Một trong số các kế hoạch đó là việc thuê một giám đốc có kinh nghiệm cao nhằm đảm bảo vận hành chuỗi cung ứng một cách trơn tru trước khi nền kinh tế lớn thứ năm thế giới rời khỏi liên minh châu Âu. CEO của Aston Martin, Andy Palmer nói rằng công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện sớm những biện pháp quyết liệt nhằm bảo vệ chính mình.
Chia sẻ với Reuters, Plamer nói rằng “Tôi không nghĩ rằng trong hai năm qua chúng tôi đã ở một vị trí mà chính chúng tôi cũng không biết tương lai sẽ ra sao”. “Chúng tôi đang sản xuất một chiếc xe và mất khoảng 12 tuần để đặt trước các linh kiện, chắc chắn việc này sẽ bị ảnh hưởng bởi Brexit”.
Tương tự, các hãng xe Anh Quốc khác như Bentley hay McLaren đã và đang tăng lượng hàng hóa dự trữ phòng cho việc thông quan bị chậm. Aston Martin thậm chí còn kí một thỏa thuận nhằm thông quan bằng những cảng khác ngoài cảng Dover- Cảng biển đông đúc nhất nước Anh; nơi dễ xảy ra việc thông quan hàng hóa chậm. Đồng thời, Aston Martin cũng đã và đang tính đến việc vận chuyển linh kiện qua đường hàng không.
Một mối quan ngại khác chính là việc Aston Martin chỉ có một nhà máy duy nhất được đặt tại Gaydon, Warwickshire, Anh Quốc; nhưng hãng này đã quyết định đặt một nhà kho tại Đức. Tất nhiên, một thỏa thuận giữa Anh và khối liên minh châu Âu có thể giảm bớt phần nào “nỗi lo” cho các nhà sản xuất ô tô Anh Quốc. Palmer cho rằng các chính trị gia cần phải chịu trách nhiệm trước những vấn đề đã và đang xảy ra.
Palmer cho biết:” Các chính trị gia của cả Vương Quốc Anh lẫn Liên minh Châu Âu đều không thực hiện nghĩa vụ mà họ đặt ra, về cơ bản là đề ra những kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển của đất nước”. Khả năng xuất hiện của một thỏa thuận phút chót là hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên cơ hội này ngày một ít đi. Đối với những khách hàng giàu có của Aston Martin, việc tăng giá thành sản phẩm không phải một vấn đề lớn đối với họ. Tuy vậy, họ không thể mạo hiểm với tình hình tài chính hiện tại.