Trang chủ » [VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 16 | Ngày 30-31 Vượt sa mạc hàng trăm cây số để nhập cảnh Kazakhstan

Chia sẻ bài đăng này

Hành Trình Saigon to Paris 2024

[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 16 | Ngày 30-31 Vượt sa mạc hàng trăm cây số để nhập cảnh Kazakhstan

Ngày 30 và 31, chia tay thành phố cổ Khiva đoàn tiếp tục di chuyển về vùng biên giới hoang vắng để nhập cảnh vào Kazakhstan.

Ngày 30 của hành trình, đoàn ở tại thành phố cổ Khiva. Dự kiến đoàn sẽ khởi hành từ sớm nhưng nơi đây quá đẹp nên 10 giờ cả nhóm mới xuất phát. Trong suốt 30 ngày qua thì đây là địa điểm đặc biệt và ấn tượng nhất đối với tất cả các thành viên tham gia chuyến đi Saigon to Paris 2024.

Các anh em như lạc vào xứ sở Ba Tư ngày trước, được ở trong thành, khám phá đời sống người dân nơi đây. Đặc biệt, các thành viên tham gia được ngủ tại khách sạn Orient Star Khiva – Madrasah Muhammad Aminkhan 1855.

Điểm đặc biệt ở đây là buổi trưa nắng cực gắt và nếu tìm được bóng râm thì mát. Còn thời tiết dù trưa nắng nhưng chiều tối thì lạnh. Đồ ăn ở đây ngon, quán sá thơ mộng từ bàn ghế cho tới tất cả mọi thứ. Họ đã trùng tu như nguyên bản”.

Hôm qua có một giấc ngủ rất ngon, do 10 giờ sáng đoàn mới di chuyển thoải mái hơn nên ngủ được dài. Chất lượg dịch vụ khách sạn này không có gì bàn luận, nơi đây mang tính chất lịch sử và ý nghĩa chuyến đi. Mình được ở trong thành trì, nơi các thương nhân từng đến con đường tơ lụa. Quan trọng khí hậu ở đây thật sự tuyệt vời, cảm thấy một ngày thoải mái, khoẻ mạnh. Lần đầu tiên bước vào căn phòng diện tích nhỏ như thế này thì sợ đấy, nhưng một lát nữa thì lại thấy hay“, anh Đán chia sẻ.

Hỏa giáo hay Bái hỏa giáo (cũng còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, Đạo Zoroast, Đạo Mazda hay Mazde, Hỏa yêu giáo) là một tôn giáo cổ đại tại Ba Tư và một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại do nhà tiên tri Zarathustra sáng lập ra. Việc sử dụng những tòa tháp Chilpik Dakhma lần đầu tiên cách đây hơn 2000 năm.

Chilpik Dakhma có thể nhìn thấy từ rất xa

Hoả giáo – Chilpik Dakhma thành lập bởi người theo đạo Zoroast để chôn cất người đã chết tiếp xúc với chim ăn xác chết, thường là Kền Kền. Đây là ví dụ điển hình sớm nhất về nghi thức tang lễ, được hình thành giữa thế kỷ 1 TCN và thế kỷ 1 sau Công Nguyên.

Mặc dù thuật ngữ tiếng Anh “Tower of Silence” – tạm dịch: tháp im lặng, không được sử dụng cho đến thế kỷ 19 khi nó được phát minh bởi một dịch giả người Anh đóng quân ở Ấn Độ thuộc địa.

Chilpik dakhma là một trong những di tích dễ tiếp cận nhất ở Karakalpakstan. Nó nằm trên bờ Đông Bắc của Amu Darya, cách Nukus khoảng 44 km về phía Đông Nam và chỉ cách cây cầu ở thị trấn Kipchak 6 km về phía hạ lưu.

Hình dạng chiếc mũ khác biệt của Chilpiq nổi bật như một đặc điểm nổi bật ở phía Tây của con đường giữa Nukus và Urgench và bạn có thể nhìn thấy Chilpik Dakhma từ rất xa vì nó đứng ở đường chân trời sa mạc gần như hoàn toàn bằng phẳng, cao lên gần như một tòa nhà chọc trời, cao chót vót trên cảnh quan. Đó là một tượng đài thực sự khổng lồ.

Chạy dọc khu vực sa mạc, các thành viên được thoả sức “quậy” chiếc xe của mình. Để tiếp thêm năng lượng, cả nhóm quyết định dừng xe thưởng thức cà phê, trà và… khô mực nướng. Sau đó cả nhóm tìm điểm nạp nhiên liệu bởi đường ra biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan đều qua các hoang mạc và không có trạm xăng, dầu.

Để có thể mua được xăng, cả nhóm phải đáp ứng điều kiện đưa ra là “ngủ tại nhà trọ này”. Tất nhiên là chuẩn xăng ở đây sẽ không thể xịn như A92, A95, A97 tại Việt Nam nhưng không có sự lựa chọn nào khác. Xăng và dầu ở khu vực này được bán theo can từ 5 đến 10 L.

“Sau những khoảnh khắc tuyệt vời ngắm cảnh đẹp, đền đài… thì các thành viên cảm nhận như đang từ thiên đường xuống hoả ngục. Thị trấn này rất hẻo lánh, không hề có điểm tiếp nhiên liệu”.

Khu nhà trọ nghỉ lại là điểm cực kỳ đặc biệt, xung quanh bán kính 100 km hầu như không có điểm nghỉ và các đoàn đi trên con đường tơ lụa qua châu Âu đều nghỉ chân tại đây. Có rất nhiều đoàn đã dừng và nghỉ lại đây.

Sau một đêm nghỉ ngơi, sáng 31 cả nhóm tung hoành trên hoang mạc trước khi đến trạm kiểm soát xuất cảnh khỏi Uzbekistan. Tương tự các cửa khẩu khác, chỉ người lái xe mới ôm xe qua các điểm xét xe, còn lại thành viên đi cùng sẽ vào phòng chờ cùng hành lý xách tay.

Sau gần 9 tiếng, cả đoàn xe đã nhập cảnh Kazakhstan.

Việc chờ đợi 7-8 tiếng qua các cửa khẩu không còn là điều khó chịu nữa, bởi cả nhóm đã quen với điều này. Nên anh em quyết định đi overland, ngoài các khoảnh khắc vui vẻ, cảnh đẹp trên đường cùng nhiều địa hình onroad, offroad thì việc làm các thủ tục không dễ dàng cũng là trải nghiệm đáng nhớ“, anh Thành – chủ xe Subaru chia sẻ.

Mọi thứ tốt đẹp, từ bây giờ các bạn đi cùng phải cầm hai vali khi xuống nhập cảnh/xuất cảnh nhé. Nãy giờ anh em ôm xe đi xét khiêng lên xuống chục cái vali đuối luôn, chịu không nổi“, anh Tuấn – Ranger ngũ quý 8 chia sẻ.

Ở các cửa khẩu, nhân viên kiểm tra đều là bộ đội, họ có lắp camera ghi lại toàn bộ quá trình thực hiện nên không hề có chuyện gửi bồi dưỡng để họ ưu tiên lên trước. Tất cả các hạn mục đều được kiểm tra rất kỹ từ xe đến hành lý. Một lưu ý dành cho anh em đi cung đường như thế này thì thời gian qua 1 cửa khẩu tầm 8-9 tiếng”.

Kết thúc ngày 31, cả nhóm đã đến khách sạn và thưởng thức bữa tối.

Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km.

>>> Còn Tiếp

Chia sẻ bài đăng này

It's a Rally not a Race!
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.