Tuy nhiên, khi Bugatti chưa thể củng cố kỷ lục của Veyron Super Sport, thì đối thủ lớn nhất của họ – Koenigsegg đã nhanh tay cướp lấy danh hiệu này về cho mẫu Megacar Agera RS với tốc độ tối đa đạt được là 447 km/h. Đáp lại kỷ lục này, CEO của Bugatti – Stephan Winkelmann – lại không quan tâm lắm về vấn đề tốc độ và muốn hoàn thiện chiếc Chiron trên nhiều phương diện hơn thay vì chỉ là tốc độ tối đa.
“Với tôi, một buổi thử tốc độ tối đa không nằm trong danh sách những việc cấp thiết phải làm”, ông cho biết thêm: “Đối với tôi, xe hiệu suất cao có rất nhiều khía cạnh và Chiron ngoài việc là một chiếc hypercar còn là một chiếc xe có tầm ảnh hưởng nhiều hơn so với những chiếc siêu xe khác.”
Đã hơn hai năm kể từ khi Chiron lần đầu ra mắt thế giới. Sau Chiron, chúng ta đã có Divo, mẫu xe phát triển dựa trên Chiron nhưng có tốc độ tối đa không nhanh bằng, bù lại, nó được tinh chỉnh để ôm cua tốt hơn. Nhưng Bugatti cũng tỏ ra không mấy vui vẻ khi nói về tốc độ mà Veyron SS từng đạt được vào năm 2010. 431,48 km/h là một con số không quá cao ở thời điểm hiện nay, nhất là khi Chiron có thể dễ dàng đạt vận tốc giới hạn 420 km/h.
Thế tại sao Bugatti lại không thực hiện lần chạy đó một lần đi? Không ai biết lý do cả, ít nhất là với những người ngoài của Bugatti. Có lẽ như trong quá khứ, Bugatti đã muốn thực hiện khi sử dụng bàn đạp 42 giây để thực hiện 0-400-0 km/h vào tháng 9. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau, Chiron đã bị Koenigsegg với Agera RS “hạ bệ” tại chính kỷ lục này với thời gian nhanh hơn những 6 giây. Sau đó vài tuần, hãng xe đến từ Thụy Điển tiếp tục soái ngôi Bugatti để trở thành hãng xe thể thao nhanh nhất, và từ đó đến nay, Bugatti chưa hề muốn thực hiện thêm một kỷ lục nào nữa.
Buổi phỏng vấn với Stephan Winkelmann còn mang đến nhiều thông tin thú vị hơn. Để giữ được tính “giới hạn” của Chiron, bản mui trần Viteses và Supersport có thể sẽ không được ra mắt. Theo cách nào đó, Bugatti chỉ muốn tạo thêm những mẫu xe đó, nhưng với tên gọi khác.
Theo Motor1