Trang chủ » Hướng dẫn làm sạch đèn pha tại nhà

Chia sẻ bài đăng này

Bảo Dưỡng & Kỹ Thuật Ô Tô

Hướng dẫn làm sạch đèn pha tại nhà


Hướng dẫn làm sạch đèn pha tại nhà

Trên xe hơi cũng như các loại phương tiện giao thông khác, đèn pha là một trang bị quan trọng, không thể thiếu khi lưu thông ở những nơi có điều kiện ánh sáng không tốt và vào ban đêm. Tương tự như các bộ phận khác trên xe hơi, hệ thống đèn chiếu sáng cũng sẽ cũ dần theo thời gian, từ đó giảm thiểu khả năng chiếu sáng của chúng.

Ngoài những hư hỏng thường gặp, hệ thống đèn chiếu sáng cũng thường bị mờ đi theo thời gian do bị oxi hóa hoặc nhiều vết xước nhỏ làm giảm chất lượng luồng sáng phát ra từ các bóng bên trong. Điều này có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện hoặc các xe tham gia giao thông. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, các chủ xe nên đưa xe đi đến gara hoặc có thể tự mình làm sạch đèn pha ngay tại nhà. Sau đây là một cách đơn giản giúp bạn khôi phục đèn pha khi bị mờ ngay tại nhà.

Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị những thứ cần thiết để thực hiện. Những thứ này sẽ bao gồm: khăn lau mềm, băng keo, dung dịch rửa xe, nước rửa kính, bộ sản phẩm khôi phục đèn pha và chất đánh bóng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, bạn sẽ cần phải làm theo các bước sau đây để khôi phục lại tình trạng ban đầu của chụp đèn pha.

Bước 1: Trước khi bắt đầu quá trình phục hồi, cần đảm bảo chụp đèn được rửa sạch và lau khô.


hướng-dẫn-làm-sạch-đèn-pha-tại-nhà (3).jpg

Bước 2: Sau khi đảm bảo chụp đèn đã sạch, dùng băng keo dán viền chụp đèn để bảo vệ các gioăng cao su, viền crom cũng như sơn khỏi tác động của dụng dịch làm sạch và giấy nhám. Khi sử dụng băng keo dán viền, đảm bảo chúng được dính chặt lên các chi tiết để tránh bị bong ra trong lúc thực hiện quá trình khôi phục.

Bước 3: Lấy giấy nhám quấn lên một miếng bọt biển và chà bề mặt với nước hoặc dung dịch. Việc sử dụng giấy nhám cùng bọt biển sẽ giúp phân phối lực ép lên bề mặt đồng đều hơn. Tùy vào mức độ mờ của đèn mà chọn loại giấy nhám cho phù hợp, chẳng hạn nếu mờ nhiều thì loại giấy có độ nhám khoảng 320 hoặc 400 sẽ giúp đánh bay lớp phủ cũ nhanh chóng hơn. Lưu ý cần chà nhẹ tay và đều đặn theo chiều ngang của đèn, không đánh vòng tròn. Vừa chà vừa xịt nước để tránh gây xước quá nhiều.

Bước 4: Thay giấy nhám khác có độ nhám cao hơn khoảng 2000, tiếp tục xịt nước lên và chà đều tay. Tiếp tục làm vậy trong vòng từ 5 – 10 phút tùy thuộc vào độ mờ của bề mặt đèn.


hướng-dẫn-làm-sạch-đèn-pha-tại-nhà (1).jpg

Bước 5: Sau khi chà nhám và bề mặt đèn đã mờ, hãy làm sạch với khăn mềm, lau khô sau đó.

Bước 6: Sau khi đã làm sạch đèn, lấy dung dịch đánh bóng bôi trực tiếp lên đèn pha theo chiều dọc và dùng khăn mềm xoa đều.

Bước 7: Khi đã cảm thấy được độ bóng của chụp đèn được khôi phục. Hãy rửa lại đèn pha với nước xà phòng và sau đó để khô. Tiếp tục dùng một tấm vải mềm và lau lại bề mặt chụp đèn.

Bước cuối: Nếu thấy độ bóng của chụp đèn đã vừa ý, bạn nên sử dụng thêm một chút kem phủ bảo vệ đèn và dùng khăn mềm lau hết bề mặt đèn. Chờ mọi thứ khô ráo hoàn toàn, cho lớp phủ bám chắc bề mặt trong vài giờ nếu có thể.


hướng-dẫn-làm-sạch-đèn-pha-tại-nhà (2).jpg

Sau khi hoàn thành, bạn có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt khi chụp đèn pha đã sạch hơn và trong hơn trước khi thực hiện. Ngoài hệ thống đèn pha, phương pháp làm sạch chụp đèn này cũng có thể áp dụng cho các chụp đèn sương mù, đèn hậu,…

Tổng hợp

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận