Khám phá công nghệ tua-bin tăng lực ép của siêu xe GMA T.50

0
Năm ngoái, nhà thiết kế siêu xe nổi tiếng Gordon Murray đã ra mắt chiếc siêu xe T.50, sản phẩm đầu tiên của hãng xe mang tên chính ông. Không chỉ là một chiếc xe mạnh mẽ cùng thiết kế độc đáo, T.50 còn tạo ấn tượng với bộ tua-bin hút khí được đặt phía sau, lấy cảm hứng từ một mẫu xe đua Công thức 1 trong quá khứ.

Lấy cảm hứng từ chiếc McLaren F1 huyền thoại mà ông từng tạo ra, GMA T.50 vẫn được trang bị động cơ V12 hút khí tự nhiên, tương tự như mẫu xe đó. Tuy nhiên, động cơ của T.50 lại do Cosworth sản xuất với dung tích 3.9 lít, có khả năng tạo ra công suất cực đại 654 mã lực và mô-men xoắn cực đại 468 Nm. Động cơ này được chế tạo đặc biệt với tốc độ tối đa lên đến 12.100 vòng/phút và có thể đạt được cong số này từ tốc độ cầm chừng trong chỉ 0,3 giây.


gma_t50_fan_car-1-724x1024.jpg

Nói về chiếc xe này, ngoài động cơ mạnh mẽ và khối lượng cực nhẹ, ta còn phải nói về hệ thống khí động học “thiên tài” mà Giáo sư Gordon Murray đã thiết kế cho nó. Hệ thống này bao gồm bộ khuếch tán cỡ lớn đặt dưới gầm xe, bộ cánh gió chủ động phía trên cùng một cánh quạt tua-bin kép, có khả năng quay với vận tốc 7.000 vòng/phút để tạo thêm lực ép cho xe. Bộ tua-bin này sử dụng nguồn điện phụ 48V để vận hành.

Bộ tua-bin này lấy cảm hứng từ chiếc xe đua Công thức 1 Brabham BT46B với ứng dụng hút khí từ gầm xe để giảm hiệu ứng mặt đất sinh ra khi xe vận hành ở tốc độ cao. Ứng dụng này trước đây cũng được Murray và đội của ông sử dụng trên McLaren F1 với quy mô nhỏ, giúp tăng 5% lực ép và giảm 2% lực cản. Về phần khuếch tán của xe, nó tích hợp một đường ống dốc nhưng không làm giảm tốc luồng khí, nhờ vào tốc độ tua-bin cao, luồng khí sẽ qua cụm chi tiết này sẽ được tăng tốc, tăng hiệu quả.

Chế độ High Downforce


gma_t50_fan_car-2-1024x576.jpg

Ở chế độ này, cánh gió phía sau sẽ được nâng cao, đồng thời bên dưới, đường ống dẫn gió bên dưới mở và cánh quạt quay ở chế độ trung bình. Với thiết lập này, toàn bộ hệ thống sẽ giúp tăng lực ép, tăng sự ổn định và độ bám đường của xe. Mặt khác, khoang động cơ cùng các-te dầu cũng được làm mát nhờ luồng khí dưới gầm xe.

Chế độ Streamline


gma_t50_fan_car-3-1024x576.jpg

Chế độ này được sử dụng để tăng lực nâng, giảm lực ép, lực kéo cũng như khả năng tiêu hao nhiên liệu của xe. Để làm được điều đó, cánh quạt của xe sẽ vận hành ở tốc độ tối đa, ống dẫn gió dưới gầm xe đóng, tạo nên luồng khí xoáy. Cánh gió đặt ở vị trí âm 10 độ, chốc xuống dưới. Tất cả kết hợp nhằm giúp giảm hiệu ứng mặt đất cho xe.

Chế độ Vmax Boost


gma_t50_fan_car-4-1024x576.jpg

Thiết lập của chế độ này có phần tương đồng so với Streamline, sự khác biệt duy nhất của nó chính là việc vận hành bộ tua-bin bằng viên pin. Điều này giúp động cơ hoạt động ít tải hơn, tạo công suất lớn nhằm mang đến cho xe tốc độ tối đa.

Gordon Murray còn cho biết thêm, nếu lấy đồ bịt phía sau đuôi xe, chiếc T.50 sẽ trở thành chiếc máy hút bụi cực kỳ sạch, còn không, bạn sẽ chẳng muốn lái xe sau nó đâu. Ông còn cho biết ở chế độ Streamline, khi tất cả các bộ phận hoạt động cùng nhau, lực cản sẽ được giảm 12,5% so với bình thường. Nhìn chung, bộ tua-bin của T.50 tận dụng luồng không khí và giảm hiệu ứng mặt đất hiệu quả hơn 30% so với thông thường.


Gordon_Murray_Automotive_T_50-1-1024x683.jpg

Gordon Murray Automotive cho biết T.50 sẽ được sản xuất giới hạn 125 chiếc, trong đó, 100 chiếc xe sẽ là bản thương mại và 25 chiếc còn lại là bản đặc biệt, được thiết kế cho đường đua.

VNB
Author: VNB

Bài trướcNhững chiếc siêu xe đáng thất vọng nhất của Ferrari
Bài tiếp theoVinFast giới thiệu 2 mẫu xe máy điện Theon và Feliz hoàn toàn mới