Trang chủ » 10 sai sót thường gặp trong khi bảo dưỡng xe tại nhà

Chia sẻ bài đăng này

Bảo Dưỡng & Kỹ Thuật Ô Tô

10 sai sót thường gặp trong khi bảo dưỡng xe tại nhà

Sau một khoảng thời gian sử dụng, những chiếc xe cần được bảo dưỡng định kỳ ở một số bộ phận cơ bản và kiểm tra chuyên sâu để đảm bảo nó sẽ tiếp tục vận hành một cách hoàn hảo và không gặp bất kỳ vấn đề nào. Việc bảo dưỡng một chiếc xe có thể được thực hiện tại nhà hoặc thông qua các đại lý, gara sửa chữa.

Bảo dưỡng tại nhà sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời cũng giúp người chủ hiểu được chiếc xe của mình hơn. Tuy nhiên, với những người mới, sẽ có những lỗi nhất định mắc phải trong lúc tự mình bảo dưỡng chiếc xe và từ đó, những rắc rối lớn hơn có thể xảy đến. Những lỗi cơ bản nhất sẽ bao gồm mười lỗi dưới đây.

10. Lấy xe đi mà không có đèn


10 sai sót thường gặp trong khi bảo dưỡng xe tại nhà

Thay thế bóng đèn và cụm đèn pha là một trong số những việc làm đơn giản nhất khi chúng nằm ở vị trí trống trải. Tuy nhiên, bạn bất chợt có việc bận và lấy chiếc xe ra ngoài trong lúc đang thay thế bộ đèn sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn. Những xe xung quanh sẽ không biết bạn sẽ di chuyển, giảm tốc độ ra sao, gây nên những vụ tai nạn giao thông không đáng có.

9. Cố kích bình nhưng không hiểu nguyên lý


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-4.jpg

Sở hữu một bộ cáp kích bình không thể nói lên được bạn đã thuần thục việc này, nhiều người sẽ gặp rắc rối lớn khi cố đấu nối hai bình ắc-quy với nhau và không theo đúng cực của chúng. Đầu tiên sẽ là một vụ nổ, tiếp theo là các thiết bị điện, điện tử trên xe bị phá hủy trong chớp mắt, rõ rang là cực kỳ tốn kém.

Để bắt đầu, bạn cần chắc chắn là hai xe được tắt hoàn toàn. Tiếp sau đó, dây cao thế để kích bình cần được cắm vào đúng cọc, dương bình cho và dương bình nhận, âm bình cho cắm với thân xe nhận. Cắm cọc dương bình nhận đầu tiên, sau đó nối qua bình cho, tiếp đến là cắm cọc âm bình cho và cuối cùng là nối âm bình cho với khung sườn xe nhận, tháo ra theo thứ tự ngược lại. Đảm bảo các cọc bình chỉ được nối với dây, không chạm bất kỳ bộ phận nào khác. Sau đó, khởi động lần lượt xe cho và xe nhận.

8. Không cẩn thận khi sửa điện


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-5.jpg

Ở những chiếc xe hiện đại, hệ thống điện trên xe cực kỳ rắc rối và tối tân khiến cho việc sửa chữa trở nên khó khăn nếu không có bản hướng dẫn của hãng. Tất cả các chi tiết điện, điện tử trên xe đều được nhà sản xuất tính toán điện thế, công suất phù hợp và chỉ cần có sai sót, chúng có thể dễ dàng hư hỏng. Việc đấu thêm các hệ thống khác đòi hỏi kinh nghiệm và tính toán kỹ để đảm bảo hệ thống điện trên xe có thể vận hành theo công suất đề ra.

Ngoài ra, vấn đề an toàn cũng là một trong những điều cần phải đặc biệt lưu tâm. Xe hơi thông thường sử dụng nguồn điện 12V trong khi những mẫu xe lai điện, xe điện sử dụng nguồn điện lên đến hàng trăm V. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm khi thao tác với xe, hoặc có thể dễ dàng “nướng chín” các thiết bị điện trên xe trong nháy mắt.

7. Cho rằng lốp xe còn có thể đi được


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-6.jpg

Khi kiểm tra lốp, bạn thấy nó vẫn còn đó một “chút xíu” gai và nghĩ nó có thể đi được thêm một khoảng thời gian nữa nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Thà là bạn thay lốp xe trước khi đến hạn phải thay để đảm bảo an toàn hoặc sẽ gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Lốp mòn quá mức có thể dẫn đến việc trơn trượt và xe không vận hành như ý muốn. Không những thế, nó còn có thể gây ra các dao động rung ngoài ý muốn, từ đó làm hại những bộ phận khác trên xe.

6. Làm đổ dầu thắng, mỡ bò lên bề mặt phanh


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-7.jpg

Sửa chữa, bảo trì phanh là một trong những công việc khó nhất và có trách nhiệm nhất. Chính vì thế, bạn phải rất, rất cẩn thận khi thực hiện việc này tại nhà. Một lỗi cơ bản mà bạn sẽ mắc phải là lỡ tay làm đổ dầu phanh, hoặc lỡ tay làm dính mỡ bôi trơn lên bề mặt phanh mà quên mất là mình đã làm việc đó. Điều này sẽ làm mất ma sát bề mặt phanh, rất dễ dẫn đến việc mất phanh khi hai bề mặt không còn độ bám như trước. Vì thế, nếu có sửa chữa đâu đó quanh khu vực này, bạn tốt hơn hết nên che phanh lại.

5. Không siết ốc đủ lực


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-1-1-819x1024.jpg

Cờ lê có chức năng đo lực siết

Đây là một vấn đề hết sức cơ bản. Việc siết ốc không đủ lực có thể dẫn đến những hệ quả như cong, vênh chi tiết, ở bánh xe, nó thậm chí có thể rơi ra khi đang chạy. Vì thế, sau khi sửa chữa và ráp lại, bạn nên có mộ bộ cờ lê siết có chức năng đo lực (điện tử hoặc cơ khí) và bảng hướng dẫn sữa chữa của hãng để đảm bảo từng con ốc được siết đúng mức.

4. Quên thay dầu


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-8.jpg

Dầu và chất bôi trơn luôn là một thứ không thể thiếu trên xe vì chúng không phải chỉ là công cụ bôi trơn mà còn một phần giúp tản nhiệt cũng như tạo áp suất để vận hành một số các hệ thống. Đôi lúc, khi thay dầu, chúng ta thường mở ra dầu và lấy hết chúng ra ngoài và quên châm lại dầu mới vào. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nếu không có dầu, động cơ sẽ dễ dàng bị lột dên và nhiều chi tiết khác như phanh, côn, hay ABS có thể không hoạt động.

3. Không siết lọc dầu đủ chặt


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-9.jpg

Giống với dầu, nhớt cần được châm đủ, các bộ phận khác trên đường ống dầu cũng cần được gắn chặt, điển hình là lọc dầu. Lọc dầu sẽ giúp dầu động cơ trở nên sạch sẽ hơn trước khi được nạp vào bên trong để làm nhiệm vụ của chúng. Nếu không gắn chặt bộ lọc, dầu có thể từ đó rò rỉ hoặc bắn tứ tung bên trong khoang lái, từ đó dẫn đến việc mất áp suất dầu, động cơ lột dên hoặc nặng hơn nữa là cháy nổ. Để có thể gắn chặt bộ phận này, bạn sẽ cần phải siết chặt bằng tay, sau đó, sử dụng cờ lê hoặc dây cảo để tiếp tục siết thêm nửa vòng hoặc gần một vòng nữa để đảm bảo sự chắc chắn cho chi tiết này.

2. Bỏ qua các đèn cảnh báo


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-10.jpg

Đèn cảnh báo là một trong những thứ gây khó chịu bậc nhất trên xe vì chúng báo cho bạn biết “xế cưng” của mình đang bị bệnh. Đặc biệt là đèn động cơ, hay còn gọi là “cá vàng”, là một trong những đèn quan trọng nhất. Những lỗi mà đèn này báo có thể đơn giản như áp suất lốp, hết nước rửa kính,… hay phức tạp hơn là bên trong động cơ, các hệ thống điện,… Nếu như thấy chúng xuất hiện, bạn tốt nhất nên kiểm tra xem lỗi gì và có biện pháp sửa chữa kịp thời, phòng trường hợp “bệnh” lây lan sang các hệ thống khác của xe.

1. Bỏ qua các đợt triệu hồi


10-sai-sot-co-ban-khi-bao-duong-xe-1.jpg

Không phải đợt triệu hồi nào cũng quan trọng tuy nhiên, đa phần chúng được thực hiện nhằm cải thiện chiếc xe khi hãng sản xuất tìm thấy lỗi hoặc thực hiện chúng theo yêu cầu của số đông khách hàng. Chính vì thế, các đợt triệu hồi xe không có gì cần phải chối bỏ khi chúng tìm tới bạn và xe của mình. Khi thực hiện triệu hồi, bạn cũng sẽ được các đại lý kiểm tra xe, từ đó giúp phát hiện những lỗi kịp thời hơn. Và nếu trước đây, bạn đã sửa lỗi nằm trong đợt triệu hồi đó, hãy nhớ giữ lại các giấy tờ có liên quan để được hoàn phí bằng những dịch vụ liên quan.

Nguồn tổng hợp

Chia sẻ bài đăng này

Đăng bình luận