Trang chủ » Nhìn lại lịch sử của Porsche 911 – thế hệ đầu tiên

Chia sẻ bài đăng này

Trong Nước

Nhìn lại lịch sử của Porsche 911 – thế hệ đầu tiên

Dòng xe thể thao biểu tượng của nhà sản xuất Porsche, không chỉ đại diện cho sự vận hành tối ưu, tinh hoa công nghệ của nước Đức mà còn là giá trị vượt thời gian khiến biết bao tín đồ tốc độ thổn thức. Ngoại hình ‘bảo thủ’ khiến nhiều người nhận xét nó chẳng khác tiền bối ra đời hơn ½ thế kỉ trước là bao, tuy thế nhưng chiếc xe mang lại cảm giác lái chính xác cùng những cảm xúc khó tả cho người lái. Ngoài ra, chiếc xe thứ 1 triệu lăn bánh khỏi nhà máy vào tháng 5 năm 2017 biến nó trở thành một trong những dòng xe thể thao thành công nhất trên thế giới. Bạn đã đoán ra chưa ? Không ai khác đó chính là dòng 911 huyền thoại của nhà Porsche.

911 là dòng xe thể thao 2+2 được Porsche tạo ra với mục đích nhằm thay thế dòng 356. Tuy nhiên, ban đầu thì xe được Porsche dự định bán dưới cái tên là 901 – vâng, bạn không nghe nhầm đâu – là 901, chính là mã số dự án nội bộ của xe. Vậy nguyên cớ nào khiến nó trở thành 911 như ngày nay?


Nhìn lại lịch sử của Porsche 911 – thế hệ đầu tiên

Porsche 901 (Porsche AG)

Khi xe lần đầu ra mắt vào năm 1963, hãng Peugeot của Pháp đã lên tiếng khiếu nại với Porsche rằng chính họ mới có quyền sở hữu những tên xe có 3 chữ số, với số 0 ở giữa tại thị trường Pháp. Tất nhiên chẳng ai muốn rắc rối nên Porsche liền thay đổi từ tên gốc sang 911 thay vì chỉ thay đổi tên cho riêng thị trường Pháp, vì vốn dĩ dây chuyền sản xuất đã bắt đầu hoạt động trước khi có ý kiến từ Peugeot, và 82 xe đã hoàn thành vẫn còn mang số phụ tùng gốc của 901 nhiều năm sau đó. Porsche chính thức công bố rằng 82 chiếc 901 nguyên bản được sử dụng cho thử nghiệm và trưng bày, và thực ra Porsche chưa bao giờ bán bất cứ chiếc 901 nguyên bản cho một cá nhân nào ngoài thị trường cả.

Thế hệ đầu tiên (1963 –
1973)

Ra mắt công chúng lần đầu vào mùa thu 1963 tại Frankfurt Motor Show, kẻ thay thế dòng 356 khá thành công của Porsche có kích thước to hơn, mạnh hơn, tiện lợi hơn, vận hành tốt hơn trên đường đua thậm chí khi so với những đối thủ cùng thời. Lắp ráp tại Leipzig, Đức, xe trang bị động cơ boxer đặt sau 6 xilanh, làm mát bằng không khí với dung tích 2 lít cho công suất khoảng 130 mã lực với tốc độ tối đa vào khoảng 210 km/h. Từ 1963 cho đến 1973, có khoảng gần 112,000 chiếc 911 tất cả phiên bản đã đến tay khách hàng.

Điều khiến cho 911 trở nên khác biệt chính là kiểu dáng của nó, không giống với bất cứ đối thủ nào ở thời điểm đó cộng thêm chiều dài cơ sở ngắn, trọng lượng xe dồn về phía sau do thiết kế, giảm xóc sau độc lập linh hoạt. Rõ ràng ngay từ ban đầu, 911 đòi hỏi người lái phải biết rõ mình muốn làm gì, lí do là bởi thiết kế máy sau, trục xe ngắn cộng thêm giảm xóc sau độc lập, 911 là một chiếc xe rất dễ bị ‘văng đuôi’. Thực ra Porsche cũng đã thử rất nhiều biện pháp kĩ thuật như thêm những khối cao su phía cản trước nhằm làm tăng khối lượng đầu xe, ay như tăng chiều dài trục xe, nhưng tất cả đều không ăn thua. Tuy nhiên chính vì thế mà đây lại là một ‘đặc sản’ rất riêng của dòng 911 mà rất nhiều tay lái ưa thích, tất nhiên họ phải là những tay lái cứng cựa.

Những chiếc 911 trong thời kì này có dung tích động cơ tăng dần theo thời gian, từ 2.0 lít lên 2.4 lít (riêng Carrera RS 2.7 với số lượng sàn xuất nhỏ nên có thể không tính vào dạng xe thương mại). Cùng với đó là công suất cũng tăng từ nguyên bản 130 mã lực lên thành 190 -200 mã lực. Có thể chia các biến thể 911 theo thứ tự dung tích máy như sau:

1/
Máy 2.0 lít – series O,A, B (1964 – 1969)

2/ Máy 2.2 lít – series
C,D (1969 – 1971)

3/ Máy 2.4 lít – series E, F (1971 –
1973)

4/ Máy 2.7 lít – Carrera
RS (1973 – 1974
)

Porsche 911 ngay
khi vừa được giới thiệu đã tạo được tiếng vang rất lớn. Nhiều công ty độ xe đã
bắt tay ‘mông má’ cho 911 để tham dự các giải đua tốc độ và mang lại không biết
bao nhiêu chiến thắng khiến cho huyền thoại về 911 bắt đầu từ đây. Sau đây là một
số mẫu 911 đáng chú ý từ thời điểm ra mắt cho đến kết thúc thế hệ thứ nhất:

+ Porsche 912

Khi dòng 356 ngừng sản xuất vào năm 1965, vẫn còn nhu cầu cho dòng xe 4 xi lanh, nhất là tại Mĩ, và thế là Porsche 912 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu ấy, 912 thực ra vẫn là một chiếc 911 nhưng lại dùng máy 4 xi lanh từ chiếc 356 với công suất 90 mã lực. Tổng cộng Porsche đã sản xuất trên 32,000 chiếc 912. Kiểu dáng, khả năng vận hành đi đôi với chất lượng hoàn thiện từ Porsche, sự tin cậy và mức giá hợp lí đã giúp cho 912 lôi kéo rất nhiều khách hàng, khỏa lấp khoảng trống giữa 911 và 356.


3-1024x576.jpg

Porsche 912 (Porsche AG)

+ 911S

Vào năm 1966, Porsche giới thiệu tiếp một phiên bản mới là
911S với công suất mạnh hơn 30 mã lực, lên thành 160 mã lực., đánh dấu biến thể
chính thức đầu tiên của nhà 911. 911 S – ‘ S’ là viết tắt của Super – mang
trong mình những cải tiến mới về sức mạnh như hệ thống van mới lớn hơn, tỉ số
nén cao hơn. Bên cạnh đó còn thêm thanh giằng cho hệ thống chassis, giảm xóc
Koni và mâm Fuchs 5 chấu đặc trưng trọng lượng nhẹ và phanh đĩa tản nhiệt tất cả
các bánh thay cho phanh đĩa đặc như trước.


7-1-1024x575.jpg

1966 Porsche 911S với mâm bánh Fuchs 5 chấu đặc trưng (Supercars.net)

+ 911
Targa

Porsche trước ấy đã nghe phong
phanh thông tin là Ủy ban an toàn Cao Tốc Mĩ NHTSA sẽ cấm tất cả các xe thể
thao mui trần. Nhằm duy trì thị trường lớn như Mĩ, Porsche quyết định tung ra một
biến thể khác là Targa vào năm 1967. Targa được gắn với biệt danh “chiếc mui trần
an toàn đầu tiên trên thế giới” nhờ khung chống lật rộng 20cm phía trên ngay
sau khoang lái – thiết kế thông minh vẫn cho xe mang dáng dấp mui trần nhưng
không bị cấm về mặt kĩ thuật.


4-1024x681.jpg

1967 911S Targa (Pinterest)

1968 đánh dấu một chuyển biến khi quy định khí thải mới khiến cho 911S bị loại khỏi thị trường Mĩ, Porsche thích ứng khá nhanh khi giới thiệu 911L, thực ra vẫn là 911S nhưng sử dụng hệ truyền động từ 911 khiến cho xe có thể đáp ứng điều kiện nêu trên. Một biến thể khác nữa là bản xe đua 911R ra mắt năm 1967, với thân xe bằng sợi thủy tinh nhẹ, không có những trang bị sang trọng trong nội thất cộng thêm việc tinh giảm trọng lượng trên nhiều chi tiết khiến xe nhẹ hơn 911 tiêu chuẩn khoảng 230 kg trong khi lại cho công suất 210 mã lực. Ngoài 4 mẫu prototype, Porsche làm thêm 20 chiếc 911R trước khi dừng sản xuất vào năm 1968.


5-1024x681.jpg

1968 911R (wallpaperup)

+ Carrera RS

Ra mắt vào năm 1973, Carrera RS được giới sưu
tầm săn đón và xem đây là “chiếc 911 cổ điển tuyệt vời nhất”. RS đại diện cho
chữ Rennsport trong tiếng Đức – nghĩa là Racing Sport. Cái tên Carrera được đặt
cho xe nhằm vinh danh chiến thắng của Porsche tại cuộc đua Carrera Panamericana
vào những năm 1950.

Mục đích chính của Porsche khi làm ra Carrera
RS là để họ có thể tham gia vào những giải đua trong đó yêu cầu nhà sản xuất phải
sản xuất một số lượng nhỏ xe dân dụng – giống với xe tham dự giải đua – để bán
ra thị trường. Carrera RS vẫn mang động cơ boxer 6 xi-lanh, nhưng với dung tích
lên tới 2.7 lít cho công suất 210 mã lực tại vòng tua 6300 vòng/ phút, giảm xóc
tinh chỉnh, phanh lớn hơn, phun nhiên liệu Bosch và cánh gió sau ‘đuôi vịt’
không lẫn vào đâu được. Tổng cộng có khoảng 1580 chiếc được sản xuất, trong đó
49 chiếc Carrera RSR có dung tích máy 2.8 lít cho công suất 300 mã lực. Ngày
nay việc sở hữu một chiếc 1973 hay 1974 Carrera RS có thể mang lại cho bạn một
khoản tiền không dưới 1 triệu USD nếu xe còn trong điều kiện hoàn hảo. Đơn cử
như tại buổi đấu giá cùa nhà Soltheby’s tại Amelia Island diễn ra vào tháng 3
năm 2017, một chiếc Carrera RS 3.0 đời 1974 đã được bán cho tư nhân với mức giá
là 1,375,000 USD.


6-1024x768.jpg

1973 Carrera RS 2.7 với đuôi vịt đặc trưng (RM Sotheby’s)

Năm 1974, Porsche tiếp tục giới thiệu Carrera RS với dung tích máy được đôn lên thành 3.0 lít, trang bị phun nhiên liệu làm công suất xe tăng lên thành 230 mã lực. Carrera RS 3.0 có giá gần gấp đôi 1973 RS 2.7 nhưng được trang bị khá nhiều trang bị của xe đua nên giá cao cũng là điều dễ hiểu. Phiên bản đua Carrera RSR có chassis xe gần như giống với của 1973 Carrera RSR nhưng hệ thống phanh lại được lấy từ ‘con quái vật’ Porsche 917. Việc sử dụng những tấm kim loại mỏng cho thân xe và nội thất tối giản khiến cho trọng lượng toàn bộ xe chỉ khoảng 900 kg.


7.jpg

1974 Carrera RS 3.0 (Bonhams)

Porsche chỉ sản xuất một số lượng rất nhỏ hai phiên bản Carrere RSR và RSR Turbo cho mục đích đua tốc độ. Chiếc RSR Turbo xuất sắc về đích thứ hai tại Lemans 24h 1974, sự kiện có ý nghĩa quan trọng khi động cơ của 911 đã chứng minh sự bền bỉ và đặt nền móng cơ bản cho sự góp mặt trong tương lai của Porsche vào cuộc chơi tốc độ, và có thể xem là lời tuyên ngôn của Porsche cho kỉ nguyên Turbo đang chớm nở trong sân chơi tốc độ.


8-1024x668.jpg

Carrera RSR Turbo tranh tài tại Lemans 24h 1974 (Sports Car Digest)

Ảnh: Tổng hợp

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận