Sự khác nhau giữa sunroof và moonroof

0
Có thể nói, cửa sổ trời hiện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và có mặt trên nhiều phân khúc xe hơn bao giờ hết. Ngay từ những năm 1920, các hãng xe đầu tiên ở Châu Âu đã sử dụng cơ cấu cửa sổ trời bằng kim loại có thể mở ra đóng vào bằng tay. Đến năm 1933, cơ cấu này được nâng cấp với việc sử dụng vật liệu kính thay cho phần mui bằng kim loại như trước. Đến ngày nay, sunroof, moonroof, panoramic, T-top hay mui Targa đã và đang được sử dụng một cách rộng rãi, mang đến sự kết hợp của cả hai kiểu xe mui trần xếp và mui cứng.

Trong số chúng, có lẽ sunroof và moonroof là hai loại được sử dụng nhiều hơn cả. Chúng có cấu tạo gần như tương đồng và điều này khiến cho nhiều người thường hay chúng là một và hoặc đánh tráo khái niệm của hai loại cửa sổ trời này. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu sunroof khác gì với moonroof cùng những kiểu biến thể cửa sổ trời khác.

Phân biệt moonroof và sunrooof​


phan_biet_sunroof_va_moonroof-4.jpg

Sunroof

Trước đây, sunroof được biết đến là dạng cửa sổ trời một mảnh, thường được làm bằng một tấm kim loại hoặc vật liệu cứng giống với một mui xe thông thường nhưng có thể tháo ra hoặc xếp vào đâu đó. Nói cách khác, sunroof được định nghĩa là dạng cửa sổ trời mà khi đóng lại, nó sẽ không cho ánh sáng bên ngoài vào trong khoang lái.

Về phần moonroof, nó được ra mắt lần đầu trên chiếc Lincoln Mark IV đời 1973, thay thế miếng mui xe kim loại bằng một tấm kính cường lực được làm tối màu nhưng vẫn có thể cho ánh sáng đi vào bên trong khoang lái, mang đến cảm giác thoáng đãng hơn. Thông thường, moonroof sẽ được trang bị kèm một rèm kéo tay để ngăn ánh sáng hoàn toàn.


phan_biet_sunroof_va_moonroof-6.jpg

Moonroof

Một cửa sổ trời bằng kính kết hợp với tấm che nắng hoàn toàn (moonroof) mang lại tiện ích lớn hơn trong việc cung cấp đầy đủ ánh sáng và gió khi mở hoàn toàn, không gian sáng hơn và tầm nhìn ra các dãy núi với tấm kính bên ngoài đóng lại và tấm che nắng mở. Kiểu nay mang đến tùy chọn không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trên đầu hành khách. Ánh nắng trực tiếp từ góc cao có thể gây đau đầu cho một số người, vì vậy hãy cảnh giác với các loại xe như hầu hết Tesla, loại xe có mui bằng kính cố định mà không có tùy chọn che nắng hoặc các loại xe như một số Volkswagen và Mini có mui bằng kính dạng lưới che nắng nhưng vẫn cho nhiều ánh sáng vào khoang lái khi đóng.

Ưu điểm và nhược điểm của sunroof/moonroof​

Về mặt ưu điểm, cả hai loại cửa sổ trời moonroof và sunroof đều mang đến cho hành khách bên trong cảm giác giống với xe mui trần (một phần nào đó) nhưng lại không phải chịu sự tác động trực tiếp từ bên ngoài như vậy. Ngoài ra, nó còn an toàn và chống trộm tốt hơn nếu so với những chiếc xe mui trần sử dụng mui xếp bằng vải. Bên cạnh đó, việc có cửa sổ trời thay cho mui xe xếp cũng giúp cho thân xe trở nên cứng chắc hơn so với với các kiểu xe mui trần, T-top hay targa.


phan_biet_sunroof_va_moonroof-5.jpg

Ngược lại, cửa sổ trời cũng có một số các nhược điểm của riêng chúng, đặc biệt là loại làm bằng kính. Khi trang bị thêm tùy chọn này, cơ cấu đóng mở, ray dẫn, mô-tơ, khung, lỗ thoát nước cũng như ron chống dột, kính cường lực,… sẽ làm cho xe trở nên nặng hơn một phần. Điều này khiến cho trọng tâm của xe tăng lên trên, tác động trực tiếp vào khả năng ôm cua và xử lý của xe. Cơ cấu này cũng làm khoảng sáng đầu trong khoang lái giảm, kính cũng có thể bị vỡ khi bị tác động mạnh.

Một số kiểu cửa sổ trời moonroof và sunroof​

Built-in: Đây là kiểu cửa sổ trời thường thấy nhất trên những chiếc xe hơi hiện đại. Chúng thường được kéo về phía sau hoặc nhấc khỏi vị trí ban đầu bằng cơ cấu điện và cất gọi vào khoảng trống giữa tấm ốp trần xe và mui xe.


phan_biet_sunroof_va_moonroof-3.jpg

Kiểu spoiler

Spoiler: Kiểu này hoạt động giống với kiểu trên nhưng khi mở hoàn toàn, nó sẽ nằm phía trên mui xe, nghiêng một góc cố định giống với cánh gió phía sau.

Pop-up: Kiểu này thường sẽ là trang bị được độ thêm. Nó thường sẽ có thể tháo rời sau khi mở và cất vào trong xe.


phan_biet_sunroof_va_moonroof-2.jpg

Kiểu lamella

Lamella: Đây có lẽ là kiểu cửa sổ trời độc đáo nhất trong tất cả khi được tạo nên từ nhiều tấm kim loại hoặc kính riêng lẻ. Khi hoạt động, chúng sẽ được kéo về phía sau và xếp gọn thành một góc nghiêng, tạo ra được khoảng mở khá lớn. Loại cửa sổ trời này thường được sử dụng trên những chiếc minivan.


phan_biet_sunroof_va_moonroof-8.jpg

Panoramic

Panoramic: Kiểu cửa sổ trời này khá quen thuộc và đang dần trở nên phổ biến hơn. Nó được tạo thành từ một tấm kính lớn, kéo dài gần như toàn bộ mui xe và không thể đóng hay mở. Các hãng xe thường sẽ bố trí tấm kính này đục ở mức độ nhất định để lọc các tia gây hại hoặc trang bị chức năng điện hóa, cho phép làm trong hoặc đục kính. Bất lợi lớn nhất của loại này là chúng không hề có tấm che nắng.

Giá bán​


phan_biet_sunroof_va_moonroof-1.jpg

Về giá bán, tùy vào hãng xe và phân khúc xe, cửa sổ trời sẽ có giá bán khác nhau. Một số hãng xe bán ra tùy chọn này theo phiên bản và thường những bản cao nhất của một dòng xe sẽ có chúng. Với một số hãng xe khác, bạn có thể mua lẻ tùy chọn với giá vài chục triệu đồng hoặc nhiều hơn cho moonroof. Sunroof lại khác, chúng gần như biến mất khỏi thị trường xe hiện đại. Với cửa sổ trời dạng panoramic, giá bán của loại này khá cao, thường gấp đôi moonroof hoặc nhiều hơn.

Nguồn Motortrend

VNB
Author: VNB

Bài trướcTất tần tật về chiếc Ferrari 488 GTB độ nhiều “đồ chơi” nhất Việt Nam
Bài tiếp theoVinFast gia hạn chính sách “Trước bạ 0 đồng” cho Lux A2.0 và LUX SA2.0