Những điều cần lưu ý trước khi đăng ký học lái xe

0
Xe hơi ngày càng phổi biến và nhu cầu sở hữu xe riêng cũng từ đó càng tăng cao. Kéo theo điều này là nhu cầu đăng ký học lái, cấp bằng điều khiển ô-tô du lịch không ngừng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc có bằng để lái chiếc xe của mình và phục vụ gia đình, lái xe còn có thể sử dụng chiếc xe trong nhiều việc khác như chạy dịch vụ, làm tài xế cho các hãng, cá nhân,… Sau đây, hãy cùng CarPassion.vn tìm hiểu qua về những yêu cầu, hạng bằng cũng như quá trình học và sát hạch để có thể được cấp bằng lái xe hơi nhé.

Điều kiện đăng ký​

Người từ 18 tuổi trở lên đã có thể đăng ký đào tạo và sát hạch bằng lái B2, thời hạn của bằng lái này sẽ là 10 năm. Khi đăng ký, học viên cần phải có chứng nhận y tế rằng đủ các điều kiện sức khỏe, không có các tình trạng bệnh, tật, có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự được cơ quan thẩm quyền công nhận.

Hạng bằng lái​

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải quyết định vào ngày 15/04/2017, bằng lái xe được chia thành những hãng như sau:

  • Hạng A1: Cấp để điều khiển xe mô-tô hai bánh có dung tích xy-lanh từ 50cc đến 175cc. Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật
  • Hạng A2: Cấp điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  • Hạng A3: Cấp để điều khiển mô tô 3 bánh và các loại xe được quy định ở hạng A1.
  • Hạng A4: Cấp để điều khiển máy kéo nhỏ, có trọng tải đến 1.000 kg.
  • Hạng B1: Cấp để điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ, ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg, máy kéo rơ-moóc dưới 3.500 kg, sử dụng số tự động và không được hành nghề lái xe.
  • Hạng B2: Cấp để điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ, ô tô tải có trọng tải dưới 3.500 kg, máy kéo rơ-moóc dưới 3.500 kg, sử dụng số sàn, có thể hành nghề lái xe.
  • Hạng C: Cấp để điều khiển xe được quy định ở bạn B1, B2. Lái xe có tải có tải trọng trên 3.500 kg, xe kéo rơ moóc trên 3.500 kg.
  • Hạng D: Cấp để điều khiển các xe quy định ở hạng B1, B2, C, điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ.
  • Hạng E: Cấp để điều khiển các xe quy định ở hạng B1, B2, C, D, điều khiển ô-tô trên 30 chỗ.
  • Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ-mi rơ-moóc, ô tô khách nối toa.


hang-bang-lai-xe-322x1024.jpg

Đăng ký – thời gian học​

Học bằng lái có thể đăng ký ghi danh dễ dàng tại các cơ sở, trung tâm huấn luyện, đào tạo lái xe trên khắp cả nước. Thời gian từ lúc đăng ký đến lúc khai giảng, bắt đầu học tùy thuộc vào quy mô và số lượng học viên được quy định của trung tâm đó. Học phí và lệ phí thi có thể có sự khác biệt giữa các trung tâm nhưng đều tuân theo khuôn chung của Bộ Giao Thông Vận Tải.

Về thời gian học và đào tạo, mỗi khóa học bằng lái kéo dài trong khoảng thời gian ba tháng rưỡi.

Chương trình học​


luu-y-truoc-khi-dang-ky-hoc-b2-1.jpg

Chương trình học gồm ba phần là học lý thuyết, thực hành trong sa hình và thực hành trên đường trường.

Chương trình học lý thuyết gồm năm mục chính:

+ Pháp luật giao thông đường bộ

+ Đạo đức và văn hóa giao thông cho người lái xe

+ Kỹ thuật lái xe

+ Cấu tạo lái xe

+ Kỹ năng lái xe

Học thực hành trong sa hình bao gồm hướng dẫn các bài thi sát hạt trong sa hình trong khi học thực hành đường trường, giáo viên hướng dẫn sẽ hỗ trợ người học lái tập chạy xe tốc độ chậm trên đường phố, đã được định sẵn.

Chương trình sát hạch​


hoc-lai-xe-oto-3.jpg

Chương trình sát hạch lái xe gồm sát hạch lý thuyết với ngân hàng câu hỏi là 600 câu, cao hơn trước đây 150 câu hỏi. Tuy nhiên, chương trình mới sẽ không yêu cầu các câu hỏi chọn lựa nhiều đáp án đúng, thay vào đó là 60 câu điểm liệt. Thí sinh cần làm đúng 32 câu hỏi trở lên trên tổng số 35 câu hỏi để đạt.

Sát hạch thực hành trong sa hình bao gồm 11 bài thi với tổng thời gian 18 phút và cần trên 80 điểm để đạt. 11 bài thi gồm: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng xe và khởi hành ngang dốc, điều khiển xe qua hành đinh và đường vuông góc, qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông, đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ, ghép xe song song, dừng xe nơi giao nhau đường sắt, tăng tốc, chuyển số và kết thúc. Một bài thi phụ là dừng xe nguy hiểm, xảy ra bất ngờ.

Thi sát hạch đường trường bao gồm bài thi tăng tốc từ số 1 lên số 3 trong vòng 15 mét, các bài chuyển số, đi số thích hợp sẽ được sát hạch viên đưa ra. Mỗi người phải hoàn thành quãng đường 2 km, điểm trên 80 để đạt.

Thời gian cấp bằng​

Theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải, thời gian cấp bằng lái xe ô tô kể từ sau ngày thi đậu sẽ là 12 ngày làm việc hành chính không tính các ngày nghĩ và nghỉ lễ. Nếu tính cộng dồn vào thì có thể lên tới 16 ngày bao gồm các ngày nghỉ.

VNB
Author: VNB

Bài trướcPhân loại các hệ thống lái của xe hơi
Bài tiếp theoKhám phá BMW 745Le xDrive cá nhân hóa cực độc của khách sạn Ellerman House