Trang chủ » 10 hệ dẫn động “kì lạ” nhất từng xuất hiện trên xe hơi

Chia sẻ bài đăng này

Trong Nước

10 hệ dẫn động “kì lạ” nhất từng xuất hiện trên xe hơi

Thông thường, những mẫu xe bình dân sẽ được trang bị động cơ đặt trước cùng hệ dẫn động cầu trước nhằm tiết kiệm chi phí. Một số mẫu xe khác lại sử dụng hệ dẫn động cầu sau với động cơ đặt trước nhằm tạo sự phấn khích cho người lái trong khi động cơ đặt giữa, được sử dụng cho xe thể thao hiệu suất cao nhằm tối ưu hóa tỷ số phân bổ trọng lượng.

Từ cách bố trí động cơ, từng hãng sản xuất xe sẽ có những cách bố trí riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của xe. Tuy nhiên, vẫn còn đó một số những kiểu bố trí hệ thống dẫn động trên xe theo một cách “độc lạ”.

Nissan GT-R


10 hệ dẫn động “kì lạ” nhất từng xuất hiện trên xe hơi

Mẫu xe đến từ Nhật Bản với biệt danh Godzilla sở hữu hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian. Thay vì đặt hệ thống phân bổ sức mạnh tại trung tâm, Nissan đã thiết kế GT-R chuyển hết sức mạnh về phía sau, trước khi được phân chia đến từng bánh xe.


535580-1024x636.jpg

Lamborghini Miura


535584-1024x768.jpg

Khi lần đầu giới thiệu đến thế giới siêu xe vói động cơ đặt giữa, Lamborghini đã quyết định sử dụng động cơ V12 trứ danh thay vì động cơ V8. Nếu đặt động cơ theo chiều dọc, hãng se nhận được một chiếc siêu xe rất dài. Lấy cảm hứng từ những chiếc Austin Mini, Lamborghini đã quyết định đặt động cơ V12 theo vị trí ngang, mang đến một chiếc siêu xe với phần mũi xe dài cổ điển nhưng lại có động cơ đặt giữa.


535583-1024x682.jpg

Cizeta-Moroder V16T


535586-1024x768.jpg

Được thiết kế bởi cựu kỹ sư của Lamborghini Cizete-Moroder V16T là mẫu xe sử dụng động cơ V16 đặt giữa và động cơ này đã được đặt ngang giống Miura nhằm giảm chiều dài đuôi của phần đuôi xe.


535588-1024x626.jpg

Volkswagen Beetle


535590-1024x683.jpg

Những hệ dẫn động kỳ lạ không chỉ xuất hiện trên những chiếc siêu xe mà còn xuất hiện trên cả những chiếc xe bình dân như Volkswagen Beetle. Mẫu xe “con bọ” được sản xuất từ năm 1938 đến năm 2003 sử dụng động cơ làm mát bằng không khí đặt sau. Không chỉ đặt phía sau của chiếc xe, động cơ này còn được đặt sau cả trục truyền động (trục sau) của xe.


535593-1024x684.jpg

Porsche 918 Spyder


535594-1024x640.jpg

Porsche 918 Spyder là mẫu xe plug-in hybrid đầu tiên mà hãng xe thể thao đến từ Đức – Porsche sản xuất. Xe sử dụng động cơ V8 tốc độ cao đặt giữa, cùng với đó là hai động cơ điện, một trước, một sau cùng viên pin li-ion đặt phía trước động cơ V8. Điều đặc biệt trên xe là hộp số PDK đặc trưng của Porsche được đặt lật ngược, nhằm hạ thấp trọng tâm cho xe.


535595-1024x665.jpg

Ferrari F50


535598-1024x680.jpg

Không giống những mẫu xe sử dụng động cơ đặt giũa khác, hộp số của Ferrari F50 được tích hợp như một phần của hệ thống khung gầm thay vì chỉ đặt sau động cơ. Kiểu thiết kế này không được sử dụng nhiều do tạo nhiều tiếng ồn và rung lắc trong lúc vận hành. Tuy nhiên, kiểu thiết kế này lại giúp giảm được một phần trọng lượng của xe.


535601-1024x768.jpg

Toyota Previa


535605-1024x641.jpg

Mẫu MPV của Toyota trở thành hiện tượng lạ vào những năm ’90 không chỉ vì thiết kế mà còn vì hệ thống dẫn động của nó. Chiếc xe sở hữu động co 2,4 lít siêu nạp, được đặt ngay bên dưới ghế trước và dẫn động cầu sau. Khi muốn thay thế bugi cho chiếc xe này, chủ xe phải tháo cả hai ghế trước để có thế thực hiện.


535607.jpg

Ford RS200


535608-1024x733.jpg

RS200 là mẫu xe biểu tượng của Ford tại Nhóm B, giải đua Rally. Chiếc xe sở hữu hệ thống dẫn động lạ khi động cơ đặt giữa, phía sau cabin trong khi hộp số đặt phía trước. Xe sử dụng hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian với bộ chia đặt giữa của xe.


535609-1024x768.jpg

Ferrari Berlinetta Boxer


535612.jpg

Nhằm giữ trọng tâm xe thấp nhất có thể, Ferrari đã sử dụng động cơ V12 với thiết kế phẳng, bên cạnh đó, hãng cũng đã sử dụng kiểu thiết kế đặt động cơ ngay trên hộp số. Thiết kế độc đáo này lần đầu được Ferrari sử dụng trên Berlinetta Boxer, tiếp theo đó là mẫu Testarossa của hãng.


535613-1024x896.jpg

Porsche 911


535618-1024x683.jpg

Động cơ đặt sau lần đầu xuất hiện trên xe thương mại là vào lức Volkswagen Beetle ra mắt. Chính Ferdinand Porsche là người đã thiết kế ra Beetle và mang hệ dẫn động loại này lên những chiếc Porsche 911 đời đầu. Với động cơ và hộp số đặt sau, phần sức nặng này sẽ giúp đè bánh sau xuống, tăng lực bám đường của xe. Thiết kế này cực kì có ích trên những mẫu xe thể thao như Porsche 911, tuy nhiên lại không mấy thể hiện được đặc điểm này trên Beetle.


535617-1024x576.jpg

Mazda RX-8


535619-1024x683.jpg

Hệ dẫn động của RX-8 sẽ không quá đặc sắc khi xe không sử dụng động cơ xoay. Kiểu thiết kế động cơ này còn có tên gọi khác là động cơ Winkel, với piston hình tam giác đặt trong thân máy, tạo ra đến 3 buồng đốt di động thực hiện đủ bố chu trình của động cơ đốt trong chỉ trong một lần quay. Tuy nhiên, với kiểu thiết kế này, động cơ sẽ bị mài mòn nhiều hơn trước, và cũng sẽ tốn xăng hơn. Động cơ này được sử dụng lần cuối trên xe thương mại là trên chiếc Mazda RX-8, được ngừng sản xuất vào năm 2012.


535621-1024x576.jpg

Theo CarBuzz

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận