Subaru hứa hẹn sẽ giới thiệu động cơ Boxer Hybrid thế hệ tiếp theo vào mua thu này.
Trong khi một số hãng xe chật vật tìm ra giải pháp cứu vãn động cơ đốt trong thì Toyota, Mazda, Subaru đã có một hội nghi chung trong chiến lược trung hoà carbon đa chiều, không phụ thuộc vào phương tiện thuần điện.
Toyota chọn hướng phát triển động cơ 4 xy-lanh dung tích 1.5L hút khí tự nhiên hoặc tăng áp và dung tích 2.0L tăng áp cho công suất cao, tiết kiệm nhiên liệu hơn động cơ hiện tại. Mazda nghiên cứu động cơ rotor đơn và kép, có nhiệm vụ máy phát điện nạp năng lượng cho pin và năng luọng này sẽ dẫn động trực tiếp.
Trong khi đó, Subaru đang nâng cấp khối động cơ Boxer Hybrid mới (thử nghiệm trên Crosstrek) với dung tích 2.0L, mô tơ điện công suất 12,3kW kèm bộ pin lithium-ion nhỏ. Việc kết hợp động cơ xăng và điện nhằm cung cấp năng lượng cho xe. Cụ thể, động cơ đốt trong (ICE) hoạt động và bánh xe quay nhưng ICE chỉ hoạt động như máy phát điện để sạc pin và cung cấp năng lượng đến một động cơ điện.
Subaru cho biết động cơ Boxer Hybrid sẽ cung cấp “khả năng tăng tốc mạnh mẽ và trải nghiệm lái ấn tượng” trong khi vẫn đảm bảo tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.
Động cơ đốt trong, hệ thống hybrid, hộp số và hộp truyền động đều được đặt cùng nhau trong khi bộ điều khiển công suất được đặt trong khoang động cơ, mà không ảnh hưởng đến kích thước của bình nhiên liệu. Điều đó cho phép các kỹ sư lắp đặt các bình xăng lớn hơn để đạt được phạm vi hoạt động xa hơn.
Trên mẫu Crosstrek hybrid cũ, bộ điều khiển nguồn được lắp ở phía sau, do đó bình nhiên liệu phải được làm gọn hơn để có thể đặt vừa vặn mọi thứ. Nhờ bố cục mới này, Subaru khẳng định kích thước bình nhiên liệu trên phiên bản hybrid gần như tương đương với phiên bản xăng thuần túy.
Giám đốc kỹ thuật trưởng Tetsuo Fujinuki tự hào về “phạm vi lái rất dài”. Trong bài phát biểu của mình, ông nói rằng hệ thống mới giải quyết “điểm yếu hiện tại về hiệu quả nhiên liệu”. Giám đốc kỹ thuật trưởng thừa nhận rằng, nếu mục tiêu là tiết kiệm nhiên liệu tối đa, thì động cơ boxer có thể không phải là giải pháp tối ưu.
“Nếu chỉ nhằm vào hiệu quả, thì động cơ boxer không nhất thiết là lựa chọn tốt nhất. Nhưng Subaru sẽ là gì nếu không có động cơ boxer? Khi suy nghĩ về điều này, chúng tôi là thương hiệu phổ thông duy nhất sản xuất động cơ boxer ngày nay.”
Toyota cũng sử dụng động cơ boxer nhưng chỉ trên mẫu xe thể thao GR86, một mẫu xe song sinh với Subaru BRZ. Porsche có động cơ 4 xi-lanh và 6 xi-lanh phẳng, nhưng hãng này không phải là một thương hiệu phổ thông do giá xe quá cao.
Subaru có kế hoạch bắt đầu sản xuất động cơ boxer hybrid thế hệ tiếp theo vào mùa thu này tại một nhà máy ở Kitamoto, Saitama, tại Nhật Bản. Như dự đoán, phần cứng được ứng dụng cho hệ dẫn động bốn bánh.
Trong tin liên quan, công ty đang hợp tác với Toyota và Mazda để phát triển nhiên liệu không carbon. Để đạt mục tiêu này, họ sẽ tham gia giải đua Super Taikyu với một mẫu xe dựa trên WRX, gọi là High Performance X Future Concept.
Khi đã nhắc đến Mazda, hãng Zoom-Zoom cũng đang làm những việc để hồi sinh của động cơ quay (rotary). Trên mẫu crossover nhỏ MX-30, động cơ này không thực sự cung cấp động lực cho bánh xe. Thay vào đó, nhiệm vụ duy nhất của động cơ lắp ngang là hoạt động như một máy phát để sạc pin. Một mô-tơ điện sử dụng năng lượng thu thập được để kéo các bánh xe.
Mazda đang nghiên cứu, phát triển cấu hình khác của một động cơ rotary hai rotor lắp dọc, có thể được trang bị trên mẫu xe thể thao mới, hoặc hãng sẽ sự hồi sinh dòng RX7 mà Mazda đang “cân nhắc”.
Tổng hợp