Ban đầu, nhà sáng lập của Lotus, ông Colin Chapman chỉ đơn giản là nâng cấp những chiếc xe thể thao thông thường để chúng có thể cạnh tranh tốt hơn trong các cuộc đua, tuy nhiên, ông lại dần trở thành một trong những kỹ sư đáng ngưỡng mộ nhất trong lĩnh vực này. Chiếc xe đầu tiên mà Chapman làm việc là Austin Seven đời 1928, được nâng cấp để tham gia vào các cuộc đua vượt địa hình. Lợi nhuận thu về từ dự án đó đủ để ông tạo ra chiếc xe của riêng mình và đặt tên nó là Lotus vào năm 1948.
Kể từ đó, ông cùng đội ngũ của mình dần trở nên nổi tiếng với những phát minh sáng tạo nhưng không phạm luật của các giải đua và giúp đánh bại các đối thủ trong cuộc đua với cách biệt cực lớn. Năm 1952, Chapman thành lập công ty cơ khí Lotus để bán những nâng cấp của ông cho Lotus 6. Đến năm 1957, chiếc Lotus 7 đã mang ông đến với các giải đua Formula trước khi tạo nên bước cải tiến vượt bậc cùng John Cooper tại F1 không lâu sau. Cũng trong thời gian đó, Lotus bắt đầu tiến vào thị trường xe thể thao với những mẫu xe đầu tiên được chính họ sản xuất và cũng bán công nghệ cho các hãng khác.
Chapman mất vào năm 1982 và ông đã để lại cho thế giới đua xe một loạt các di sản đáng chú ý, bao gồm cả hệ thống treo MacPherson, khung gầm monocoque nguyên khối cũng như “hiệu ứng mặt đất” trong lĩnh vực khí động học và châm ngôn “thêm vào để nhẹ hơn” cho những chiếc Lotus của mình. Cùng với đó, những chiếc xe thương mại của Lotus cũng rất đáng được chú ý, nhất là những chiếc xe dưới đây.
Lotus Elan Sprint
Lotus Elan S1 ra mắt vào năm 1962 và trở thành một trong những chiếc xe truyền cảm hứng nhất từ trước đến nay. Chiếc MX-5 của Mazda được phát triển trên nền tảng của nó và thậm chí là siêu xe trị giá sáu chữ số của Gordon Murray, chiếc McLaren F1 cũng không có được cảm giác lái tốt như mẫu xe này. Nó cũng là chiếc xe đầu tiên của Lotus dùng khung gầm bằng thép và thân xe bằng sợi thủy tinh, nhờ đó đạt trọng lượng chỉ 640 kg. Lotus trnag bị cho mẫu xe này động cơ 1,5 lít với cam kép, xu-páp lớn tạo công suất cực đại 126 mã lực ở bản Sprint ra mắt năm 1971.
Lotus Evora GT
Evora GT là mẫu xe định hình cho nguyên lý phát triển sản phẩm của hãng, nó nhẹ, nhanh, chính xác và mạnh mẽ. Cùng với đó, nó là một chiếc xe thể thao với khả năng mang đến sự thoải mái cho những chuyến đi làm hằng ngày. Không chỉ có bản tiêu chuẩn, nó còn được nâng cấp lên bản 400 và cao nhất GT430 và GT tại Bắc Mỹ. Xe dùng động cơ Toyota V6 tăng áp, tạo công suất cực đại 416 mã lực và 430 Nm mô-men xoắn.
Lotus Essex Turbo Esprit
Chiếc S2 Essex Turbo Esprit là mẫu xe đầu tiên được nâng cấp khí động học chính hãng bởi Giugiaro và cũng là chiếc Lotus đầu tiên được gắn động cơ tăng áp từ hãng. Động cơ 910 của nó có thiết kế các-te khô, tạo công suất cực đại 210 mã lực và 271 Nm mô-men xoắn. Cùng với đó, Lotus cũng nâng cấp lại khung gầm, cải thiện độ cứng 50% và cải thiện hệ thống phanh. Xe cũng sở hữu màu sơn đặc biệt với cảm hứng từ hãng dầu Essex. Tổng cộng, chỉ có 45 chiếc được sản xuất với màu sơn này, thực tế, Lotus vẫn bán xe với màu sơn tiêu chuẩn.
Lotus Europa Special
Được sản xuất từ năm 1966 đến năm 1975, chiếc Europa khi đó được thiết kế để trở thành một chiếc coupe với động cơ đặt giữa và giá bán dễ chịu. Một trong những điểm nhấn của nó là động cơ Renault 1.5 lít để giúp xe vừa nhẹ vừa rẻ. Vào năm 1971, Lotus ra mắt Europa Twin Cam với động cơ Lotus-Ford cam kép, dung tích 1.5 lít và công suất tối đa 105 mã lực. Tiếp theo, động cơ “Big Valve” được mang lên mẫu xe này với công suất 126 mã lực. Phiên bản Special được ra mắt nhằm kỷ niệm thành công của đội đua tại giải Công thức 1. Bản này được nâng cấp với bộ tem JPS, hộp số 5 cấp và giới hạn chỉ 100 chiếc.
Lotus Elise Cup 240 Final Edition
Lotus ra mắt Elise vòa năm 1996, tức 25 năm trước. Vào năm nay, hãng sẽ dùng sản xuất mẫu xe này và thay thế bằng một dòng xe mới vừa được ra mắt cách đây không lâu là Emira. Để kỷ niệm khoảng thời gian đó của chiếc xe này, Lotus đã ra mắt phiên bản Final Edition với những trang bị đặc biệt.
Bản Elise Sport 240 Final Edition được trang bị động cơ bốn xy-lanh, dung tích 1.8 lít của Toyota nhưng được trang bị thêm bộ siêu nạp, tạo ra công suất cực đại 240 mã lực và 244 Nm mô-men xoắn. Sức mạnh này được truyền đến bánh sau thông qua hộp số sàn, nhờ đó xe có thể tăng tốc lên 96 km/h trong 4,1 giây. Nhiều chi tiết trên xe được làm bằng sợi carbon hoặc vật liệu nhẹ giúp giảm khối lượng như ốp thân xe, nắp động cơ, cửa sổ sau bằng polycarbonate, ắc-quy Li-ion… Với những trang bị này, chiếc Elise Sport 240 Final Edition sẽ có khối lượng chỉ 898 kg thay vì 922 kg.
Lotus Exige Cup 430 Final Edition
Giống với Elise, Exige cũng là một trong những mẫu xe lâu đời nhất của thương hiệu này ở thời điểm hiện tại với tuổi đời lên đến 20 năm. Nó cũng là một phần trong chương trình cắt giảm các mẫu xe dùng động cơ đốt trong của hãng và phiên bản Final Edition được ra mắt là lẽ tất yếu.
Lotus Exige Cup 430 với thiết kế khí động học cùng với đó là động cơ V6 3.5 lít siêu nạp được tinh chỉnh được tinh chỉnh. Khối động cơ V6 siêu nạp trên bản này được tinh chỉnh để tạo ra công suất cực đại 430 mã lực và 427 Nm mô-men xoắn. Bên ngoài, ngoại thất của xe được thiết kế với nhiều chi tiết khí động học tăng cường giúp tạo ra 171 kg lực ép ở tốc độ cao. Xe có khả năng đạt tốc độ 100 km/h từ vị trí đứng yên trong 3,2 giây và tốc độ tối đa có thể đạt được là 280 km/h.
Vì là phiên bản hiệu năng cao hướng đến khả năng vận hành tối ưu trên đường đua, Lotus đã sử dụng sợi carbon đạt chuẩn xe đua ở cản trước, nắp ca-pô, mui xe, ốp khuếch tán cũng như cánh gió cố định phía sau. Thanh giằng chống lật điều chỉnh tay Eibach cũng được trang bị ở cả phía trước và phía sau của xe. Lotus Exige Cup 430 sử dụng lốp Michelin Pilot Sport Cup 2, phanh AP Racing bốn piston và cuối cùng là hệ thống ống xả hiệu năng cao được làm bằng vật liệu titan.
Lotus Elise GT1
Chiếc xe này thực chất được chế tạo để tham gia vào giải đua FIA GT Championship năm 1997 tại phân khúc GT1, tuy nhiên, vẫn có một chiếc được “đường phố” hóa. Xe được trang bị động cơ Lotus Type 918 V8, dung tích 3.5 lít, cùng với đó là khung gầm nâng cấp cứng cáp hơn trong khi thân xe bên ngoài được làm bằng sợi carbon và Kevlar. Nhờ đó, xe có được công suất cực đại 542 mã lực và chỉ nặng 1.050 kg. Đến nay, tung tích của chiếc Elise GT1 độc nhất vô nhị vẫn còn là bí ẩn.
Lotus 3-Eleven
3-Eleven là chiếc xe có tỉ lệ công suất/trọng lượng tốt nhất của hãng, đạt 467 mã lực/tấn. Bản 430 Edition có công suất 430 mã lực và chỉ nặng 920 kg, sử dụng động cơ V6 3.5 lít siêu nạp. Chiếc xe được phát triển để mang lại cảm giác tốt nhất trên đường đua nhưng vẫn có thể hợp pháp lăn bánh trên đường phố công cộng. Nó có được khả năng tăng tốc lên 100 km/h trong chỉ 3,1 giây, ngang với những chiếc siêu xe đắt tiền nhưng đảm bảo sẽ mang đến trải nghiệm thú vị hơn chúng.
Lotus Evija
Lotus Evija là mẫu siêu xe chạy điện đầu tiên của Lotus, nó sở hữu bốn động cơ điện tại bốn bánh xe, mỗi động cơ có thể tạo ra 493 mã lực với tổng công suất ở mức 1.973 mã lực. Sức mạnh này có thể giúp xe tăng tốc lên 100 km/h trong chỉ 3 giây, lên 200 km/h trong 6 giây và đạt 300 km/h trong chưa đầy 10 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 360 km/h. Mỗi động cơ điện có thể được tối ưu hiệu suất nhằm tạo ra lực bám tối ưu cho xe khi vận hành.
Xe sử dụng viên pin dung lượng 70 kWh, cung cấp khả năng vận hành ở quãng đường lên đến hơn 400 km cho một lần sạc. Giống với những mẫu xe điện hiện đại khác, Lotus Evija sẽ được tích hợp công nghệ sạc nhanh với khả năng sạc đầy viên pin trong vòng 9 phút khi sử dụng bộ sạc công suất 800 kW hoặc sạc 80% pin trong vòng 12 phút khi sử dụng bộ sạc 350 kW thông thường.
Lotus sẽ sản xuất tổng cộng 130 chiếc Evija, tương ứng với 130 mẫu xe mà hãng đã ra mắt trong suốt lịch sử của mình. Giá bán của mẫu xe này ở vào mức 1,7 triệu Bảng mỗi chiếc.
Lotus Elite (Type 75)
Chiếc Elite nguyên bản là một chiếc coupe hai chỗ ra mắt vào năm 1957 và cũng là chiếc xe tiên phong sử dụng vật liệu sợi thủy tinh làm khung gầm monocoque ở xe thương mại. Đặc biệt hơn, Lotus không thu về bất cứ đồng nào, họ thậm chí lỗ trên mỗi đầu xe bán ra. Ngược lại, Type 75 Elite thực sự rất thú vị. Ở bản này, nó là một chiếc estate bốn chỗ được tạo thành từ công nghệ sợi thủy tinh đúc khuôn vốn chỉ được sử dụng để đóng tàu. Không chỉ có bốn chỗ, chiếc xe cũng có được cảm giác lái như một chiếc Lotus thực thụ và hộp số tự động, một tùy chọn hiếm có trên một chiếc xe của hãng này.
Lotus Carlton
Lotus Carlton thực chất được sản xuất bởi Vauxhall và tinh chỉnh bởi Lotus, được gọi với cái tên Omega hay Type 104 ở một số thị trường khác. Chiếc xe đã từng cho cảnh sát Anh “hít khói” khi được sử dụng trong một vụ phạm pháp và nhanh chóng cắt đuôi xe cảnh sát trên đường tháo chạy. Khác với những chiếc xe cùng phân khúc, Carlton không bị giới hạn tốc độ. Vì thế, động cơ I6 tăng áp kép của xe có thể giúp nó tăng tốc lên 100 km/h trong chỉ 5,2 giây, đạt tốc độ tối đa 284 km/h. Số 1 của xe có thể đạt tốc độ 88 km/h và nó cũng có khả năng thực hiện một cú 0 – 124 km/h – 0 trong chỉ 17 giây.
Chỉ có 950 chiếc được sản xuất mặc dù ban đầu kế hoạch là 1.100 chiếc. Lotus Carlton chỉ được bán ra với màu sơn Imperial Green. Hiện tại, giá bán của mẫu xe này trên thị trường xe cũ rơi vào khoảng 85.000 USD đến 100.000 USD tùy vào tình trạng của xe.
Tham khảo CarBuzz