7 mẫu xe sử dụng động cơ “thửa” riêng

0

7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (2).jpg

Khi ngành công nghiệp ô tô ngày phát triển lớn mạnh, các hãng xe lớn thường sử dụng chung nền tảng, động cơ cho nhiều dòng xe cùng một lúc để tối ưu hóa lợi nhuận và thời gian phát triển. Không chỉ có những mẫu xe phổ thông được sản xuất với số lượng lớn sử dụng chung nền tảng động, các hãng xe thể thao nhỏ lẻ lại càng cần đến sự đồng nhất này để tối ưu nữa chi phí vận hành và lợi nhuận.

Tuy nhiên, vẫn có một số xe được các nhà sản xuất “ưu ái” thiết kế và phát triển riêng một khối động cơ cho chúng. Điều này khiến những mẫu xe như vậy trở nên độc đáo hơn trên thị trường và vì thế, chúng có thể được bán với giá cao hơn trong phân khúc đó. Sau đây, hãy cùng điểm qua xem chúng là những mẫu xe nào.

Maserati MC20


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (3).jpg

Trên chiếc siêu xe MC20, Maserati đã trang bị cho nó khối động cơ V6 hoàn toàn mới và đây cũng là động cơ đầu tiên được chính hãng xe này phát triển. Nettuno V6 được phát triển với nhiều công nghệ đỉnh cao trong ngành công nghiệp này, trong đó có khả đốt nhiên liệu kép được sử dụng trên xe đua Công thức 1. “Kế hoạch là tận dụng các công nghệ của nó, đặc biệt là buồng đốt kép, khi có thể sử dụng trên nhiều mẫu động cơ khác trong tương lai”, ông Matteo Valentini, kỹ sư trưởng của bộ phận động cơ hiệu năng cao của Maserati chia sẻ.

Động cơ Nettuno V6, dung tích 3.0 lít tăng áp kép này sản sinh công suất cực đại ở mức 621 mã lực và mô-men xoắn tối đa 730 Nm. Sức mạnh của động cơ được truyền đến bánh sau thông qua hộp số ly hợp kép 7 cấp. Với sức mạnh này, không khó để Maserati MC20 có thể đạt tốc độ 100 km/h từ vị trí đứng yên trong chỉ 2,9 giây.

Cadillac CT6


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (4).jpg

Ra mắt vào năm 2018, Cadillac CT6-V được General Motors trang bị khối động cơ V8 tăng áp kép, dung tích 4.2 lít với tên mã Blackwing. Đây là khối động cơ V8 đầu tiên của GM được phát triển với cơ chế cam trên nắp quy lát (OHV) kể từ động cơ Northstar. Nhờ đó, khối động cơ này có thể tạo ra công suất cực đại 550 mã lực và mô-men xoắn tối đa 868 Nm.

Tuy nhiên, động cơ Blackwing là một động cơ khá phức tạp nên nó tốn nhiều tiền hơn để sản xuất. Chính vì thế, nó chỉ được trang bị lên đúng cho chiếc CT6-V thay vì cả Escalade như dự tính ban đầu của hãng. Một phiên bản khác yếu hơn cũng được trang bị cho Cadillac CT6 Platinum.

Porsche Carrera GT


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (5).jpg

Ban đầu, Porsche đã tính đến việc sử dụng động cơ boxer 6 xi-lanh tăng áp, tuy nhiên, nó đã được thiết kế lại và sử dụng động cơ V10 huyền thoại vốn được phát triển dành cho chiếc xe đua LMP2000. Động cơ V10 đó được phát phát triển với mục đích dành cho đội đua Công thức 1 Footwork.

Nguyên bản, xe được thiết kế với động cơ V10 dung tích 5.5 lít nhưng được gia tăng lên thành 5.7 lít để tạo ra công suất 603 mã lực. Nhờ đó, chiếc Porsche Carrera GT đã có được khả năng tăng tốc lên 96 km/h trong 3,5 giây, hơn 200 km/h trong 8 giây và tạo ra âm thanh tuyệt vời.

Lexus LFA


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (6).jpg

Tương tự như Porsche Carrera GT, đối thủ đến từ Nhật Bản, chiếc Lexus LFA cũng sở hữu riêng cho nó một khối động cơ V10 hút khí tự nhiên. Động cơ của LFA sở hữu công suất cực đại 553 mã lực tại tua máy 8.700 vòng/phút và có thể vận hành ở tốc độ lên đến 9.000 vòng/phút. Một trong những quyết định sử dụng động cơ V10 đó là nó nhẹ hơn V12 nhưng lại có thể quay với tốc độ cao hơn V8.

Kết quả, động cơ V10 của LFA thậm chí còn nhẹ hơn động cơ V6 được Lexus sử dụng trên xe của họ. Ngoài ra, âm thanh được động cơ này tạo ra là trên cả tuyệt vời.

Audi Q7 V12 TDI quattro


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (7).jpg

Động cơ V12 TDI của Audi là động cơ diesel V12 duy nhất được trang bị trên xe con và hãng cũng chỉ sử dụng nó trên chiếc Q7 của mình. Theo Audi, động cơ này sở hữu công nghệ từ động cơ của xe đua Audi R10 TDI. Động cơ V12 dung tích 6.0 lít có thể tạo ra 490 mã lực công suất và lên đến 1.000 Nm mô-men xoắn.

Chiếc Q7 này đã từng được Audi có ý định mang đến thị trường Mỹ với công nghệ lọc khí thải diesel hợp tác phát triển cùng VW và Mercedes-Benz. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy do khủng hoảng kinh tế cuối thập kỷ đầu tiên. Tại châu Âu, chiếc Q7 dùng động cơ dầu được sản xuất từ năm 2008 đến năm 2012.

Toyota Century


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (8).jpg

Đây là một chiếc xe được phát triển dành cho riêng thị trường Nhật Bản. Ngoài bản tiêu chuẩn, xe còn sở hữu bản Century Royal dành cho Nhật Hoàng. Cả hai đều được trang bị động cơ V12 thuộc dòng GZ của hãng. Từ trước đến nay, chỉ có hai động cơ thuộc dòng GZ và chúng đều được dành cho dòng xe sang “hoàng gia” này.

Đầu tiên, dòng 1GZ-FNE sử dụng công nghệ nhiên liệu khí nén tự nhiên (CNG), tạo công suất cực đại 255 mã lực và 405 Nm mô-men xoắn. Phiên bản 1GZ-FE sử dụng nhiên liệu xăng, tạo công suất cực đại 295 mã lực và 482 Nm mô-men xoắn.

Porsche 928


7-mẫu-xe-sử-dụng-động-cơ-thửa-riêng (1).jpg

Khi Porsche cố gắng thay thế 911 vào năm 1977, họ đã nghĩ đến một chiếc GT với động cơ V8 đặt trước. Khi đó, nó là chiếc xe Porsche đầu tiên sử dụng động cơ này, được trang bị với một trục cam duy nhất và dung tích lên đến 4.5 lít. Tại thị trường Mỹ, chiếc 928 sở hữu công suất 219 mã lực, yếu hơn 18 mã lực so với bản dành cho các thị trường khác. Đến năm 1995, động cơ M28 được nâng cấp cho chiếc 928 có dung tích 5.4 lít, tạo công suất cực dại 345 mã lực và 500 Nm mô-men xoắn.

Tham khảo CarBuzz

VNB
Author: VNB

Bài trướcChiêm ngưỡng “dàn siêu xe hùng hậu” Lamborghini mang tới triển lãm Milano Monza
Bài tiếp theoHyundai khuyến mãi KONA và Elantra gần 40 triệu đồng trong tháng 6/2021