Trang chủ » 12 bộ cánh gió ấn tượng nhất từng được trang bị trên xe thương mại

Chia sẻ bài đăng này

Siêu Xe

12 bộ cánh gió ấn tượng nhất từng được trang bị trên xe thương mại

Cánh gió (wing) và đuôi cá (spoiler) là hai trang bị quen thuộc khi nhắc đến những chiếc xe độ, xe hiệu năng cao cũng như xe đua. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này lại đang được hiểu là chung là cánh gió, tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt.

Về spoiler, trang bị này thường được dùng trên các mẫu xe nhằm phá luồng không khí qua xe và giảm luồng khí kéo lại cũng như lực nâng khi qua xe. Trong bộ môn đua xe, spoiler được sử dụng để tinh chỉnh hả năng vào cua, thường được kết hợp với những chi tiết khí động học khác để tăng lực éo.


12 bộ cánh gió ấn tượng nhất từng được trang bị trên xe thương mại

Về cánh gió (wing), thay vì sử dụng để phá luồng khí, trang bị này sẽ tận dụng luồn khí qua xe để tạo lực ép xuống đường. Lực ép được tạo ra tuy bất lợi cho tốc độ nhưng lại rất có ích trong việc ép chiếc xe xuống đường để khiến chiếc xe ôm cua tốt hơn.


2018-porsche-911-gt3-rear-wing-pr-1024x684.jpg

Hàng thập kỷ trôi qua, khoa học kỹ thuật phát triển với những thiết kế, phần mềm tối ưu luồng gió qua xe đang dần khiến sự khác biệt giữ wing và spoiler thu hẹp. Với chúng tôi, sau đây là tổng hợp 12 bộ cánh gió (wing – spoiler) ấn tượng nhất từng được trang bị trên những chiếc xe thương mại.

Ford Shelby GT500 Dragon Snake


665061-1024x576.jpg

Ra mắt tại SEMA 2019, chiếc xe của Shelby được nâng cấp cả về động cơ lẫn ngoại hình. Dragon Snake sở hữu thân xe rộng, hầm hố, cùng với đó là bộ spoiler đậm chất xe đua drag ở phía sau. Không chỉ giúp chiếc xe ổn định khi động cơ tạo ra đến 800 mã lực, cánh gió này còn giúp chiếc xe tăng tốc nhanh hơn.

Ferrari F40


665066-1024x576.jpg

Ferrari F40 là một trong những chiếc siêu xe đẹp nhất mọi thời đại và góp phần không nhỏ vào vẻ đẹp này là bộ cánh gió vuông vức đặc trưng của nó. Bộ cánh này được thiết kế liền với thân xe thay vì được bắt vào, đủ cao để khiến luồng khí không bị kéo lại và rộng đến gần 2 mét

Ford GT (thế hệ 3)


665071-1024x783.jpg

Ford GT thế hệ thứ 3 là một trong những chiếc siêu xe đẹp và nhanh nhất trên thị trường hiện tại. Chiếc xe này sở hữu những đường nét thiết kế ấn tượng, cùng với đó là cánh gió chủ động đặt phía sau, nối liền hai hốc bánh sau với phần xe xe giữa. Thiết kế sáng tạo, đẹp mắt và cánh gió hoạt động nhanh, hiệu quả đã khiến cánh gió này có mặt tại đây.

Koenigsegg Jesko


665078-1024x684.jpg

Là mẫu xe kế nhiệm Agera, Jesko của Koenigsegg cũng ấn tượng và hầm hố không kém. Giống với những One:1 hay Agera RS, chiếc xe cũng sở hữu bộ cánh gió lớn, được gắn vào nóc xe và kéo dài ra sau. Cánh gió này cũng có thể hoạt động chủ động tùy theo khả năng vận của xe.

Honda Civic Type R


665095.jpg

Cánh gió trên Civic Type R cũng là một trong những cánh gió lớn nhất và đẹp mắt nhất. Tuy không nhanh như những chiếc xe khác trong danh sách này nhưng Civic Type R cũng phần nào khiến các hãng xe khác lao theo vào phân khúc hot-hatch.

Mclaren Senna


665099-1024x682.jpg

Cánh gió của Mclaren Senna là một trong những cánh gió hiệu quả nhất từng được trang bị trên xe thương mại. Với cánh gió này, cùng thiết kế hướng đến sự hiệu quả hơn là đẹp mắt, Mclaren Senna có thể tạo ra lực ép xuống đường lên đến 800 kg lực ép ở tốc độ 255 km/h. Ngoài ra, cánh gió này cũng có thể hoạt động như một spoiler và một cánh thắng giống trên máy bay.

Zenvo TSR-S


665104-1024x682.jpg

Sáng tạo có lẽ là từ thích hợp nhất có thể dành để nói về cánh gió của Zenvo TSR-S. Không chỉ hoạt động quay quanh trục như nhiều cánh gió khác, bộ cánh gió của Zenvo có thể ngả sang hai bên cũng như lật và xoay để có thể tối ưu hóa lực ép tạo ra từ luồng gió qua xe.

Pagani Huayra


665105-1024x683.jpg

Trên Pagani Huayra, hãng xe này lần đầu mang đến khái niệm cánh tà trên siêu xe thương mại. Chiếc xe này sở hữu bốn cánh tà nhỏ, đặt hai phía trước và hai phía sau, hoạt động độc lập với nhau khi xe ôm cua, thắng, tăng tốc nhằm đảm bảo lực ép lên cả hai bên xe. Ngoài ra, ở Huayra BC, xe cũng sở hữu thêm một cánh gió cố định.

Dodge Daytona (1970)


665110-1024x683.jpg

Ra mắt vào những năm ’70, cánh gió cao và ngang của Dodge Daytona đã trở thành một biểu tượng của làng xe nói chung và nền công nghiệm xe hơi tại Mỹ nói riêng. Cánh gió từ chiếc xe này được lấy cảm hứng từ bộ cánh gió cỡ lớn được sử dụng trên những chiếc xe đau NASCAR của Mopar, những chiếc xe đã thống trị giải đua này vào thời điểm đó.

Porsche 911 GT3


porsche-911-gt3-rear-quarter.jpg

Không to, không ấn tượng bằng bản hiệu năng cao RS, tuy nhiên cánh gió nhỏ của Porsche 911 GT3 lại trông đẹp mắt hơn nhiều so với hai phiên bản to lớn hơn của nó.

Lamborghini Huracan Performante


2017_huracan_performante_imola_215-1024x682.jpg

Lamborghini là một trong số những hãng xe sở hữu công nghệ cánh gió “đỉnh” nhất ở thời điểm hiện tại khi những chiếc xe của học được tích hợp công nghệ ALA. ALA sử dụng các cánh gió rỗng nhằm hướng luồng khí đi qua khi cần thiết và sẽ khóa luồng khía này lại chi phanh được sử dụng. Ngoài ra, cơ chế ngắt mở độc lập cũng có thể dùng để điều chỉnh luồng gió tập trung về một bên cánh, tạo thêm lực ép khi vào cua.

Dodge Viper ACR


665284-1024x683.jpg

Với Dodge Viper ACR, nó không có cánh gió chủ động, không có kiểm soát hệ thống treo và cả ALA, tuy nhiên, cánh gió của chiếc xe này lại rất đặc biệt. Khi trang bị gói Extreme Aero, cánh gió cỡ đại của xe được làm bằng sợi carbon và chỉ nặng chưa đến 4 kg. Tuy vậy, bộ cánh gió này có thể tạo ra đến 450 kg lực ép và có thể giúp xe ôm của với lực G 1,5 ở tốc độ hơn 250 km/h.

Porsche 911 (930) Turbo


665135-1024x682.jpg

Cuối cùng, ta đến với cánh gió của 930 Turbo, một trong những bộ cánh gió đẹp mắt và biểu tượng của Porsche. Được gọi là “đuôi cá voi”, cánh gió này của 930 Turbo đẹp lại hiệu quả ấn tượng vào thời điểm đó. Ngoài ra, với kích thước khủng, nó cũng dễ dàng trở thành một bàn tiệc mini ngoài trời!

Tham khảo CarBuzz

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận