10 phát minh thay đổi nền công nghiệp xe hơi

0
1.Dây an toàn

Có thể nói, đây là phát minh cứu sống nhiều mạng người nhất của nền công nghiệp ôtô tính đến nay. Ban đầu, dây an toàn ba điểm được sử dụng trong ngành hàng không vào những năm đầu thế kỉ 20, mãi đến năm 1958, phát minh này mới được sử dụng trên ôtô. Volvo chính là hãng đầu tiên là điều này khi trang bị dây an toàn trên mẫu P220 Amazon.


CHP1200BK-in-car-1024x683.jpg

2.Túi khí

Về cơ bản, túi khí sẽ được thổi phồng lên trong thời gian cực ngắn ( phần nghìn giây ) khi xảy ra tai nạn nhằm ngăn người lái và hành khách va đập trực diện với những vật thể khác trong xe.

Chiếc xe đầu tiên được trang bị túi khí là mẫu Oldsmobile Toronado 1973, lúc đó, túi khí được liệt vào danh sách tùy chọn với giá 250 đô. Trên thực tế, hệ thống túi khí khi ấy hoạt động không thực sự tốt, dẫn đến việc chỉ có khoảng 1.000 bộ được bán ra.

Mãi đến 1981, túi khí “hiện đại” mới lần đầu được xuất hiện trên chiếc Mercedes-Benz S-Class. Kể từ đó, túi khí không ngừng phát triển. Năm 1994, Volvo cho ra mắt túi khí hông và rèm cửa trên chiếc Volvo 850, 2 năm sau đó, hãng ra mắt túi khí cho đầu gối. Năm 2009, Ford giới thiệu túi khí tích hợp trên dây an toàn. Volvo V40 ra mắt 2011 là mẫu xe đầu tiên giới thiệu túi khí dành cho người đi bộ. Trong trường hợp xảy ra va chạm, chiếc xe sẽ làm phồng nắp máy phía trước, triển khai một luồng khí để giảm lực tác động.


Airbag_deployed-1024x626.jpg

3.Hệ thống điều hòa

“Hãy quên cái nóng mùa hè khi bạn sở hữu chiếc xe duy nhất thế giới sở hữu hệ thống điều hòa” đây là một câu quảng cáo cho chiếc Packard 120 vào năm 1939.

Tuy nhiên, hệ thống điều hòa vào lúc ấy gặp phải một số vấn đề như: hệ thống làm lạnh ( loại máy nén khí cũ ) chiếm đa phần diện tích cốp xe hay chỉ có hai chế độ bật và tắt. May mắn thay, hệ thống điều hòa không khí trên ôtô đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ qua, và ngày nay, những hệ thống tiên tiến nhất có thể cho phép điều chỉnh nhiệt độ, mức độ gió cho từng hành khách trên xe.


img1976137941-1462042664913-1024x683.jpg

4. Động cơ Diesel

Mặc dù kỹ sư người Đức Rudolf Diesel đã phát minh ra động cơ này vào năm 1883, nó chỉ được trang bị lần đầu trên một chiếc xe được sản xuất vào năm 1936, trên chiếc Mercedes-Benz 260 D. Xe được trang bị động cơ đánh lửa hút khí tự nhiên với bốn xi lanh, tạo ra 45 mã lực. Động cơ tiêu thụ nhiên liệu tương đối thấp giúp xe có thể đi hơn 400 km mà không cần tiếp nhiên liệu.

Kể từ lúc đó, động cơ Diesel dần tạo được chỗ đưng do mức tiêu thụ nhiên liệu thấp. Trong những năm 1980, động cơ diesel được tích hợp thêm bộ tăng áp, làm tăng đáng kể công suất và khả năng tiết kiệm. Ngày nay, nhiều người xem dầu diesel là một từ bẩn thỉu, nhưng một số nhà sản xuất ô tô vẫn tin vào công nghệ này và đầu tư hàng triệu đô la để phát triển nó.


feature-image-12-1024x683.jpg

5. Hệ thông cân bằng điện tử

Đây được đánh giá là phát minh cứu nhiều mạng sống thứ hai sau dây an toàn. Hệ thống cân bằng điện tử thưc ra đã được phát minh từ một tai nạn. Vào năm 1989, kỹ sư của Mercedes-Benz là Frank Werner Mohn gặp tai nạn khi đang chạy thử chiếc E-Class ( W124 ) tại Thụy Điển. Trong lúc chờ xe cứu hộ, ông tự hỏi liệu có thể sử dụng cảm biến phanh để theo dõi tốc độ của từng bánh xe, từ đó có thể kích hoạt phanh một cách chọn lọc để tránh những tai nạn mà ông vừa trải qua.

May thay, Mercedes-Benz đã có cái nhìn tích cực từ ý kiến của Mohn, từ đó hãng đã phát triển một thuật toán có khả năng tính toán lực phanh cần thist cho mỗi bánh xe để giũ xe luôn cân bằng. Khi thành công, ông đã thêm một số cảm biến ABS và một thiết bị mới là con quay hồi chuyển vào chiếc xe thử nghiệm.

Năm 1992, Mercedes-Benz bắt đầu phát triển hệ thống cân bằng điện tử cùng hợp tác với Bosch cho những mẫu xe của mình. Hệ thống lần đầu được giới thiệu trên chiếc Mercedes CL 600. Công nghệ chỉ bắt đầu bắt buộc với tất cả các xe được bán trong Liên minh châu Âu từ tháng 11 năm 2011.


83-1024x576.jpg

6. Hệ thống lái xe tự động

Đây là một công nghệ mới mà các chuyên gia ngành công nghiệp cho rằng là tương lai của ngành ôtô. Một số mẫu xe của những hãng như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Tesla và Volvo đã tích hợp hệ thống này. Hiện nay, một trong những hệ thống tự lái tiên tiến nhất được tích hơp trên mẫu Audi A8, và được đánh giá ở cấp độ 3.

Trên Audi A8, hệ thống có thể hoạt động mà không cần nhận bất kì hỗ trợ nào đến từ người lái, ở vận tốc lên đến 60 km/h nhờ vào một hệ thống phân tích các phương tiện xung quanh. . Ngoài ra, các hệ thống như vậy cũng có thể thay đổi tốc độ theo các biển báo và thực hiện các thao tác như chuyển làn tự động.


fiat-bmw-autonomous-platform-02-1024x681.jpg

7. Hệ thống phanh tự động và nhận biết người đi bộ

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động xuất hiện lần đầu tiên trên một mẫu Volvo cách cây gần một thập kỷ. Khi ây, xe sử dụng một camera laser hồng ngoại, dùng để buộc xe thắng tự động, hoạt động ở vận tốc dưới 30kmh, nhằm tránh tai nạn hoặc giảm lực tác động.

Hệ thống này đã được phát triển không ngừng kể từ đó. Ngày nay, trên những chiếc Mercedes-Benz E-Class hay S-Class, hệ thống có thể hoạt động ở vận tốc 200km/h nhờ kết hợp dữ liệu từ camera tốc độ tầm xa và camera lập thể để phát hiện người đi bộ.


automatic-emergency-brake-system-insight-into-the-working-of-an-advanced-safety-feature-1024x682.jpg

8. Hệ thống duy trì tốc độ thích ứng

Ngoài chức năng chính là duy trì tốc độ mà người lái đặt ra, hệ thống còn có thể phanh hoặc tăng tốc tùy vào tốc độ xe phía trươc. Hệ thống sử dụng radar tầm xa và camera được gắn trên cản trước hoặc giữa gương chiếu hậu trong xe. Hệ thống này bắt đầu phổ biến khoảng gần chục năm trước và là nền tảng cho hệ thống lái xe tự động.


cong-nghe-adaptive-cruise-control-1024x683.jpg

9. Hệ dẫn động bốn bánh chủ động

Hệ dẫn đông bốn bánh chủ động thường được sử dụng trên những chiếc xe off-road, xe tải, nhưng chiếc xe đầu tiên được trang bị hệ dẫn động này lại là một chiếc oto là Jensen FF. Hệ dẫn động 4×4 trên xe được thiết kế dựa trên công thức Ferguson (FF), hệ dẫn động truyền 37% momen tới bánh trước và 63% tới bánh sau. Khi vừa được ră mắt, hệ dẫn động này lập tức trở nên phổ biến cho xe chạy tuyết và đường ướt.

Mặt khác, AWD cũng góp phần vào sự phát triển của những giải đua Rally. Năm 1980, trong cuộc đua Rally Rally de Portugal, tay đua Hannu Mikkola đã điều khiển chiếc Audi Quattro giành chiến thắng tất cả các chặng với thời gian cách biệt lên đến 29 phút. Tuy nhiên, do chiếc xe chưa được chính thức được phep tham dự cuộc đua nên thành tích đó đã không được tính vào kết quả chung cuộc.

Kể từ đó, AWD đã được phát triển không ngừng, ngày nay, hệ dẫn động này còn được dùng để phân phối công suất đến các bánh xe và cải thiện độ bám đường.


jeep-wrangler-15-1500x1000-1024x683.jpg

10. Hệ thống đánh lai bốn bánh

Mercedes-Benz giới thiệu hệ thống này lần đầu trên chiếc xe quân dụng VL 170 vào những năm 1930. Hệ thống này cho phép đánh lái cả hai bánh trước và sau theo hai hướng đối lập.

Chiếc xe dân dụng đầu tiên sở hữu hệ thống này là chiếc Honda Prelude 1988. Trong những năm 90, Citroen ra mắt mẫu ZX, mẫu xe sử dụng quán tính khi vào cua để đánh lai bánh sau. Vào năm 2007, Renault lần nữa giới thiệu hệ thống này trên mẫu xe Laguna GT.

Ngày nay, một số đong xe thể thao sử dụng cơ cấu này để ổn định xe ở tốc độ cao và giúp ra vào cua nhanh hơn nhằm tăng thành tích thời gian trên các đường đua.


oncarsrearwheelsteering-1024x576.jpg
VNB
Author: VNB

Bài trướcAston Martin ra mắt Rapide hiệu suất cao AMR
Bài tiếp theo10 mẫu xe sử dụng động cơ đến từ hãng khác