Rimac Nevera – hypercar điện với công suất 1.914 mã lực

0

Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (23).jpg

Hãng siêu xe điện đến từ Croatia – Rimac Automobili, đã giới thiệu mẫu xe điện thứ hai của mình, chiếc C_Two vào năm 2018 dưới dạng xe trưng bày. Sau ba năm phát triển, chiếc C_Two ngày nào cuối cùng cũng đã hoàn thiện và sẵn sàng đến tay khách hàng với tên thương mại là Rimac Nevera.

Cái tên Nevera được đặt theo cách người dân Địa Trung Hải gọi những cơn bão biển cực mạnh, đem mưa và nhiều sấm chớp đến một cách bất ngờ tại khu vực này. Với Nevera, chiếc siêu xe điện này sẽ mang lại một cảm giác phấn khích theo cách hoàn toàn mới, một trải nghiệm của những chiếc xe điện hiệu năng cao đến từ tương lai.

Thiết kế nâng cấp, chủ động tối ưu hóa khí động học


Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (26).jpg

So với Rimac C_Two concept, chiếc Nevera thương lại sở hữu nhiều nâng cấp ở ngoại thất cũng như khía cạnh khí động học. Nhờ những nâng cấp này, hiệu quả của luồng không khí qua xe tăng 34% so với trước. Để đạt được điều đó, hãng xe đến từ Croatia đã phải cân đối lại hình dáng của nắp ca-pô cũng như các cột trụ khoang lái. Những chi tiết khí động học như khuếch tán, bộ chia gió, bộ tản nhiệt cũng được thiết kế lại để vận hành tối ưu hơn. Ngoài ra, việc thiết kế lại các hốc gió và đường dẫn gió vào bộ tản nhiệt giúp chúng hoạt động tốt hơn 30% ở phương diện tản nhiệt phanh, động cơ ở tốc độ thấp và tốt hơn 7% ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất ở thiết kế ngoại thất của Nevera đó là khả năng điều chỉnh chế độ tạo lực ép hoặc giảm lực kéo thông qua các chi tiết khí động học chủ động ở ngoại thất. Các chi tiết này được vận hành thông qua các chế độ lái của xe. Ở chế độ giảm lực kéo, chiếc siêu xe điện này giảm lực kéo khí động học 17,5%, tạo hệ số cản gió chỉ 0,3. Ngược lại, ở chế độ tạo lực ép, các chi tiết sẽ được kích hoạt để mang đến lực ép cao hơn 326% so với chế độ thông thường.

1.914 mã lực – tốc độ tối đa 412 km/h


Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (35).jpg

Rimac trang bị cho chiếc hypercar Nevera của mình bốn động cơ điện được nghiên cứu phát triển riêng, đặt tại mỗi bánh xe với tổng công suất toàn hệ thống ở mức 1.914 mã lực và mô-men xoắn tối đa có thể có được ở mức 2.360 Nm. Cung cấp năng lượng cho hệ thống động cơ điện là khối pin Lithium/Ma-giê/Niken, làm mát bằng chất lỏng có dung lượng 120 kWh. Khối pin này được thiết kế đặt dạng chữ H, tích hợp vào khung monocoque của khoang lái nhằm giúp tạo ra trọng tâm thấp nhất có thể cho xe.

Với viên pin này, chiếc Revera có khả năng đi được quãng đường lên đến 547 km cho mỗi lần sạc. Về khả năng vận hành, hãng cho biết nó có khả năng tăng tốc từ 0 lên 96 km/h trong 1,85 giây, lên 160 km/h trong 4,3 giây, lên 300 km/h trong 9,3 giây trước khi đạt tốc độ tối đa ở mức 412 km/h. Xe cũng có thể hoàn thành cuộc đua nước rút ¼ dặm trong vòng 8,6 giây.


Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (9).jpg

Rimac nói rằng khung xe monocoque làm bằng sợi carbon của Nevera được thiết kế kết hợp cùng khối pin để tạo nên kết cấu cực kỳ chắc chắn, đạt độ cứng xoắn lên đến 70.000 Nm/độ. Một mình khối pin đã đóng góp đến 37% độ cứng này. Đồng thời, thiết kế chữ H cũng giúp đạt trọng tâm tốt hơn và mang đến tỉ số phân bổ trọng lượng 48/52.

Nevera được thiết kế với phong cách của một chiếc grand tourer cao cấp và thoái nhưng không vì thế mà nó lại thiếu đi sự chính xác của một chiếc hypercar dành cho đường đua. Để giúp chiếc xe “biến hóa” tốt hơn ở mọi hoàn cảnh, nhà sản xuất đến từ Croatia đã trang bị cho xe đến 7 chế độ lái, bao gồm Comfort, Range, Sport, Track, Drift và hai chế độ tùy biến cho phép người lái thiết lập phong cách mà họ mong muốn.

Khoang lái cao cấp với công nghệ AI Driver Coach


Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (14).jpg

Rimac Nevera là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được trang bị công nghệ hỗ trợ người lái với trí thông minh nhân tạo AI Driver Coach. Công nghệ này sẽ tự động cân bằng khả năng vận hành và đưa ra hướng dẫn để giúp người lái cải thiện thành tích trên đường đua. Hệ thống này sẽ bao gồm 12 cảm biến siêu thanh, 13 camera và 6 radar đặt khắp xe, được điều hành bởi hệ điều hành NVIDIA Pegasus để quét môi trường đường đua. Từ những thông tin có được, chiếc xe sẽ đưa ra các chỉ dẫn về đường chạy, điểm tăng ga, thắng và góc lái. Chức năng này sẽ có mặt vào năm 2022 và được cập nhập không dây vào hệ thống của xe.

Khoang lái của mẫu xe này sở hữu ba màn hình lớn có độ phân giải cao, được dùng làm bảng đồng hồ, màn hình giải trí và màn hình cho hành khách. Bảng táp-lô có nhiều chi tiết như núm điều khiển, cửa gió điều hòa làm bằng nhôm mạ. Khách hàng có thể tùy biến chiếc Revera của mình thành phiên bản độc nhất thông qua các lựa chọn mà hãng mang đến.

Giá bán 2,4 triệu Đô, giới hạn 150 chiếc


Rimac-Nevera-hypercar-mạnh-1914-mã-lực (22).jpg

Rimac Revera được sản xuất với số lượng giới hạn chỉ 150 chiếc với giá bán khởi điểm ở mức 2,4 triệu Đô. Xe được bán ra với các cấu hình sẵn có gồm GT, Signature và Timeless.

“Với sự kết hợp giữa khả năng sử dụng hằng ngày và 1.914 mã lực, Nevera đã chứng minh sự khả thi của một chiếc xe không bị giới hạn bởi công nghệ, sự phát triển và tham vọng”, CEO kiêm nhà sáng lập, ông Mate Rimac chia sẻ trong thông cáo. “Chúng tôi giờ đây đã giới thiệu một chiếc xe mang phân khúc hypercar lên một đẳng cấp mới, chúng tôi đã sử dụng toàn bộ tiềm năng của hệ dẫn động điện ngày nay, chứng minh những gì chúng tôi luôn nói – hypercar chạy điện, dưới dạng Nevera, là hơn cả tuyệt vời và thật thú vị và điều đó tạo nên sự phấn khích trên đường đua cũng giống với cách nó đi xuyên qua lục địa”.

Tham khảo Rimac

VNB
Author: VNB

1
2
3
Bài trướcSiêu xe Lamborghini Aventador SVJ “lột xác” với diện mạo đậm chất xe đua
Bài tiếp theoCận cảnh mô tô cổ điển Kawasaki Estrella Special Edition