Hiệu quả sơn được xác định giữa lượng sơn được phun ra từ súng sơn với lượng sơn bám lại trên bề mặt sơn. Với công nghệ sơn mới này, Toyota tự tin cho biết hãng sẽ chỉ mất 5% lượng sơn, tức hiệu quả lên đến 95%, cao nhất thế giới ở thời điểm này. Với những công nghệ sơn thông thường trước đây, hiệu quả chỉ ở vào mức khoảng 60% đến 70%.
Sử dụng quy trình sơn mới sẽ giúp Toyota giảm khoảng bảy phần trăm lượng khí thải CO2 trong các nhà máy. Không giống như sơn nguyên tử không khí thông thường sử dụng lực khí động học để làm cho các hạt sơn bám lên bề mặt cần sơn, quy trình sơn mới của Toyota làm cho các hạt tích điện hấp dẫn cùng sơn bám lên bề mặt (thân xe). Theo cách này, rất ít các hạt nguyên tử bị phân tán, do đó, sự mất mát trong quá trình sơn xe được giảm đáng kể.
Hình ảnh phía trên cho ta một cái nhìn tổng quát về đầu súng sơn với công nghệ sơn nguyên tử mới của Toyota. Được thiết kế với dạng hình trụ với 600 rãnh bên trong. Khi hoạt động, các hạt sơn trượt theo rãnh này, kết hợp với tĩnh điện, các hạt sơn khi bay ra khỏi súng sẽ được nguyên tử hóa.
Công nghệ sơn tĩnh điện nguyên tử hóa này hiện đang được Toyota sử dụng tại nhà máy Takaoka và Tsutsumi, Nhật Bản và sẽ được sử dụng tại nhiều nhà máy hơn trong tương lai. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch hướng đến “thử thách nhà máy không khí thải CO2 của Toyota”. Trước đây, “thử thách môi trường Toyota 2050” đã được hãng công bố với mục tiêu là những chiếc xe và việc sản xuất của hãng giảm mạnh tác động đến môi trường.
Với các nhà sản xuất hiện đang bị ám ảnh bởi việc ra mắt ngày càng nhiều xe điện, phát minh mới của Toyota đã tìm ra một cách khác hơn để giảm tổng lượng khí thải CO2 mà không liên quan gì đến động cơ mà những chiếc xe sử dụng.
Toyota