Trang chủ » [VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 23 | Cung đường Châu Âu từ Hungary đến Slovakia và Áo

Chia sẻ bài đăng này

Hành Trình Saigon to Paris 2024

[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 23 | Cung đường Châu Âu từ Hungary đến Slovakia và Áo

Chia tay Croatia cả nhóm tiếp tục đi chuyển đến biên giới giữa Hunggary và Slovakia để vào thủ Bratislava thuộc Slovakia, sau đó đến thành phố Salzburg của Áo.

Qua biên giới Croatia đến Hungary

Biên giới giữa Croatia và Hungary, các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu chỉ có cổng chào, không có kiểm tra gì đối với phương tiện khi nhập cảnh.

Croatia có nhiều bờ biển đẹp còn khu vực trung tâm và thủ đô thì sở hữu nhiều công trình kiến trúc cũ, không có các toà nhà hiện đại cao chọc trời. Không quá đặc sắc và nổi bật ngoại trừ nhà thờ từ thời La Mã được xây vào thế kỷ 14, 15 hoặc các tu viện, nhà thờ Công Giáo.

Đa phần ở Croatia sử dụng xe điện dầy đặc và người lái thường là nữ giới với nhiều độ tuổi khác nhau“.

Thành phố Budapest

Và rồi cả nhóm cũng đã đến được Hungary, đất nước thứ 15/20 quốc gia của chuyến hành trình Saigon to Paris 2024.

Một lưu ý khi đi qua Hungary, các bạn ghé trạm xăng mua phí cầu đường tầm 17 Euro, mua tối thiểu 10 ngày. Để đến thành phố Budapest bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc phà.

[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 23 | Cung đường Châu Âu từ Hungary đến Slovakia và Áo

Có tổng cộng 9 cây cầu để đến thành phố Budapest, gồm: cầu Megyeri (cầu dây văng quan trọng của đường vành đai M0), cầu Eszaki (cầu đường sắt phía Bắc), cầu K (nối Buda – nửa phía tây của thành phố với đảo Óbudai), cầu Árpád (cây cầu dài nhất Hungary), cầu Margaret (xây dựng từ năm 1872-1876), cầu Széchenyi Lánchíd (đẹp nhất thành phố Budapest và cũng là biểu tượng; được khánh thành năm 1849, cũng là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Danube).

[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 23 | Cung đường Châu Âu từ Hungary đến Slovakia và Áo
Cầu Széchenyi Lánchíd đẹp nhất thành phố Budapest và cũng là biểu tượng nơi đây

Trở lại với hành trình, thay vì chọn qua cầu thì xe của ban tổ chức quyết định “đánh lẻ” đi phà qua sông Danube. Chi phí tầm 17 Euro/xe/3 người.

Nhân tiện đang nói về con sông Danube thì cũng chia sẻ thêm đây là con sông dài thứ 2 ở châu Âu (đứng đầu là sông Volga) có chiều dài 2.850km, chảy qua nhiều thành phố Trung và Đông Âu trước khi đổ vào Biển Đen.

[VIDEO] Saigon to Paris 2024 Phần 23 | Cung đường Châu Âu từ Hungary đến Slovakia và Áo

Danube chảy qua 9 quốc gia, trong đó có 4 thủ đô gồm: Brastilava (Slovakia), Vienna (Austria – Áo), Budapest (Hungary) và Belgrade (Serbia).

Sông Danube bắt nguồn từ vùng Rừng Đen của Đức, là hợp lưu của hai dòng sông Brigach và Breg. Lưu vực sông Danube được tính từ vùng Donaueschingen là điểm hai con sông được nhắc tới ở trên gặp nhau.

Sông Danube là biểu tượng và niềm tự hào của người dân thành phố Budapest, được gọi là “Nữ hoàng sông”.

Tham quan Toà nhà nghị viện Budapest và ngắm tác phẩm “Giày đi dạo trên sông Danube”

Cả nhóm có 1 ngày tham quan tại thủ đô Budapest của Hungary và thời tiết mưa nên các thành viên chủ động tìm địa điểm yêu thích để khám phá.

Mình thì khám phá toà nhà Nghị viện Hungary, còn được gọi là Toà nghị viện Budapest (tiếng Hungary: Országház) – trụ sở của Quốc hội Hungary. Đây cũng là công trình biểu tượng của quốc gia này“.

Toà nhà Nghị viện Hungary

Toà nhà Nghị viện Hungary nằm ở Quảng trường Lajos Kossuth, bên bờ sông Danube. Đây là tòa nhà lớn nhất ở Hungary và cao nhất ở Budapest.

Budapest được hợp nhất từ ba thành phố trong năm 1873 và 7 năm sau đó, Quốc hội Hungary đề xuất xây dựng Tòa nhà Quốc hội mới, đại diện cho sự chủ quyền của quốc gia, mặt tiền ra dòng sông Danube.

Kiến trúc sư Imre Steindl bắt đầu xây dựng năm 1885 và tòa nhà được khánh thành vào ngày kỷ niệm đất nước tròn 1.000 năm tuổi vào năm 1896. Việc xây dựng kết thúc hoàn toàn vào năm 1904. Đáng tiếc vị kiến trúc sư này không thể nhìn thấy toà nhà hoàn thành do ông đã bị mù.

Đối diện Tòa nhà Nghị viện là Bảo tàng Dân tộc học và trụ sở Bộ Nông nghiệp Hungary cũng được lấy ý tưởng dựa trên kiến trúc Toà nhà Quốc hội do Imre Steindl thực hiện.

Tác phẩm “Giày đi dạo trên sông Danube” (tên tiếng Anh: Shoes on the Danube Promenade)

Dạo bước trên bờ sông Danube có thể nhìn thấy tác phẩm “Giày đi dạo trên sông Danube” (tên tiếng Anh: Shoes on the Danube Promenade) của nhà điêu khắc Gyula Pauer và đạo diễn Can Togay, gợi nhớ về một thời kỳ lịch sử quan trọng có nhiều biến động và chiến tranh của người dân Hungary.

60 đôi giày tượng trưng cho những người đã bị hành quyết bởi chỉ thị của Đức Quốc Xã trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Năm 1944, Ferenc Szalasi (1897-1946) làm Quốc trưởng kiêm thủ tướng của Vương quốc Hungary. Ông là một nhà độc tài và lãnh đạo đảng Mũi Tên (Arrow Cross Party). Ông là người ra lệnh bắt giữ, thảm sát hàng ngàn người Do Thái ở Hungary lúc bấy giờ.

Nhiều nạn nhân của cuộc diệt chủng này phải đứng trước sông Danube và cởi giày trước khi bị bắn chết và ngã xuống, trôi theo dòng chảy.

Hiện nay, những tác phẩm điêu khắc này vẫn được nhiều du khách đi ngang qua và được xem như một tưởng niệm về một thời kỳ lịch sử đã qua.

Những đôi giày này được làm gần giống như những đôi giày thật của thập niên 1940.

Đôi điều về thành phố Budapest – thủ đô Hungary

Theo các tài liệu, tên gọi “Budapest” là tên ghép từ hai thành phố: Buda (bờ Tây sông Danube) và Pest (bờ Đông sông Danube). Nguồn gốc của tên “Buda” và “Pest” không rõ ràng. Còn thành phố Óbuda được thống nhất và trực thuộc thủ đô Budapest vào năm 1873.

Lịch sử của Budapest ban đầu là khu định cư của người Celt từ thế kỷ I, sau đó người La Mã chiếm đóng từ đầu thế kỷ II phát triển dần thành một khu vực thương mại. Hiện tại, Budapest là thủ đô và thành phố đông dân nhất của Hungary, cũng là một trong những thành phố lớn nhất trong Liên minh Châu Âu.

Budapest thuộc danh sách 100 thành phố theo GDP trên thế giới, điều này giúp nơi đây trở thành một trong những nền kinh tế khu vực lớn nhất Liên minh Châu Âu. Budapest dẫn đầu với thế mạnh về thương mại, tài chính, truyền thông, nghệ thuật, thời trang, nghiên cứu, công nghệ, giáo dục và giải trí.

Theo kinh nghiệm đi nhiều nước thì đa phần các quốc gia phát triển như Pháp, Ý, Đức sẽ không thân thiện như các quốc gia đang phát triển, gọi vui là “vùng sâu vùng xa” như Hy Lạp, Georgia, Albania, Croatia… thì họ thân thiện và gần gũi hơn.

Về cơ bản khi vào châu Âu thì đây là thế giới văn minh. Tự mình cầm xe lái qua các nước châu Âu mới cảm nhận và học hỏi được nhiều điều, nhất là giao thông đường sá tổ chức bài bản. Mình chưa thấy nơi nào bị tắc giao thông mặc dù đường không rộng, các phương tiện giao thông đông nhưng không có tình trạng đè hoặc chèn ép. Ý thức chấp hành giao thông quá tốt“, anh Đán chia sẻ.

Chia tay thủ đô của Hungary đến Slovakia

Ngày 56 đoàn chia tay thành phố Budapest xinh đẹp, thủ đô của Hungary để tiếp tục hành trình 200 km đến Slovakia.

Thời tiết ở đây không thuận lợi lắm với bầu trời xám xịt. Một điểm vui nhất là khi đi đến đâu thì người dân đều ngoái lại nhìn đoàn mình, có lẽ họ thấy lạ lẫm với biển số xe Việt Nam đến châu Âu và dừng chân tại thành phố này.

Các bạn nào ở thập niên 80 sẽ nhớ đến bộ phim truyền hình Maika – Cô bé từ trên trời rơi xuống, đây là bộ phim nổi tiếng do Tiệp Khắc thực hiện và chiếu liên tục tại Việt Nam. Khi xem phim mình mới tìm hiểu Tiệp Khắc là nước nào“.

Lâu đài Prague – kiến trúc vĩ đại ngự trị trên ngọn đồi cao như một vương miện rực rỡ của thủ đô Praha của Cộng hòa Séc

Ngày trước Tiệp Khắc được thành lập sau khi liên minh Áo – Hungary ra đời. Tiệp Khắc có tên tiếng Anh là “Czechoslovakia”, quốc gia tồn tại ở Trung Âu từ năm 1918-1992.

Sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, Áo – Hungary thua trận, trong cuộc họp diễn ra tại Pittsburgh, Pennsylvania đã đồng ý và đưa ra quyết định đưa Tiệp Khắc trở thành lãnh thổ của Séc và Slovakia.

Đến ngày 1/1/1993, Tiệp Khắc đã tách thành hai quốc gia độc lập: Cộng hòa Séc (Czech Republic) và Cộng hòa Slovakia (Slovak Republic).

Cầu Charles nằm ở trung tâm thủ đô Praha, là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và đẹp nhất châu Âu, được xây dựng từ năm 1357 dưới triều đại của Vua Charles IV, hoàn thành vào đầu thế kỷ 15

Ngày nay không còn nước Tiệp Khắc mà thay vào đó là Cộng hoà Séc (Czech Republic) và Slovakia, nhưng nhiều người vẫn gọi một trong hai quốc gia này là Tiệp Khắc.

Nhắc thêm về thủ đô của Cộng hòa Séc – Praha nổi tiếng với cầu đá Charles cổ kính bắc qua sông Vltava và lâu đài cổ Prague tại Praha lớn nhất thế giới với nhiều bảo tàng và nhà thờ.

Đánh giá về giao thông và đường sá ở Hungary khá tốt, cao tốc cho phép chạy tốc độ tối đa được 150 km/h. Các nước được EU đầu tư đường cao tốc thì không có trạm thu phí. Từ Budapest (Hungary) đến Slovakia sẽ di chuyển trên đường cao tốc M30 – nhánh khác của cao tốc M3, nối thành phố Miskolc và biên giới Slovaki.

Tuy cao tốc không thu phí nhưng các bạn vẫn cần mua vé thu phí thời gian 1 tuần hoặc 10 ngày thông qua phương thức online hoặc thanh toán tiền mặt tại các trạm xăng đều có bán“.

Thành phố Bratislava thuộc Slovakia, cây cầu bắc qua sông Danube

Còn tầm 1 tiếng nữa là nhóm đến thành phố Bratislava thuộc Slovakia, dù chỉ ở đây 1 ngày nhưng vẫn mua gói cước phí cầu đường xài trong 1 tuần (mức giá tối thiểu 15 Euro/tuần).

Biên giới giữa hai thành phố không một bóng người, việc các bạn cần làm sau khi đi qua biên giới là đến trạm xăng gần nhất mua phí cầu đường“.

Thời tiết bên ngoài khoảng 8 độ C, hiện tại số odo hiển thị quãng đường đi từ TP.HCM đến Bratislava là 18.811 km, chiếc xe Ranger XLT độ full ARB khi đến Paris có thể đạt 90.000 km. Khi về lại Việt Nam, có thể sẽ đến gần 100.000 km.

Khám phá lâu đài Bratislava

Cả nhóm dừng lại khám phá lâu đài Bratislava nằm bên bờ sông Danube là thủ đô của Slovakia, một quốc gia Trung Âu được tách ra từ Tiệp Khắc cũ (hiện nay là Cộng hòa Séc và Slovakia).

Lâu đài Bratislava tọa lạc trên ngọn đồi nằm dọc theo triền sông Danube, lâu đài có kiến trúc hình chữ nhật khổng lồ với 4 tháp canh ở 4 góc. Lâu đài Bratislava được xây dựng từ thế kỷ thứ IX và trải qua rất nhiều lần trùng tu từ sau Thế chiến thứ hai.

Thành phố Salzburg, Austria (Áo)

Sau đó tiếp tục chia tay thành phố Bratislava thuộc Slovakia để đến thành phố Salzburg thuộc Austria (Áo). Theo tiếng Đức, “Salzburg” có nghĩa đen là “Salt Fortress” hay “pháo đài muối”. Salzburg là thành phố lớn thứ 4 của Áo sau thủ đô Vienna (Viên), Graz và Linz.

Thị trấn nằm trên địa điểm của khu định cư La Mã trước đây của Iuvavum. Salzburg được thành lập như một tòa giám mục vào năm 696 và trở thành trụ sở của tổng giám mục vào năm 798. Nguồn thu nhập của Salzburg đến từ việc khai thác, buôn bán muối và vàng. Pháo đài Hohensalzburg, một trong những pháo đài thời trung cổ lớn nhất ở châu Âu, có từ thế kỷ 11.

Vào thế kỷ 17, Salzburg đã trở thành trung tâm của các tu viện và nhiều nhà thờ. Trung tâm thành phố cổ ở Salzburg nổi tiếng với kiến trúc Baroque và là một trong những trung tâm thành phố được bảo tồn tốt nhất ở phía Bắc dãy Alps với 27 nhà thờ.

Salzburg được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1996. Thành phố có 3 trường đại học và một lượng lớn sinh viên.

Salzburg là nơi sinh của nhà soạn nhạc thế kỷ 18, Wolfgang Amadeus Mozart. Vì lịch sử, văn hóa và các điểm tham quan của nó, Salzburg đã được coi là “thành phố truyền cảm hứng nhất” của Áo.

Đây là con đường làn ở Áo vào lúc 13h45, nếu đi liên tục thì cả nhóm đến khách sạn lúc 17h30. Có điều cả nhóm sẽ không thể đến phố cổ Salzburg.

Nước Áo có cảnh vật rất đẹp và cũng là quốc gia có nền văn hoá nghệ thuật thuộc hàng top ten trên thế giới. Vậy nên nhà cửa rất tươm tất, những mái ngói màu vàng đẹp, các khu nhà cổ kính“.

Một lưu ý khi lái xe tại Áo, các bạn nên giữ tốc độ an toàn. “Ở Áo mức phạt liên quan đến tốc độ rất gắt, có nhiều cái bill khiến bạn xỉu luôn. Không biết thời gian gần đây có thay đổi không nhưng mình đã từng bị phạt rất nặng“.

Saigon to Paris 2024 là chuyến hành trình caravan xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh đến “kinh đô ánh sáng” Paris trong thời gian hơn 60 ngày, qua 20 quốc gia từ Việt Nam đến Trung Á, vượt qua “Con đường tơ lụa” cổ xưa đến châu Âu; với quãng đường 22.000 km.

>>> Còn Tiếp

Chia sẻ bài đăng này

It's a Rally not a Race!
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.