người cảm thấy thất vọng.


first-production-2020-toyota-supra-sold-at-auction-5-1024x576.jpg

Khối động cơ này có công suất cực đại 335 mã lực và mô-men xoắn tối đa 495 Nm. Tuy vậy, nhiều người đã thử đo lại công suất của động cơ thông qua phương pháp chạy dyno và kết quả mà chiếc xe này mang lại ấn tượng hơn nhiều so với nhà sản xuất công bố. Điều đó phần nào làm giảm nỗi thất vọng của người hâm mộ dòng xe này dành cho chiếc Supra (A90).

Brutus


697626.jpg

Trở về thuở khai sinh của nền công nghiệp ô-tô thê giới, chiếc xe này thực chất là một chiếc LaFrance của Mỹ, được sản xuất vào năm 1908. Vào đầu thế kỷ trước, Công ty cứu hỏa LaFrance của Mỹ có trụ sở tại New York và hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị chữa cháy. Sản phẩm của công ty bao gồm xe cứu hỏa và một vài chiếc xe hơi. Chiếc Brutus được cho là đã được chế tạo sau Thế chiến thứ II bởi Bảo tàng Auto & Technik ở Sinsheim do có nhiều động cơ máy bay không được sử dụng và dư thừa sau chiến tranh.


697627-1024x683.jpg

Chiếc xe khi đó đã được trang bị động cơ máy bay của BMW vào những năm 20, dung tích lên đến 46,9 lít. Bảo tàng Auti & Tecknik vẫn đang sở hữu chiếc xe này, họ cho biết nó có công suất khoảng 500 mã lực ở tốc độ máy 1.500 vòng/phút và cần 1 lít xăng cho mỗi km di chuyển.

Siemens DuoCombino


697625-1024x683.jpg

Nếu bạn đang đi du lịch khắp thế giới và sử dụng một chiếc xe điện ở Nordhausen, Đức, thì hoàn toàn có thể nó được trang bị động cơ diesel V8 tăng áp kép 3.9 lít, tên mã M67 của BMW. Các xe điện của Siemens được sử dụng trên toàn thế giới và thường chạy từ nguồn điện được cung cấp bởi một đường dây điện trên không 600V. Tuy nhiên, có những nơi xe điện hoạt động ngoài lưới điện của thành phố và cần một động cơ đốt trong để di chuyển.

Theo CarBuzz

VNB
Author: VNB

Bài trướcKhám phá hệ thống khí động học của Porsche 911 Turbo S mới
Bài tiếp theoKhám phá những mẫu Rolls-Royce Black Badge đầu tiên trong bộ sưu tập “Sportive Collection”