Trang chủ » Bảo hiểm ô tô – tất cả những gì cần biết

Chia sẻ bài đăng này

Bảo Dưỡng & Kỹ Thuật Ô Tô

Bảo hiểm ô tô – tất cả những gì cần biết

Bảo hiểm ô tô là sự kết hợp nhiều loại hình bảo hiểm về tài sản, trách nhiệm, con người và hàng hóa vận chuyển nên người tham gia bảo hiểm sẽ được chi trả cho những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Việc mua bảo hiểm giúp cho người điều khiển phương tiện có thể an tâm và tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi không may gặp phải những sự cố, rủi ro khó nói trước.


Bảo hiểm ô tô – tất cả những gì cần biết

1. Những lợi ích khi mua bảo hiểm ô tô​

Vì sao cần mua bảo hiểm? Nhiều người vẫn còn rất chủ quan khi nhắc đến chuyện này, cho rằng việc mua bảo hiểm là không cần thiết. Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ nghĩ khác khi biết đến những lợi ích sau đây của bảo hiểm ô tô:

  • Đường dây nóng 24/24: Giúp hỗ trợ kịp thời những tình huống khẩn cấp khi xảy ra tai nạn bất kể ngày hay đêm.
  • Hướng dẫn khách hàng xử lý tình huống tại hiện trường khi xảy ra sự cố.
  • Bảo hiểm mất cắp bộ phận: Tham gia bảo hiểm, khách hàng được an tâm hơn vì có sự chia sẻ rủi ro khi gặp phải tình trạng mất cắp bộ phận xe nhất là những phụ kiện quý hiếm, đắt tiền.
  • Bảo hiểm thủy kích: Đã có thêm bảo hiểm tùy chọn cho khách hàng khi xe bị hư hỏng do ngập nước với bảo hiểm thủy kích, chính vì thế bạn hoàn toàn yên tâm cho chiếc xe của mình.
  • Sửa chữa và thay thế phụ tùng không tính khấu hao: Đối với những dòng xe sang trọng đắt tiền, việc sửa chữa và thay thế phụ tùng không tính khấu hao là một dịch vụ ưu việt để đảm bảo chiếc xe vẫn giữ nguyên giá trị sau khi sửa chữa.
  • Sửa chữa tại garage chính hãng: Được thay thế phụ tùng đảm bảo chất lượng, công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng thanh toán các chi phí phát sinh.

2. Các loại bảo hiểm ô tô​

Hiện tại, bảo hiểm xe ô tô gồm 4 loại chính mà khách hàng khi mua xe có thể tham gia tại hầu hết các công ty bảo hiểm. Chúng bao gồm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc của chủ xe cơ giới: là loại hình bảo hiểm mà tất cả các cá nhân, tổ chức sở hữu xe ô tô tại Việt Nam buộc phải tham gia theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ.


Minh họa giấy chứng nhận bảo hiểm ô tô

Phạm vi bồi thường của bảo hiểm bắt buộc này bao gồm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  • Thiệt hại ảnh hưởng đến thân thể và tính mạng của hành khách trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe: là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phù hợp với mục đích sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa, sẽ chịu trách nhiệm bồi thường với tổn thất hoặc mất mát hàng hóa được vận chuyển trên xe theo các điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và chủ hàng.

Phạm vi bồi thường bảo hiểm bao gồm:

  • Tổn thất hàng hóa vận chuyển trên xe theo quy định của Bộ Luật Dân sự trong những trường hợp xảy ra rủi ro.
  • Chi phí cần thiết và hợp lý nhằm: Bảo quản, xếp dỡ hàng hóa lưu kho hoặc ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
  • Các trường hợp khác tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng hoặc công ty bảo hiểm.


baohiem_oto_04-1024x576.jpg

Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới: giúp bồi thường những thiệt hại, rủi ro xảy ra đối với xe ô tô cũng như các phụ kiện của xe khi xảy ra các sự cố. Sản phẩm này còn là một trong những loại bảo hiểm ô tô được rất nhiều người lựa chọn, bởi nó tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi có rủi ro, sự cố không may xảy ra đối với phương tiện.

Phạm vi bồi thường bao gồm:

  • Thiệt hại vật chất đối xe xảy ra do tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong một số trường hợp như: Đâm va, lật, đổ, rơi, chìm; Hỏa hoạn, cháy, nổ; Những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên.
  • Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
  • Các trường hợp khác tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng hoặc công ty bảo hiểm.

Có một số đơn vị bán bảo hiểm khi xe ô tô bị tai nạn có thể chi trả thêm các khoản phí như: Phí giám định tổn thất, phí mà chủ xe bỏ ra để đưa xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất, chi phí phòng ngừa, hạn chế tổn thất, rủi ro phát sinh.

Bảo hiểm tai nạn người lái xe và người ngồi trên xe: một hình thức bảo hiểm tự nguyện, sẽ chịu trách nhiệm bồi thường về thương tật thân thể hoặc tử vong cho người mua bảo hiểm khi đang ở trên xe, khi lên xe hoặc khi xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông. Phí bảo hiểm ô tô và số tiền bảo hiểm sẽ được ghi trong hợp đồng thỏa thuận giữa chủ xe và công ty bảo hiểm.


bảo hiểm ô tô tránh rủi ro khi có tai nạn

Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý, bảo hiểm tai nạn người lái xe và người ngồi trên xe sẽ không được chi trả và bồi thường trong các trường hợp sau:

  • Người được bảo hiểm điều khiển xe cố ý gây tai nạn
  • Người được bảo hiểm điều khiển xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (chỉ áp dụng với lái xe)
  • Trong khi điều khiển phương tiện, lái xe có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích tượng khác hoặc có nồng độ cồn, rượu bia trong máu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của pháp luật.
  • Người được bảo hiểm đánh nhau, hoặc đánh một bên thứ 3. Trừ trường hợp được công an xác định là hành động tự vệ chính đáng.
  • Người được bảo hiểm gặp vấn đề về sức khỏe như: Bị cảm đột ngột, trúng gió, đang mang bệnh (bao gồm cả bệnh truyền nhiễm). Người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn, đồ uống hoặc ngộ độc thuốc.

Nếu mua cùng lúc 2 loại bảo hiểm TNDS bắt buộc và bảo hiểm vật chất, sẽ được gọi là “bảo hiểm 2 chiều“. Đây cũng là phương án bảo hiểm được đại đa số các chủ xe mua nhiều nhất.

Ngoài ra, một số công ty bảo hiểm còn cung cấp thêm những loại hình bảo hiểm vật chất xe ô tô mở rộng, chẳng hạn như bảo hiểm mất cắp bộ phận, bảo hiểm xe bị ngập nước – thuỷ kích, bảo hiểm gián đoạn sử dụng xe… để khách hàng lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.

3. Quy trình bồi thường bảo hiểm ô tô​

Khi gặp sự cố hay tai nạn liên quan đến phương tiện nói chung, không phải ai cũng biết rõ về thủ tục thanh toán bảo hiểm ô tô như nào để được đền bù bảo hiểm ô tô nhanh chóng, đảm bảo đầy đủ quyền lợi của mình. Không ít trường hợp chủ xe bị giảm trừ bồi thường (còn gọi là chế tài) hoặc từ chối bồi thường, khiến cho những trải nghiệm về bảo hiểm trở nên không được như mong đợi.

Để có thể nhận được đền bù bảo hiểm ô tô nhanh từ công ty bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình, bạn cần phải nắm được quy trình bồi thường bảo hiểm ô tô và hiểu rõ mọi vấn đề liên quan.

Bước 1: Thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm qua đường dây nóng ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm và thực hiện theo các chỉ dẫn.


bảo hiểm ô tô

Đồng thời, các chủ xe thực hiện ngay việc làm cần thiết để ngăn ngừa tổn thất xảy ra thêm như cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất (trừ trường hợp bất khả kháng). Trường hợp tai nạn nặng, gây thiệt hại cho bên thứ 3 hoặc bị bên thứ 3 gây ra thì cần báo cho cơ quan CSGT, nhưng nếu tai nạn tự gây mà không liên quan đến bên khác thì chủ xe chỉ cần gọi cho hotline bảo hiểm là đủ.

Tùy mức độ nặng/nhẹ của thiệt hại mà Công ty bảo hiểm quyết định cử giám định viên đến hiện trường hay không, Chủ xe hãy làm theo chỉ dẫn của Công ty bảo hiểm.

Bước 2: Đưa xe vào garage sửa chữa theo chỉ định của Công ty bảo hiểm hoặc garage chủ xe yêu cầu trong trường hợp có tham gia điều kiện Lựa chọn cơ sở sửa chữa chính hãng


baohiem_oto_05-1024x683.jpg

Bước 3: Điền vào thông báo tai nạn và Yêu cầu bồi thường theo mẫu của công ty bảo hiểm. Chủ xe lưu ý đọc lại các nội dung trong thông báo trước khi thống nhất và ký biên bản giám định do cán bộ giám định của bảo hiểm lập. Nếu trong nội dung thông báo có bất ký thông tin nào gây ra bất lợi cho chủ xe thì hãy dừng ký và liên hệ ngay với các chuyên gia hỗ trợ bảo hiểm để được hướng dẫn miễn phí.

Chủ xe cung cấp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của giám định viên gồm: Đăng ký xe, chứng nhận bảo hiểm, sổ đăng kiểm, giấy phép lái xe của người điều khiển xe khi xe gặp tai nạn. Đồng thời, chủ xe phối hợp với Công ty bảo hiểm thu thập các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn của cơ quan công an.


baohiem_oto_01-1024x683.jpg

Cung cấp các tài liệu cần thiết theo hướng dẫn Công ty bảo hiểm để chuyển quyền đòi bồi thường từ bên gây thiệt hại cho xe được bảo hiểm trong trường hợp thiệt hại liên quan đến lỗi của bên thứ ba. Trường hợp chủ xe không thực hiện việc chuyển quyền đòi bồi thường hoặc tự thỏa thuận bồi thường với bên thứ ba, Công ty bảo hiểm sẽ chế tài một phần số tiền bồi thường tương ứng với phần trách nhiệm của bên thứ ba.

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận