So sánh Mitsubishi Xforce bản rẻ nhất với các đối thủ cùng phân khúc

0

Phiên bản rẻ nhất của Mitsubishi Xforce là GLX với mức giá chỉ 620 triệu đồng thể hiện ra sao trước những phiên bản tương ứng của các đối thủ trong phân khúc SUV hạng B tại Việt Nam?

Sau khi có thêm Mitsubishi Xforce chính thức gia nhập vào tháng 1/2024, nhóm xe gầm cao cỡ B tại Việt Nam lúc này đã tăng số lượng chủng loại lên tổng cộng 11 mẫu. Điều đó tuy làm cho thị trường thêm sôi động nhưng cũng khiến người mua xe dễ bị rối, không biết nên chọn xe nào phù hợp.

Sau đây sẽ là phần so sánh Xforce với một số đối thủ tiêu biểu trong phân khúc. Tiêu chí đặt ra là chỉ so sánh phiên bản cấp thấp nhất, có giá bán rẻ nhất của từng mẫu xe, nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng hiện không dư dả lắm về tài chính, nhất là trong bối cảnh kinh tế không mấy tích cực hiện nay.

Mẫu xeMitsubishi Xforce
GLX
Kia Seltos
1.6 Deluxe
Honda HR-V
G
Mazda CX-30
Luxury
Giá niêm yết tháng 1/2024 (VND)620 triệu604 triệu699 triệu699 triệu
Xuất xứNhập khẩu IndonesiaLắp ráp trong nướcNhập khẩu Thái LanLắp ráp trong nước
Lý do cần so sánh “Tân binh” phân khúc SUV hạng BRẻ nhất phân khúc SUV hạng B (không tính MG ZS vì là xe Trung Quốc)Thuộc thương hiệu Nhật nhưng luôn định giá cao hơn mặt bằng chung phân khúcLà mẫu SUV hạng B đúng nghĩa của Mazda, không phải CX-3 như quan niệm thông thường

NGOẠI THẤT

Mẫu xeMitsubishi Xforce
GLX
Kia Seltos 1.6 DeluxeHonda HR-V
G
Mazda CX-30 Luxury
Kích thước dài x rộng x cao4.390 x 1.810 x 1.660 mm4.315 x 1.800 x 1.645 mm4.330 x 1.790 x 1.590 mm4.395 x 1.795 x 1.540 mm
Chiều dài cơ sở2.650 mm2.610 mm2.610 mm2.655 mm
Khoảng sáng gầm219 mm190 mm196 mm175 mm
Bán kính vòng quay5.200 mm5.300 mm5.500 mm5.300 mm
Hệ thống treo trướcKiểu MacPhersonKiểu MacPhersonKiểu MacPhersonKiểu MacPherson với thanh cân bằng
Hệ thống treo sauThanh xoắnThanh xoắnThanh xoắnThanh xoắn
Đèn phaLEDLEDLEDLED
Đèn pha tự độngKhông
Đèn hậuLEDHalogenLEDLED
Gạt mưa tự độngKhôngKhông
Kích cỡ mâm17 inch17 inch17 inch18 inch
Kích cỡ lốp205/60 R17215/60 R17215/60 R17215/55 R18
Cốp đóng/mở điệnKhôngKhôngKhông

Các thông số về kích thước của Xforce cho thấy đây là mẫu xe thuộc hàng to lớn bậc nhất phân khúc, ngang ngửa CX-30 và trội hơn hẳn đa số các mẫu còn lại. Khoảng sáng gầm Xforce cũng lớn nhất, tuy nhiên bán kính vòng quay lại gọn gàng nhất. Điều này chứng tỏ Mitsubishi đã làm đúng với lời hứa hẹn “thiết kế Xforce cho Đông Nam Á” khi tối đa hóa kích thước xe nhưng vẫn nỗ lực đảm bảo sự linh hoạt khi vận hành trong đô thị đông đúc.

Đèn pha dùng bóng LED đã trở thành tiêu chuẩn trên các mẫu xe đời mới, ngay từ bản thấp nhất. Tuy nhiên không phải tính năng nào liên quan đến hệ thống đèn cũng đầy đủ, khi ở đây có thể thấy Xforce GLX thiếu tính năng đèn pha tự động, còn Seltos 1.6 Deluxe lại vẫn dùng bóng halogen cho đèn hậu. Gạt mưa tự động cũng vậy. Thậm chí chỉ CX-30 mới có cốp đóng/mở điện.

Kích cỡ lốp cũng đáng chú ý khi Xforce GLX được trang bị sẵn loại lốp có bề rộng ít nhất, dường như là một trong nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí. CX-30 thể hiện chất thể thao khi dùng lốp có tỷ lệ biên dạng chỉ 55% và có thêm thanh cân bằng ở hệ thống treo trước.

NỘI THẤT

Mẫu xeMitsubishi Xforce GLXKia Seltos 1.6 DeluxeHonda HR-V GMazda CX-30 Luxury
Chất liệu ghếNỉDaNỉDa
Ghế láiChỉnh cơChỉnh điện, nhớ vị tríChỉnh cơChỉnh điện, nhớ vị trí
Hàng ghế sauTùy chỉnh độ ngả lưng 8 cấp độLoại thườngGập phẳng 3 chế độLoại thường
Vô-lăng3 chấu3 chấu3 chấu3 chấu, bọc da
Lẫy chuyển số trên vô-lăngKhôngKhông
HUD kính láiKhôngKhôngKhông
Bảng đồng hồAnalogAnalog + màn hình 3,5 inchAnalogAnalog
Màn hình giải tríCảm ứng 8 inchCảm ứng 8 inchCảm ứng 8 inch8,8 inch
Kết nối Apple CarPlay/Android AutoCắm dâyCắm dâyCắm dâyCắm dây
Dàn âm thanh4 loa6 loa6 loa8 loa
Điều hòaChỉnh tay, điều khiển kỹ thuật sốTự động 3 vùng độc lậpTự động 1 vùngTự động 2 vùng độc lập
Cửa gió điều hòa ở hàng ghế sau
Phanh tay điện tử và giữ phanh tạm thờiKhông
Khởi động nút bấm
Chìa khóa thông minh
Sạc điện thoại không dâyKhôngKhôngKhôngKhông
Cửa sổ trờiKhôngKhôngKhôngKhông

Các phiên bản rẻ nhất trong danh mục sản phẩm của các mẫu xe thường được cắt giảm tối đa tiện ích trong nội thất và 4 ví dụ ở đây cũng không phải ngoại lệ.

Tuy nhiên khá thú vị khi lượng tiện ích trên Seltos 1.6 Deluxe có vẻ dồi dào hơn so với mức giá của nó. Ngược lại là HR-V G, dù giá bán ngang CX-30 Luxury nhưng lượng tiện ích thuộc hàng “bèo nhèo”, hầu như chỉ ngang Xforce GLX.

CX-30 Luxury trội hơn với vô-lăng bọc da, có tính năng HUD và dàn âm thanh nhiều loa nhất nhưng màn hình trung tâm lại không hỗ trợ cảm ứng. Seltos Deluxe là mẫu xe duy nhất thiếu tính năng phanh tay điện tử + Auto Hold.

VẬN HÀNH

Mẫu xeMitsubishi Xforce GLXKia Seltos 1.6 DeluxeHonda HR-V GMazda CX-30 Luxury
Loại động cơ1.5 MIVEC
Hút khí tự nhiên
Gamma 1.6 MPi
Hút khí tự nhiên
1.5 i-VTEC
Hút khí tự nhiên
Skyactiv-G 2.0
Hút khí tự nhiên
Loại nhiên liệuXăngXăngXăngXăng
Số xi-lanh4444
Dung tích xi-lanh1.5L1.6L1.5L2.0L
Công suất tối đa104 mã lực @ 6.000 vòng/phút121 mã lực @ 6.300 vòng/phút119 mã lực @ 6.600 vòng/phút153 mã lực @ vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại141 Nm @ 4.000 vòng/phút151 Nm @ 4.850 vòng/phút145 Nm @ 4.300 vòng/phút200 Nm @ 4.000 vòng/phút
Hộp sốTự động vô cấp CVTTự động biến mô 6 cấpTự động vô cấp CVTTự động biến mô 6 cấp
Dẫn độngCầu trướcCầu trướcCầu trướcCầu trước
Chọn chế độ láiKhông3
(ECO/ NORMAL/SPORT)
3
(ECON/ NORMAL/SPORT)
2
(bật/tắt chế độ Thể thao)
Dung tích bình nhiên liệu42 lít50 lít40 lít51 lít

Ngoại trừ CX-30 trội hơn vì dùng động cơ dung tích lớn hơn, ở 3 mẫu xe còn lại mặc dù dung tích động cơ gần ngang ngửa nhau nhưng thông số sức mạnh lại có độ chênh nhất định. Theo đó, động cơ 1.5L của Honda mạnh hơn máy 1.5L Mitsubishi và gần bằng với động cơ 1.6L tới từ Kia. Đây chính là điểm thể hiện rõ nhất sự khác biệt về nền tảng công nghệ giữa các hãng xe.

Chỉ duy nhất Xforce GLX thiếu đi chức năng chọn chế độ lái. Dung tích bình nhiên liệu của Seltos và CX-30 nhiều hơn, giúp yên tâm hơn khi đi hành trình dài.

AN TOÀN

Mẫu xeMitsubishi Xforce GLXKia Seltos 1.6 DeluxeHonda HR-V GMazda CX-30 Luxury
Số túi khí4247
Chống bó cứng phanh ABS
Phân bổ lực phanh điện tử EBD
Trợ lực phanh BAKhông
Hỗ trợ khởi hành ngang dốcKhông
Cân bằng điện tử
Công nghệ hỗ trợ kiểm soát bánh xe khi đánh láiActive Yaw ControlKhôngAgile Handling AssistG-Vectoring Control Plus
Camera lùi
Cảm biến lùiKhông
Ga tự động Cruise ControlKhôngKhôngThích ứngLoại thường
ADASKhôngKhôngHonda Sensing
– Phanh giảm thiểu va chạm
– Giảm thiểu chệch làn đường
– Hỗ trợ giữ làn đường
– Thông báo xe phía trước khởi hành
Không

HR-V nổi bật khi là mẫu xe duy nhất có trang bị các tính năng ADAS ngay từ bản cấu hình giá rẻ, trong đó có bao gồm cả tính năng ga tự động thích ứng. Trong khi đó, ở phần này thì Seltos Deluxe lộ rõ vì sao giá bán thấp, khi thiếu cả về số lượng túi khí, một số chức năng tưởng chừng là tiêu chuẩn (hỗ trợ khởi hành ngang dốc, trợ lực phanh BA…) cũng như công nghệ hỗ trợ kiểm soát bánh xe/đánh lái.

KẾT LUẬN

Ngay cả khi thiếu vắng nhiều tính năng “xịn xò” của những bản cao cấp hơn, Xforce GLX vẫn sở hữu các ưu điểm đặc trưng như kích thước lớn, trục cơ sở dài giúp nội thất thoáng đãng rộng rãi, khoảng sáng gầm cao nên không ngán ngại địa hình gồ ghề, bán kính vòng quay gọn gàng…

Vì vậy, nếu không quá đặt nặng yếu tố số lượng trang bị tiện ích, thì Xforce tỏ ra là một mẫu xe hợp lý và thực dụng nhất trong phân khúc SUV hạng B hiện nay!

Tổng hợp

Le Hai
Author: Le Hai

Bài trướcHonda Civic RS 2024 ra mắt tại Tokyo với hộp số sàn và vẻ ngoài sắc sảo
Bài tiếp theoChiếc siêu xe Bugatti Chiron bản tiêu chuẩn cuối cùng đã được xuất xưởng