Người kỹ sư đó là Ferdinand Karl Piech – CEO và chủ tịch của tập đoàn Volkswagen lúc bấy giờ. Ông đã vẽ ý tưởng của mình trên một phong bì trong chuyến tàu đó, một ý tưởng về lâu dài của một khối động cơ lớn đủ sức để thay đổi phân khúc siêu xe thể thao. Ý tưởng đó sau này đã cùng ông và kỹ sư trưởng bộ phận động cơ của VW – Karl-Heinz Neumann thảo luận tại trụ sở không lâu sau đó. Từ chiếc phong bì đó, khói động cơ 18 xi-lanh lần đầu được phác thảo và một dự án phát triển kéo dài gần 10 năm bắt đầu. Kết quả của dự án đó là chiếc hypercar đầu tiên được ra mắt, đó là Bugatti Veyron với động cơ 16 xy-lanh, công suất 1.000 mã lực và tốc độ tối đa trên 400 km/h.
Ý tưởng – khối động cơ phi thường
Ban đầu, Piech chỉ phác thảo vè ý tưởng cho khối động cơ: đó phải là một động cơ mạnh nhất, mạnh hơn tất cả những động cơ xe con đang có mặt trên thị trường. Ban đầu, họ dự tính sẽ là động cơ 18 xi-lanh. Với đam mê của mình, Piech coi động cơ như yếu tố trọng tâm của chiếc xe, một trái tim hoàn hảo, khỏe mạnh. Với đam mê của mình, ông đã chế tạo ra một động cơ 18 xi-lanh từ ba động cơ VR6 của Volkswagen với góc nghiêng giữa các hàng là 60 độ. Động cơ của ông khi đó có dung tích 6,25 lít, tạo ra công suất 555 mã lực, hoạt động trơ tru và đã đủ điều kiện để trở thành “trái tim” của những chiếc sedan, coupe sang trọng.
“Những ý tưởng xuất sắc Ferdinand Piech vào năm 1997 là minh chứng cho một bộ óc kỹ sư tuyệt vời. Giống như khái niệm đáng kinh ngạc về động cơ mạnh mẽ, ông cũng là động lực thúc đẩy sự hồi sinh của thương hiệu Bugatti tại chính quê nhà của nó, thành phố Molsheim, Pháp”, Stephan Winkelmann, Chủ tịch hiện tại của Bugatti chia sẻ. “Nhìn lại, tôi muốn trở thành người trả tiền cho ông ấy và các nhân viên của ông vào thời điểm tôi tôn trọng ông nhất. Họ đã thể hiện sự can đảm, năng lượng và niềm đam mê trong việc hồi sinh thương hiệu đặc biệt này. Một số nhân viên đầu tiên hiện vẫn còn làm việc với chúng tôi đến thời điểm này”.
Tìm kiếm thương hiệu xứng tầm với động cơ
Ferdinand Karl Piech
Động cơ đã xong, việc tiếp theo là tìm kiếm một thương hiệu xứng tầm có thể sở hữu động cơ này. Ban đầu, Ferdinand Piech đã quyết định chọn một là Bentley, hai là Rolls-Royce, hai thương hiệu xe sang có lịch sử lâu đời trong ngành công nghiệp xe với những phát minh, công nghệ đi trước thời đại cùng sự sang trọng ở cấp độ cao nhất. Tuy nhiên, chuyện chẳng mấy tốt đẹp khi Piech cùng gia đình đi nghỉ lễ Phục sinh tại Majorca vào năm 98, đó là khi BMW thắng VW trong việc sở hữu thương hiệu Rolls-Royce và đó là cũng là khi Piech bén duyên với Bugatti khi con trai ông tặng ông mô hình một chiếc Bugatti 57 SC.
Ngay sau đó, ông tự mua cho mình chiếc xe mô hình thứ hai và tặng nó cho Jens Neumann, khi đó là thành viên của Ban điều hành Chiến lược tập đoàn, Kho bạc, Pháp lý và Tổ chức. Ông đã trình bày ý kiến của mình tại cuộc họp hội đồng đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh – với yêu cầu kiểm tra các quyền của thương hiệu đến từ Pháp và mua chúng nếu có thể. Đúng vào thời điểm đó, Bugatti đang được doanh nhân Romano Artioli rao bán do gặp phải những khó khăn khi tiếp cận khách hàng, nhất là khi nền kinh tế đang suy thoái. Điều gì đến cũng đã đến, Volkswagen đứng lên thay Artioli tiếp quản những di sản của Ettore Bugatti vào năm 1998.
Romano Artioli và Bugatti EB 110 SC
Kế hoạch của Ferdinand Piëch sau khi mua lại cũng khá đơn giản: đưa thương hiệu trở lại đỉnh cao vào thời hoàng kim của nó ở những năm 1920 và 1930, trên đỉnh của thế giới xe. Ông đã có một chiếc xe được thiết kế riêng, phát triển từ ý tưởng về động cơ và mua được thương hiệu phù hợp. Điều này khiến Piech hỏi bạn mình và nhà thiết kế ô tô huyền thoại Giorgetto Giugiaro tại Italdesign rằng liệu anh ta có thể tạo ra một concept phù hợp không, ông đã trả lời là có.
Những bản concent ban đầu
Trong hai năm, Bugatti đã mang đến ba bản concept của chiếc xe mà hãng sắp sản xuất. Bắt đầu với EB 118 và EB 218, hai chiếc xe sang bốn cửa, được trang bị khung nhôm, hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian và hệ thống treo đa liên kết. Chúng đều được trang bị động cơ W18 6,25 lít của Piech, tạo ra công suất 555 mã lực. Sau đó, concept thứ 3 có tên EB 18/3 Chiron ra mắt, lần này là một chiếc xe thể thao hai cửa, tuy nhiên những đặc điểm nổi bật của hai chiếc xe trước vẫn được sử dụng lại.
Tokyo Motor Show 1999, Bugatti đã ra mắt concept thứ tư của mình. Lần này, nó được thiết kế bởi Hartmut Warkuß và nhà thiết kế trẻ tuổi Jozef Kabaň. Veyron EB 18/4 được các chuyên gia và khách hàng đánh giá rất cao, do đó thiết lập nên các yếu tố cơ bản của thiết kế trong tương lai. Tiền đề của Ferdinand Piech rất rõ ràng: “Một chiếc Bugatti phải được nhận ra ngay lập tức ở mọi nơi và bởi mọi người”, giống với phương châm của Ettore Bugatti: “Nếu nó có thể bị mang ra so sánh, thì đó không phải là một chiếc Bugatti”.
-
Bugatti EB 18/3 Chiron
-
Veyron 18/4
Tại Geneva Motor Show năm 2000, Piech cho biết Bugatti đã lên kế hoạch chế tạo một chiếc xe có công suất trên 1.000 mã lực.Với chiếc Bugatti mới, chủ sở hữu không chỉ có thể trải nghiệm hiệu suất chưa từng có, tốc độ hơn 400 km/h và tăng tốc từ 0 đến 100 trong chưa đầy ba giây trên đường phố và trường đua, bằng đúng một bộ lốp mà khách hàng có thể sử dụng để đi lại thông thường.
Quyết định được đưa ra – 2001
Bugatti EB 16·4 Veyron
Khi Bugatti EB 16·4 Veyron gần như được giới thiệu lần đầu tại Paris vào tháng 9 năm 2000, các con số đã thay đổi. Thay vì sử dụng động cơ 18 xi-lanh, các kỹ sư đã quyết định sử dụng động cơ 16-xi-lanh với cấu hình W. Nó nhỏ gọn như một động cơ V cổ điển và nhẹ hơn. Hai động cơ V8 được bố trí với góc nghiêng 90. Điều này giúp cấu hình này có thể có dung tích động cơ trên 7 lít và tăng cường sức mạnh bằng các bộ tăng áp. Sau khi quyết định trang bị bốn bộ tăng áp, động cơ tạo ra hơn 1.000 mã lực, đi cùng hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian, cho phép phóng chiếc xe lên tốc độ hơn 400 km/h. Năm 2001, Bugatti công bố việc sản xuất thương mại Veyron sẽ diễn ra với số lượng giới hạn. Xe thương mại sẽ sử dụng động cơ 16 xi-lanh, dung tích 8.0 lít sẽ cung cấp 1.001 mã lực và mô-men xoắn 1.250 Nm.
Bugatti Veyron 16.4
Sau khi hệ dẫn động và tên gọi được quyết định, các kỹ sư của Bugatti lại phải chú tâm vào công việc mới, tạo ra ngoại hình hài hòa giữa vẻ đẹp, sự sang trọng và sức mạnh của động cơ. Chiếc xe khi đó cũng sở hữu những thông số cực kỳ ấn tượng, như tăng tốc từ 0 – 100 km/h trong 2,5 giây, tốc độ tối đa đạt 407 km/h. Con số này cực kỷ quan trọng với F.K.Piech vì nó là chiếc xe đầu tiên vượt qua chiếc Porsche 917 PA sau gần bốn mươi năm.
“Veyron đã đưa Bugatti vào một chiều không gia mới, chưa từng có trước đây”, Stephan Winkelmann chia sẻ. “Chiếc hypercar này hồi sinh thương hiệu với lý tưởng của Ettore Bugatti. Ông ấy biến cơ khí thành nghệ thuật và luôn tìm kiếm sự hoàn hảo trong bất cứ việc gì ông làm”.
Bugatti