Trang chủ » Rolls-Royce Wraith Eagle VIII cực giới hạn cập bến Việt Nam

Chia sẻ bài đăng này

Trong Nước

Rolls-Royce Wraith Eagle VIII cực giới hạn cập bến Việt Nam


Rolls-Royce Wraith Eagle VIII cực giới hạn cập bến Việt Nam

Nếu so sánh về những dòng xe nào có nhiều phiên bản đặc biệt nhất, có lẽ dòng xe Rolls-Royce Phantom sẽ chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam với hàng loạt mẫu xe đến từ những bộ sưu tập độc đáo của Rolls-Royce hay thậm chí là cả các phiên bản được “thửa riêng” theo yêu cầu của chủ sở hữu. Dòng xe Wraith vốn đã khá ít tại Việt Nam, hơn nữa những phiên bản từ những bộ sưu tập độc đáo lại càng khó có cơ hội xuất hiện tại mảnh đất hình chữ S. Tuy nhiên, mới đây một chiếc Wraith thuộc phiên bản Eagle VIII giới hạn chỉ 50 chiếc trên toàn thế giới đã được một đơn vị nhập khẩu tư nhân đưa về nước đầy bất ngờ.


Rolls-Royce Wraith (2).JPG

Vừa qua, một đơn vị nhập khẩu tư nhân đã đăng tải hình ảnh của chiếc Rolls-Royce Eagle VIII đang ở trong container được cho là đã cập bến Việt Nam. Được biết, kể từ khi được ra mắt vào năm 2019, những chiếc Rolls-Royce Wraith Eagle VIII đã sớm được bán hết, chính vì thế mà để sở hữu một chiếc xe này chắc chắn không phải một điều đơn giản.


Rolls-Royce Wraith (3).JPG

Vào tháng 6/1919, chuyến bay đầu tiên xuyên Đại Tây Dương đã được diễn ra, chiếc máy bay khi ấy là một chiếc máy bay ném bom Vickers Vimy được nâng cấp, điều khiển bởi John Alcock và Arthur Brown đã thực hiện một chuyến bay thẳng từ bờ này đến bờ kia của Đại Tây Dương. Để kỷ niệm sự kiện mang tính lịch sử, Rolls-Royce đã ra mắt bộ sưu tập 50 chiếc Wraith “Eagle VIII” để kể lại câu chuyện lịch sử ở thời điểm 100 năm trước. Bộ sưu tập này được đặt tên theo động cơ máy bay Eagle VIII của Rolls-Royce, động cơ đã được sử dụng trên chiếc Vickers Vimy đã thực hiện chuyến bay lịch sử. Chiếc Vickers Vimy năm đó đã sử dụng hai động cơ loại này, mỗi động cơ có dung tích 20.5 lít, sản sinh 350 mã lực.


Rolls-Royce Wraith (4).JPG

Trên chuyến bay lịch sử này, hai người đàn ông đã phải nhìn các vì sao để bay đến Ireland vì hệ thống điện đàm, định vị đã gần như hư ngay lập tức khi họ vừa cất cánh khỏi St. John’s, Newfoundland. Suy cho cùng, trên chuyến bay đó chỉ có mỗi động cơ Eagle VIII của Rolls-Royce là hoạt động một cách trơn tru. Trên phiên bản đặc biệt này, Rolls-Royce “Eagle VIII” sẽ sở hữu ngoại thất hai tông màu “Gunmetal” và “Selby Grey” để tái hiện lại bầu trời đêm lúc chuyến bay được thực hiện. Lưới tản nhiệt được sơn đen, như một phần của động cơ cùng bộ mâm được hoàn thiện bóng với lớp phủ tối màu bên ngoài.


Rolls-Royce Wraith (6).JPG

Bên trong, nội thất được bộ phận Bespoke chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ghế ngồi và chi tiết được bọc da hai tông màu đen – Selby Grey, cùng với logo “RR” màu đồng được thêu trên tựa đầu. Một tấm ốp bằng đồng với trích dẫn câu nói của Churchill và gỗ bạch đàn hun khói (gia công kim loại bằng vàng và được dát bằng bạc và đồng). Những chi tiết trên tấm gỗ quý được đặt trên táp-lô nói trên thể hiện lại cảnh tượng ban đêm của mặt đất khi được nhìn từ trên không trung.


Rolls-Royce Wraith (5).JPG

Các yếu tố bespoke khác bao gồm các mặt được khâu bằng đồng của đường hầm trung tâm cung cấp một cái gật đầu cho Vickers Vimy có động cơ V12, nền đá của đồng hồ phát sáng màu xanh nhạt trong thời gian ban đêm (để phản ánh bảng điều khiển của máy bay bị đóng băng ở độ cao và ánh sáng duy nhất đến từ ánh sáng xanh lục của ánh sáng bảng điều khiển), và dĩ nhiên là đèn pha sao sáng độc đáo, tự hào không dưới 1.183 sợi ánh sao cho thấy sự sắp xếp thiên thể tại thời điểm chuyến bay năm 1919.


Rolls-Royce Wraith (7).JPG

Các yếu tố bespoke khác bao gồm các mặt được khâu bằng đồng cùng điểm nhấn V12 tại bệ tỳ tay trung tâm. Nền đá của đồng hồ sẽ phát sáng màu xanh nhạt vào ban đêm (để phản ánh bảng điều khiển của máy bay bị đóng băng ở độ cao và ánh sáng duy nhất xuất hiện lúc đó là ánh sáng xanh lục của bảng điều khiển).Một chiếc Rolls-Royce đặc biệt không thể thiếu hệ thống đèn trần tựa bầu trời sao đặc trưng của hãng. Trên chiếc xe này, bầu trời được tạo bởi không dưới 1.183 sợi bóng đèn, tái hiện lại quang cảnh thiên văn của chuyến bay năm đó.


Rolls-Royce Wraith (8).JPG

Bầu trời sao trong xe được mô phỏng vào lúc 0:17 phút, ngày 15/6/1919, tại vĩ độ 50″07′ Bắc, kinh độ 10″01′ Tây, lúc chiếc máy bay đã trải qua nửa chặng đường. Rolls-Royce Wraith được hãng xe sang Anh Quốc trang bị động cơ V12 tăng áp kép công suất 624 mã lực, dung tích 6.6 lít và mô men xoắn cực đại đạt 800 Nm. Nhờ hộp số tự động 8 cấp, Wraith chỉ mất 4,6 giây để tăng tốc từ 0-100 Km/h.


Rolls-Royce Wraith (10).JPG

Ảnh: Đỗ Huy

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận